Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở tay và những điều cần lưu ý!

Hiện nay có cách điều trị bệnh tổ đỉa ở tay nào an toàn, hiệu quả, giúp người bệnh sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường và khi điều trị thì cần lưu ý gì? Những điều này sẽ được Camnangbenhdalieu bật mí trong bài viết dưới đây

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh tổ đỉa ở tay

  • Nguyên nhân bệnh tổ đỉa ở tay

Các bác sĩ da liễu thường gọi bệnh tổ đỉa là bệnh chàm eczema, còn có tên khoa học là Pompholyx. Bệnh khởi phát đột ngột, không rõ nguyên nhân nhưng có thể liệt kê ra một số yếu tố như sau:

  • Do di truyền: theo nghiên cứu, có tới 50% bệnh nhân bị tổ đỉa có yếu tố di truyền từ người thân hoặc từ cá nhân có tiền sử bị bệnh. Như vậy, bệnh có căn nguyên là cơ địa dị ứng, đồng thời có các dị nguyên khác.
  • Do dị ứng hóa chất như: xà phòng, thuốc tẩy, nước xả vải, nước hoa…; hóa chất trong sinh hoạt như: xi măng, xăng dầu…hay dị ứng các loại thực phẩm như hải sản, bia rượu…Một số người bị tổ đỉa ở chân là do dị ứng với nhựa làm dép.
  • Tinh thần căng thẳng, stress cũng có thể dẫn đến bệnh tổ đỉa
  • Do nhiễm khuẩn trong quá trình tiếp xúc với các chất thải như bùn đất, phân…
  • Do thay đổi thời tiết theo mùa, do nóng ẩm và sự ảnh hưởng của ánh sáng.
  • Biểu hiện bệnh tổ đỉa ở tay

Khi bị bệnh, ban đầu bàn tay sẽ cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu ở những vị trí bị tổ đỉa. Giai đoạn tiếp theo, những mụn nước xuất hiện ở khu vực lòng bàn tay, trong các kẽ ngón tay và trên cả mu bàn tay.

Mụn nước ăn sâu vào thương bì da, gồ lên như những hạt li ti, xếp thành cụm, hình tròn hoặc thành chùm. Bên trong mụn có nước và thường không tự vỡ, chỉ khô lại rồi bong chóc.

Nếu bị bội nhiễm khuẩn, các nốt mụn sẽ chuyển sang hơi ngả vàng, và có cảm giác đau rát. Bàn tay trở nên nặng nề, khó cử động, da căng đỏ, gây trở ngại trong sinh hoạt và công việc.

Tưởng chừng như tuyệt vọng vì những mảng mụn nước nổi dày kín bàn tay, anh Nguyễn Duy Linh (Hồ Chí Minh) đã thoát "nỗi ám ảnh" bệnh tổ đỉa nhờ bài thuốc này.

Các cách điều trị tổ đỉa ở tay người bệnh cần biết

Bị bệnh tổ đỉa ở tay gây ra rất nhiều phiền toái, cần nhanh chóng điều trị. Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ đưa ra nhiều cách điều trị tổ đỉa ở tay khác nhau như: dùng đến thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Nếu rối loạn do hấp thụ, cần bổ sung vitamin thích hợp: vitamin PP, vitamin C hay vitamin B6.

Cách điều trị tổ đỉa ở tay tại chỗ

Để điều trị tổ đỉa ở tay tại chỗ, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Ngâm tay với thuốc tím pha loãng (kali permaganat) 1/10.000 hoặc dung dịch nước muối sinh lý trước khi bôi thuốc.
  • Chấm thuốc BSI 1%- 3% vào những mụn nước trên tay.
  • Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn thành bóng nước to thì chích cho vỡ ra rồi bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Millian, Eosine,…lên vùng da tổn thương.
  • Bôi các loại kem và mỡ như Sicorten, Lorinden, Halog, Diproson, Flucina…
  • Có thể chiếu tia tử ngoại Ultra Violet tại chỗ

Cách điều trị tổ đỉa ở tay bằng phương pháp toàn thân

  • Dung dịch Jarish bôi lên vùng thương tổn cho đến khi các mụn xẹp hết nước
  • Dung dịch Castellani hoặc xanh metylen bôi lên vùng da tổn thương khi có bội nhiễm.
  • Đề phòng thương tổn lan rộng ra toàn thân, có thể uống thuốc kháng sinh có chứa histamine (loratadin, citizirin, telfast…) và kháng sinh phòng bội nhiễm.
  • Nếu có bội nhiễm, có thể dùng thuốc kháng sinh thành phần Erythromycin 0.5 g ngày 3 đến 4 viên.

Nếu tình trạng nặng có thể dùng Corticoid liều thấp dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, ông cha ta từ xưa đã đúc rút những kinh nghiệm điều trị bệnh quý báu. Người bị tổ đỉa có thể dùng lá trầu không, lá đào, lá móng tay hay rượu tỏi…để điều trị bệnh. Các loại thảo dược này có tính kháng viêm rất mạnh,  tác dụng tiêu viêm, ngăn ngừa mụn nhọt.

Khi sử dụng các loại thảo dược, cần chú ý rửa sạch và ngâm qua nước muỗi loãng các loại lá trước khi nấu thành nước xoa lên vùng bị tổ đỉa. Nên chọn các nguồn cung cấp tin cậy bởi những loại lá nếu dính thuốc trừ sâu sẽ rất nguy hiểm, làm cho bệnh tổ đỉa biến chứng nặng hơn.

Lưu ý khi điều trị bệnh tổ đỉa ở tay

Nếu muốn bệnh mau thuyên giảm thì trong quá trình điều trị tổ đỉa ở tay, người bệnh caafn hết sức lưu ý những điều sau đây:

  • Không chà xát, gãi ngay cả khi ngứa ngáy ở những vùng bị tổ đỉa vì như vậy làm vỡ mụn nước, dễ nhiễm khuẩn, sưng tấy, nổi hạch, sốt.
  • Nên điều trị sớm và điều trị cho chấm dứt, không để bệnh kéo dài gây khó khăn trong việc điều trị, trở thành mãn tính.
  • Bệnh tổ đỉa ở tay đặc biệt cần chú ý khi điều trị vì bàn tay thường phải làm việc quá nhiều, không thể kiêng cữ gây tái phát hoặc làm cho việc điều trị khó khăn hơn.
  • Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Corticoid cần xin ý kiến của bác sĩ để tránh phản ứng phụ. Không tự ý mua thuốc không theo đơn.
  • Tránh tiếp xúc tay với những tác nhân có thể gây bệnh như hóa chất, xà phòng, dầu mỡ, xăng dầu, thuốc tẩy rửa…Nếu công việc bắt buộc thì phải đeo găng tay bảo vệ.
  • Cắt ngắn móng tay và giữ cho bàn tay luôn khô thoáng, không ẩm ướt.
  • Tránh bóc vảy, chọc vỡ mụn nước bằng tay hay những dụng cụ chưa qua sát khuẩn.
  • Người bị tổ đỉa nên kiêng các thực phẩm như ngô, lúa mì, sữa và các thực phẩm có chất bảo quản.

ĐỪNG BỎ LỠ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo