Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?
Đi kèm niềm vui chào đời của con là bao nỗi lo lắng làm sao chăm sóc để chăm sóc trẻ được khỏe và an toàn. Trong đó, việc da của trẻ thường bong tróc và khô trong vài tuần đầu sau khi sinh cũng là một trong những nỗi lo ấy. Vậy tại sao da trẻ sơ sinh lại bong tróc, khô và làm thế nào để làm giảm hiện tượng này.
>> Kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da cơ địa dùng thế nào hiệu quả?
>> Các loại thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ mẹ nên biết
Hiện tượng da bong tróc, khô ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Theo chuyên trang sức khỏe HealthLine (Mỹ), trẻ sơ sinh có rất nhiều thay đổi trong vài tuần đầu đời kể cả da. Vì thế việc trẻ bị bong da hoặc lột da trong thời kỳ này là điều hoàn toàn bình thường.
Hiện tượng lột da có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, chẳng hạn như bàn tay, lòng bàn chân và mắt cá chân.
Nguyên nhân do khi ở trong bào thai, trẻ sống trong môi trường các chất lỏng khác nhau bao gồm dịch màng nước ối, máu và vernix. Trong đó, vernix là một lớp chất sáp màu trắng bọc lấy thai nhi từ tuần thứ 18. Chất này có tác dụng chống nóng lạnh, ngăn chặn vi trùng giúp bé an toàn từ trọng bụng mẹ cho đến khi ra ngoài không khí.
Sau khi được sinh ra trẻ ẽ đươc lau các chất lỏng và một phần các vernix này cũng biến mất. Tuy nhiên, quá trình bong vernix thường diễn ra trong 1-3 tuần. Thời gian bong tróc này còn phụ thuộc vào thời gian mang thai và sinh con đúng ngày hoặc quá ngày.
Trẻ sinh non thường bị bong tróc ít hơn những trẻ sinh đúng hoặc sau 40 tuần.Cả hai trường hợp khô da và lột da là hoàn toàn bình thường, sẹo da sẽ tự biến mất mà không cần chế độ chăm sóc đặc biệt nào.
Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên nhân khác gây lột da và khô da ở trẻ sơ sinh như sau:
1. Viêm da cơ địa dị ứng (Eczema)
Nguyên nhân gây tình trạng khô da, lột da do mắc eczema vẫn chưa rõ ràng. Nó gồm nhiều yếu tố khác nhau có thể gây bùng phát như tiếp xúc với chất kích thích như dầu gội đầu và chất tẩy rửa. Hoặc các sản phẩm sữa công thức khác nhau.
Với trường hợp này, bạn nên giữ ẩm cho trẻ bằng cách loại kem dưỡng ẩm đặc biệt dành cho bệnh chàm như Aveeno hoặc Cetaphil.
Xem thêm Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
2. Bệnh vẩy cá (Ichthyosis)
Ngoài ra, khô da và lột da có thể là hiện tượng của bệnh vẩy cá. Đây là một bệnh có tính di truyền gây ngứa và tróc da. Với trường hợp này bạn cần xem lại trong gia đình có ai từng mắc bệnh chưa và nếu có hãy đưa trẻ đi khám. Hiện nay bệnh chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm nhưng thường xuyên sử dụng kem dưỡng cũng có thể làm giảm triệu chứng khô và ngứa ở trẻ.
Làm thế nào để da trẻ láng mịn, không bị khô, bong tróc?
Mặc dù hiện tượng bong tróc là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, một số vùng da xảy ra hiện tượng quá khô hoặc nứt da vẫn cần có những cách khắc phục. Dưới đây là một số lời khuyên để bảo vệ da, giảm khô da cho trẻ:
1. Giảm thời gian tắm
Việc tắm trong thời gian dài khiến lớp dầu tự nhiên bảo vệ da của trẻ bị mất dẫn đến việc da bị khô. Vì thế, nếu bạn đang tắm cho trẻ từ 20-30 phút thì hãy giảm xuống còn 5-10 phút.
Ngoài ra, bạn cần dùng nước ấm thay cho việc nước nóng và thay vì dùng sữa tắm, chất tẩy rửa tạo bọt hãy dùng sữa thắm, xà phòng không có mùi, không chứa kiềm.
2. Dưỡng ẩm
Dùng một loại dưỡng ẩm không gây dị ứng, kích ứng cho trẻ 2 lần/ngày, đặc biệt là bôi kem sau khi tắm giúp ngăn ngừa khô da và giữ da trẻ luôn mềm mại.
Nhẹ nhàng massage cho trẻ bằng chất giữ ấm còn giúp da trẻ lành sẹo và da thừa có thể được loại bỏ tự nhiên.
3. Giữ trẻ sơ sinh tránh khỏi Hydrated hóa (hiện tượng tách nước)
Không nên cho trẻ uống nước cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi, trừ khi bác sĩ chỉ định. Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ tránh khỏi được tình trạng hydrat hóa, đồng thời cũng làm giảm được tình trạng khô da.
4. Bảo vệ da tránh khỏi không khí lạnh
Đảm bảo cho da trẻ không bị lạnh hoặc gió khi ở ngoài trời bằng cách mang găng tay, chân. Che chắn trẻ bằng lớp ngăn bụi, gió khi phải ra ngoài, nơi công cộng.
5. Tránh các hóa chất
Vì làn da của trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm vì thế cá hóa chất độc hại có thể gây kích ứng da. Vì thế không nên dùng nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, cũng không nên giặt quần áo trẻ sơ sinh bằng cách chất tẩy rửa thông thường, hãy dùng các chất tẩy rửa dành riêng cho da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
6. Dùng máy làm ẩm
Nếu không khí trong nhà quá khô, hoặc dùng điều hòa bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm, việc này giúp làm giảm các triệu chứng eczema và da khô.
Xem thêm video Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách ở BV Phụ sản Hà Nội:
Như đã nói ở trên, bong da ở trẻ sơ sinh hoàn toàn bình thường, việc cần làm trong khoảng thời gian này là theo dõi quá trình này, giữ da trẻ được sạch sẽ, ẩm. Nếu các biểu hiện khô, bong tróc không được cải thiện trong vài tuần hoặc trở nên nghiêm trọng hãy cho trẻ đi khám bác sĩ.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!