Các thể bệnh Eczema phổ biến nhất, người bệnh cần nắm rõ!

Các thể bệnh Eczema phổ biến nhất là những thể nào, nguyên do gây bệnh và cách điều trị, tất cả sẽ được Camnangbenhdalieu giải đáp trong bài viết dưới đây!

Bạn nên đọc:

> Hỏi đáp: Bệnh Eczema có nguy hiểm không?

> Hỏi đáp: Bệnh Eczema có chữa khỏi được không?

3 thể bệnh Eczema hay gặp nhất, người bệnh cần biết rõ!

  • Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng, hay viêm da cơ địa chính là một trong các thể bệnh Eczema phổ biến nhất hiện nay, thường gặp ở các nam lẫn nữ, nhưng nhiều nhất là ở trẻ nhỏ! Bệnh nằm trong nhóm “bộ ba anh em dị ứng” bao gồm hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng.

Viêm da dị ứng

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng hiện vẫn chưa được xác minh rõ ràng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được căn nguyên gây bệnh có liên quan mật thiết đến hai yếu tố là di truyền và môi trường, ngoài ra yếu tố tâm lý, những căng thẳng tích tụ lâu ngày cũng góp phần thúc đẩy bệnh.

Về triệu chứng, khi mắc viêm da dị ứng, các vùng da của người bệnh, nhất là vùng nếp gấp khuỷu tay, đầu gối,…  sẽ xảy ra tình trạng ngứa ngáy, khô và bong tróc,  ngoài ra dày và sẫm màu hơn so với những vùng da lành khác trên cơ thể! Bên cạnh đó, các nốt mụn nước và tổn thương có thể xuất hiện sau khi người bệnh gãi, chà xát lên vùng da bệnh.

Viêm da dị ứng không phải bệnh lý gì gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên người bệnh không vì thế mà chủ quan, lơ là trong việc điều trị, tránh để lau dẫn đến lở loét, bội nhiễm. Để điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cơ thể tham khảo một số loại thuốc sau đây:

+ Các corticoid bôi da (dermocorticoid): Bôi ngày 1 lần giúp chống viêm da

+ Thuốc Tacrolimus (protopic): Bôi 2 lần/ ngày, kháng khuẩn, chống viêm. Dùng trong trường hợp viêm da dị ứng nặng

+ Ciclosporin (neoral, sandimmun): Điều trị viêm da dị ứng nặng ở người lớn

+ Thuốc kháng Histamin

+ Thuốc chống nhiễm khuẩn

Lưu ý: Các loại trên có thể gây  một số tác dụng phụ như: làm teo, khô da,..  nên cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc về liều lượng và thời gian dùng.

  • Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc cũng là một thể bệnh Eczema nữa rất hay gặp. Nguyên nhân gây bệnh là do người bệnh tiếp xúc phải các chất gây kích ứng như mỹ phẩm hay hóa chất,… với biểu hiện các vùng da tiếp xúc với chất gây kích ứng bị đỏ ửng, khô và rộp lên, kèm theo hiện tượng các nốt rộp chảy nước, đóng vảy và sưng.

Viêm da tiếp xúc

Trong quá trình bị viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy, tuy nhiên nên cố không gãi vì gãi có thể gây trầy xước, nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, viêm da tiếp xúc không phải bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc nên người bệnh không cần lo lắng sẽ lây lan cho bạn bè và người thân trong gia đình.

Để điều trị Viêm da tiếp xúc, người bệnh có thể “nhờ cậy” đến một số loại thuốc sau:

+ Thuốc kháng viêm steroid dạng đắp hoặc uống

+ Thuốc kháng histamine: Chống dị ứng, giảm ngứa ngáy

+ Lotion Calamine

+ Các loại thuốc mỡ kháng sinh, chống nấm

Do thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, ngoài việc dùng thuốc, thì để bệnh thuyên giảm, người bệnh cần lưu ý hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, mỹ phẩm, không nên dùng bôt giặt nhiều hương liệu,…

  • Chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa là một thể bệnh Eczema đặc biệt! Nếu như bệnh Eczema có thể phát tán bất kỳ vùng nào trên cơ thể thì Chàm tổ đỉa chỉ xuất hiện ở các khu vực lòng, rìa bàn tay, bàn chân với dấu hiệu là các nốt mụn nước màu trắng, với kích cỡ từ 1-2mm, nổi cộm lên bề mặt da, tập trung thành từng đám, sờ khá chắc và khó vỡ. Các mụn nước thường chỉ xẹp đi và và chuyển thành màu vàng, sau khi bong để lộ nền da hồng, hình trong hoặc cung, có vảy bao xung quanh.

nấm tổ đỉa ở bàn tay

Nguyên nhân gây ra chàm tổ đỉa liên quan tới các yếu tố di truyền, dị ứng với các hóa chất trong sinh hoạt, nghề nghiệp, thời tiết thay đổi, ảnh hưởng của ánh sáng, dị ứng với các yếu tố trong không khí như lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn,… Chàm tổ đỉa khởi phát đột ngột, tiến triển dai dẳng, và rất dễ tái phát, thường là theo chu kỳ!

Để điều trị chàm tổ đỉa, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể tham khảo, sử dụng các loại thuốc dưới đây:

+ Dung dịch Jarish: Giúp làm khô vùng da bị tổ đỉa

+ Dung dịch xanh metylen: Giúp làm khô và cải thiện các vùng da bị nhiễm khuẩn

+ Các loại thuốc mỡ: Eumovate, Dermovate, Flucinar, Lorinden

+ Các loại thuốc làm ẩm da: Physiogel cleanser, Cetaphyl…

+ Các loại thuốc uống: Các loại thuốc kháng sinh như loratadin, citirizin, telfast… giúp kháng khuẩn hiệu quả.

Lưu ý: Hiệu quả của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh và cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, không được tự tiện mua thuốc về dùng!

Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho người bệnh những kiến thức bổ ích về các thể bệnh Eczema!

Xem thêm: Các cách điều trị Eczema phổ biến nhất hiện nay!

TIN NÊN XEM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo