Cách trị ngứa da đơn giản mà hiệu quả nhanh có thể làm tại nhà
Xin chia sẻ một số cách trị ngứa da vô cùng đơn giản mà hiệu quả nhanh chóng, có thể làm ngay tại nhà cho nhiều bệnh nhân đang bị hiện tượng này làm phiền hàng ngày. Ngứa da là triệu chứng phổ biến và đa phần là lành tính tuy nhiên nếu điều trị sai cách cũng gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vậy khi bị ngứa da cần xử lý ra sao?
Bạn nên đọc:
>>> Cắt nhanh cơn ngứa da với 5 loại nguyên liệu từ thiên nhiên này!
>>> Trị ngứa da đầu bằng dầu dừa không chỉ hết bệnh mà còn mượt tóc
Bản chất của ngứa da là phản ứng tự vệ của cơ thể được tiết ra trong những chất dưỡng bào dưới da gọi là histamin. Khi một dị nguyên lạ tiếp xúc với cơ thể ngay lập tức dưỡng bào dưới da sẽ tiết ra chất histamin, chất này kết hợp với mút tận cùng của một dây thần kinh sẽ tạo nên cảm giác ngứa.
Nguyên nhân gây ngứa da rất nhiều nhưng có thể kể đến gồm có: da khô, bệnh da liễu, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như gan, máu.
3 Cách trị ngứa ngoài da tại chỗ nhanh
Khi thấy ngứa da kèm các sang thương khác như lở loét, viêm nhiễm hoặc kèm các triệu chứng khác cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám bệnh.
Việc xử lý triệu chứng ngứa da chỉ là biện pháp điều trị tạm thời nhằm mục đích giảm cơn ngứa. Trong đó có một số cách trị ngứa tại chỗ bạn có thể áp dụng như sau:
Chườm lạnh – Một cách trị ngứa da đơn giản
Theo chuyên trang sức khỏe HealthLine, cảm giác lạnh và cảm giác ngứa có cùng một dây thần kinh dẫn truyền, do vậy, nếu không có tổn thương nào khác có thể dùng biện pháp chườm lạnh, hoặc tắm nước lạnh để giảm ngứa.
Cách thực hiện: Đặt túi nước đá lạnh trong băng gạc sau đó chườm lên vùng da bị ngứa từ 5 phút đến 10 phút. Có thể chèn liên tục có đến khi hết ngứa.
Đây là một mẹo trị ngứa da tiện lợi, bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà mà hiệu quả đạt được rất tốt.
Dùng giấm táo trị ngứa da
Theo Cổng thông tin Y khoa Univadis (Hoa Kỳ), giấm táo chứa axit citric có thể ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời phòng ngừa nhiễm trùng da và ngứa da.
Cách thực hiện: Cho 1ml giấm táo hòa với 10ml nước, sau đó dùng bông thấm dung dịch này vỗ nhẹ lên khu vực bị ngứa. Nếu ngứa toàn thân có thể hòa 1 cốc giấm táo đổ vào nước rồi tắm.
Dùng giấm cũng là một cách trị da mặt khô và ngứa. Trong thời điểm giao mùa Thu – Đông, thời tiết hanh khô, bạn có thể sử dụng giấm táo để thoa lên vùng da mặt bị ngứa.
Ngoài ra, còn một cách trị ngứa da mặt nữa là dùng lô hội (nha đam), dầu dừa để thoa lên vùng da bị ngứa.
Dùng thuốc trị ngứa
Trong trường hợp đã dùng hai phương pháp trên không đáp ứng, bệnh nhân có thể dùng thuốc dị ngứa da do bác sĩ, dược sĩ chỉ định theo từng thể bệnh khác nhau. Theo Dược sĩ Hà Thủy Phước, thuốc trị ngứa da được sử dụng trong trường hợp ngứa dữ dội, trong đó có hai loại chính là thuốc bôi ngoài và thuốc uống toàn thân.
Một số thuốc được chỉ định dùng điều trị ngứa da gồm:
– Dạng bôi ngoài
- Thuốc Calamine : Dùng điều trị ngứa nhẹ cho một số bệnh như chàm, thủy đậu, cháy nắng…
- Thuốc Crotamiton: Là loại thuốc dạng cream có tác dụng chống ngứa nhanh, duy trì hiệu quả trong 6 giờ. Có thể diệt được cái ghẻ. Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Thuốc Corticoid dùng ngoài:Clobetasol propionat 0,05%; Betamethasol với salicylic acid; Betamethasol với clotrimazol, gentamici.
Lưu ý: Chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ, bôi lớp mỏng trong vài ngày. Tuyệt đối không bôi lớp dày, kéo dài vì có thể gây những tác dụng phụ như nóng da, khô da, kích ứng…
– Thuốc uống toàn thân – Cách trị ngứa da toàn thân
- Thuốc kháng histamin: Nên dùng kháng histamin H1 thế hệ mới như loratadin, cetririzin, fexoterfenadin, ebastin…giúp điều trị ngứa toàn thân, ngứa có yếu tố dị ứng như chàm, chàm thể tạng dị ứng, dị ứng da.
- Thuốc corticoid: Chỉ dùng duy nhất một lần vào buổi sáng dùng điề trị ngứa toàn thân. Một số loại thuốc được sử dụng gồm: Prednisolon; Mehylprednisolon;Betamethason
Để áp dụng cách trị ngứa toàn thân, cách trị dị ứng da toàn thân bằng thuốc, người bệnh nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa và bác sĩ lành nghề.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo thêm một số thuốc Đông y và thuốc nam để điều trị ngứa . Đây là hai cách chữa dị ứng được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Tham khảo cách trị 5 bệnh ngứa da phổ biến
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thường (Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ cách trị ngứa da một số bệnh thường gặp như sau:
Ngứa do côn trùng đốt
– Triệu chứng: Sẩn phù, kích thước khoảng vài milimét, xung quanh có quầng đỏ viêm, ngứa nhiều. Vị trí chủ yếu là những vùng da hở.
– Cách điều trị:
- Bôi mỡ corticoid: Tùy từng vị trí tổn thương và lứa tuổi của bệnh nhân để lựa chọn loại thuốc corticoid phù hợp. Với trẻ em dưới 15 tuổi, hoặc vị trí da nhạy cảm như mặt, nếp gấp nên dùng corticoid loại nhẹ hoặc trung bình như hydrocortioson, triamcinolone acetate, desonide.
Với người lớn, vùng da dày có thể dùng corticoid loại trung bình hoặc mạnh như dexamethasone, betametasone.
- Dùng thuốc histamin H1 chống ngứa toàn thân: Với trẻ em, phụ nữ mang thai nên dùng chlorpheniramin. Người lớn có thể dùng loratadin, desloratadin, hay certirizin.
Viêm da tiếp xúc do côn trùng đốt
– Triệu chứng: Nếu bị kiến khoang thì có biểu hiện trợt loét, quầng đỏ viêm, ở giữa hoại tử, bề mặt có ít mủ trắng. Ngứa gãi sẽ lây sang vị trí da lành.
– Sơ cứu: Dùng gạc ẩm thầm vào vị trí da bệnh, lặp lại nhiều lần để hút bớt các chất gây dị ứng. Không dùng gạc quyệt từ vùng da bệnh sang vùng da xung quanh.
– Cách điều trị:
- Dùng thuốc bôi corticoid kết hợp với kháng sinh như ydrocortison phối hợp với fucidic acid; Betamethasone phối hợp với fucidic acid hoặc betamethasone phối hợp với tetracycline.
- Dùng thuốc chống ngứa kháng histamin H1: Trẻ em, phụ nữ mang thai dùng chlorpheniramin. Người lớn và trẻ lớn hơn 15 tuổi dùng loratadin, desloratadin hoặc certirizin.
Xem video PGS Huỳnh Văn Bá (Phó Chủ tịch Hội da liễu Việt Nam) chia sẻ về viêm da tiếp xúc:
Rôm sảy
– Triệu chứng: Tuyến mồ hôi tăng, ứ đọng, xuất hiện mụn nước liti bằng đầu ghim nổi trên dùng da đỏ, ngứa nhiều.
– Cách điều trị:
- Trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi ở môi trường mát, tắm rửa sạch sẽ.
- Trường hợp nặng có thể dùng corticoid loại nhẹ hoặc trung bình trong thời gian ngắn hoặc kết hợp uống thuốc chống ngứa kháng histamin H1 như trường hợp bị côn trùng cắn.
Viêm da dầu
– Triệu chứng: Nổi dát đỏ, ngứa nhiều ở hai cung mày, rãnh mũi má, da đầu có vảy gầu.
– Cách điều trị: Khó điều trị dứt điểm tuy nhiên, có thể dùng thuốc bôi và dầu gội có chứa các chất chống nấm như ketoconazole, selenium sulfide. Đây là cách trị ngứa da đầu hiệu quả đã được nhiều người bệnh chia sẻ.
Bệnh mề đay
Dị ứng thường gây nổi mề đay, mẩn ngứa. Vậy bị dị ứng phải làm sao?
– Biểu hiện: Sẩn ngứa mày đay, có thể đi kèm các triệu chứng khác như khó thở, đau bụng quặn, thậm chí là sốc phản vệ.
– Với trường hợp nhẹ: Uống kháng histamin H1 như: Loratadin (Clarytin); Cetirizin (Zyrtec); Acrivastin (Semplex)
– Với trường hợp nặng: Dùng Corticoid (uống hay tiêm), Epinephrin (adrenalin) kết hợp kháng histamin liều cao.
Một số lưu ý trong cách trị ngứa da
Không nên gãi vì gã khi ngứa chỉ làm giảm ngứa nhất thời chứ không giải quyết được nguyên nhân gốc, thậm chí sẽ khiến bệnh nặng hơn vì gây ra vòng luẩn quẩn “ngứa-gãi-ngứa”.
Da mặt bị ngứa phải làm sao? Dù ngứa xuất hiện ở da mặt hay bất cứ vùng da nào trên cơ thể, bạn nên cắt ngắn móng tay, đi găng tay, tất tay khi ngủ để hạn chế việc da tổn thương do gãi không kiểm soát được.
Trong trường hợp ngứa nhiều, ngứa da tái phát nhiều lần không rõ nguyên nhân hoặc đã dùng các cách trị ngứa da trên mà triệu chứng ngứa da không cải thiện cần đến bệnh viện để khám vì có thể đây là biểu hiện của các bệnh lý như gan, thận, máu…
Đừng bỏ qua: Các loại thuốc trị ngứa da được kiểm chứng có kết quả tốt nhất hiện nay
Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)
XEM THÊM
bác sĩ cho e hỏi cách điều trị ngứa gãi ngày này sang ngày khác mà không hết mong bác sĩ cho biết e bị như thế nào ạ