3 ngày giảm hẳn khô ráp, bong tróc trên da của bệnh vảy nến với công thức từ loại quả “cưới hỏi”

Không có quả cau, miếng trầu thì đám cưới không trọn vẹn không thắm đượm và với rất nhiều người bị bệnh vảy nến hiện nay, không có quả cau thì không còn tự tin, không ngủ yên. Trong thời gian gần đây trên các diễn đàn bệnh vảy nến rất nhiều người đang “truyền tai” nhau về bài thuốc chữa vảy nến bằng quả cau mang lại hiệu quả tốt. Camnangbenhdalieu đã tìm hiểu về bài thuốc này và xin được chia sẻ cùng bạn đọc.

>> 3 Cách dân gian trị vảy nến không những an toàn mà còn mang lại hiệu quả cao

>> Muồng trâu: Cây thuốc “quyền lực” điều trị nhiều bệnh hiệu quả, bao gồm cả vảy nến

Vảy nến là căn bệnh da liễu thường khi bị tăng sinh tế bào da và viêm, tế bào da mới mọc ra nhanh gấp 10 lần tế bào da cũ cần thay thế, khiến các tầng tế bào da bị dồn ứ, dày lên và khiến da bị xù xì, thô ráp. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chữa vảy nến luôn là “mơ ước” của những người chẳng may mắc phải bệnh lý da liễu này. Y học hiện đại ngày nay chưa có loại thuốc đặc trị dành cho bệnh vảy nến mà chỉ có thuốc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh. Các bài thuốc chữa dân gian điều trị vảy nến được nhiều người lựa chọn.

 Bài thuốc chữa vảy nến bằng quả cau đang được nhiều người lựa chọn

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Bài thuốc chữa vảy nến bằng quả cau đang được nhiều người lựa chọn

Trong thời gian gần đây, nhiều người bệnh chia sẻ về bài thuốc chữa vảy nến bằng quả cau tươi có thể mang lại hiệu quả điều trị, giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Vậy cách chữa này có thực sự hiệu quả và an toàn, những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp về vấn đề này.

Thành phần và tác dụng của quả cau

Quả cau là quả của cây cau – một loại cây được trồng nhiều ở khu vực có khí hậu ấm áp của Châu Á, thân trụ, thẳng đứng, cao 10 – 12 m, có nhiều vòng sẹo đều đặn của vết lá rụng. Tại Việt Nam, quả cau từ xa xưa đã đi vào trong văn hóa người Việt và trở thành một phần không thể thiếu của sinh hoạt, đặc biệt trong các sự kiện hiếu, hỉ và được dùng trong điều trị một số bệnh về tiêu hóa.

Quả cau khi còn non có màu xanh ánh vàng, kích thước gần bằng quả trắng gà, bên trong có hạt cỡ bằng quả sồi, hạt cau có hình nón bên ngoài màu ánh nâu, bên trong màu lốm đốm. Quả cau có vị thươm nồng và hăng thường được ăn kèm với lá trầu. Cau bổ thành miếng (4 hoặc 6 miếng/quả) bọc trong lá trầu không têm vôi ăn thành miếng trầu, là món được nhiều người già yêu thích.

Trong thành phần của quả cau có chứa arecolin một chất có tác dụng ức chế thần kinh và giảm tăng sinh tế bào

Trong thành phần của quả cau có chứa arecolin một chất có tác dụng ức chế thần kinh và giảm tăng sinh tế bào

Thành phần của quả cau: Trong quá cau có chứa một lượng lớn tannin, axit galic, tinh dầu, tinh dầu dễ bay hơi, lignin và một số chất muối. Ngoài ra trong quả cau có có một một số chất thuộc nhóm ancaloit như: Arecolin, Arecain, Guraxin,…

Đặc biệt trong đó phải kể đến là thành phần arecolin có tác dụng gần giống với petitierin, pilocacpin, muscarin. Thành phần này gây chảy nước bọt nhiều, tăng bài tiết dịch vị, dịch tràng và có tác dụng làm co nhỏ đồng tử,…. Do đó, khi giã quả cau và xoa nước lên da sẽ có tác dục kìm hãm sự tăng sinh của tế bào da, hạn chế sự phát triển của bệnh vảy nến.

Cách chữa vảy nến bằng quả cau

Tác dụng chữa vảy nến bằng quả cau đến từ thành phần tinh dầu và arecolin có trong quả cau. Thành phần này khi được bôi lên da có tác dụng là khiến các tế bào tăng sinh của da bị “tê liệt”, “ngừng hoạt động” và giảm tăng sinh tế bào, các lớp vảy nến mới, giúp da mềm mại không bị sần sùi.

Nguyên liệu cần thiết cho cách chữa vảy nến bằng cau là quả cau tươi. Người bệnh nên chọn loại cau tươi, còn nguyên cuống để có thể cho hiệu quả dược lý tốt nhất, không nên sử dụng cau khô. Vì các hoạt tính dược lý trong quả cau khô không còn nhiều, hiệu quả mang lại không tốt và sử dụng khó khăn.

Cho cau vào cối để giã, lấy nước bôi lên vùng da bị vảy nến

Cho cau vào cối để giã, lấy nước bôi lên vùng da bị vảy nến (Ảnh hội vảy nến)

Cách dùng:

  • Dùng 2 – 4 quả cau tươi, rửa sạch, cho vào cối hoặc máy xay, xay nát.
  • Rửa sạch vùng da bị vảy nến, bôi nước cau lên xoa đều để nước cau thẩm thấu vào da. Phần bã cau đắp trực tiếp lên da.
  • Giữ nước và bã cau trên da khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn ngày 1 lần vào mỗi buổi tối khi tắm. Dùng liên tục trong khoảng 4 – 5 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ giảm nhanh chóng.

Ngoài ra, người bệnh bị vảy nến trên diện tích da lớn, có thể dùng nước quả cau để tắm vào xoa lên toàn thân. Nếu bị nặng, người bệnh dùng 3 – 4 quả cau giã nát và xoa nước cau lên da, lấy bã cau để tắm và kì cọ lên các vết vảy nến.

Khi xoa nước và bã cau lên da người bệnh chú ý nên xoa nhẹ nhàng để nước cau thẩm thấu vào tế bào da và mang lại hiệu quả tốt nhất. Không kì cọ quá mạnh có thể khiến da bị tổn thương và thâm da do tác dụng với tinh dầu trong nước cau.

Lưu ý khi chữa vảy nến bằng cau tươi

Chữa vảy nến bằng cau tươi là bài thuốc dân gian có thể cho hiệu quả giảm các triệu chứng vảy nên trên da rất tốt. Tuy nhiên, hiệu quả và tác dụng của bài thuốc này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có người hợp thuốc sẽ cho hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 2 – 3 ngày sử dụng, nhưng cũng có không ít người phải bôi 5 – 7 ngày mới thấy tiến triển.

Trường hợp người bệnh dùng nước quả cau mà thấy da nổi mẩn và ngứa ngáy nhiều, cần dừng sử dụng. Đó có thể là dấu hiệu thông báo cơ địa không hợp, bị phản ứng với các thành phần có trong cau. Nếu tiếp tục sử dụng có thể sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Không nên quá lạm dụng cách chữa này sẽ dễ dẫn đến nhờn thuốc

Không nên quá lạm dụng cách chữa này sẽ dễ dẫn đến nhờn thuốc (Ảnh hội vảy nến)

Người bệnh cần lưu ý, do trong thành phần của nước cau có chứa arecolin có tác dụng ức chế thần kinh, co nhỏ đồng tử, kìm hãm tăng sinh, nên người bệnh không để nước cau trên da quá lâu, tuyệt đối không bôi vào các vùng da ở gần mắt, sẽ gây ảnh hưởng không tốt. Một ngày chỉ nên bôi nước cau tươi 1 lần và giữ trên da không quá 10 phút.

Cũng không nên sử dụng cau để chữa vảy nến trong thời gian dài, liên tục nhiều ngày sẽ có thể làm thần kinh ở tế bào da bị “tê liệt” “lười” hoạt động trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt và có thể dẫn đến nhờn thuốc, khó điều trị sau này.

Trên đây là những thông tin về cách chữa vảy nến bằng quả cau tươi và những lưu ý khi sử dụng, mong rằng sẽ giúp người bệnh có thêm hiểu biết, cách điều trị phù hợp nhất.

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo