Các loại thuốc mỡ trị Vảy nến người bệnh cần biết!
Các loại thuốc trị Vảy nến phổ biến nhất hiện nay là những loại nào, công dụng ra sao và có gây ra tá dụng phụ gì không? Hãy cùng Camnangbenhdalieu đi tìm hiểu ngay sau đây!
>> Thuốc Beprosalic có tác dụng gì trong điều trị Vảy nến?
>> Thuốc trị vảy nến Psorifix có hiệu quả không?
Vảy nến được biết đến như một căn bệnh da liễu gây ảm ảnh nhất những năm gần đây! Không chỉ tàn phá nặng nề ngoại hình của người bệnh, vảy nến còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và chất lượng công việc của họ. Điều oái ăm nhất là bệnh này hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, mọi loại thuốc hay phương pháp hiện tại đều chỉ nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh càng lâu càng tốt, một khi tái phát thì người bệnh sẽ phải thực hiện điều trị lại từ đầu!
Để trị bệnh vảy nến, thông thường tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, độ lây lan của bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định cho người bệnh sử dụng loại thuốc nào. Dưới đây là môt số loại thuốc bôi trị vảy nến phổ biến, được sử dụng nhiều nhất, người bệnh có thể tham khảo qua:
Các loại thuốc mỡ trị Vảy nến phổ biến nhất hiện nay!
-
Thuốc mỡ bôi da Salicylic acid
+ Thành phần: Acid salicylic
+ Dạng bào chế: Tuýp thuốc mỡ 15g
Đây là một trong những loại thuốc bôi trị Vảy nến phổ biến nhất, thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị Vảy nến nhẹ, các vùng tổn thương chưa lan rộng. Thuốc có công dụng làm bong tróc mạnh các lớp sừng, tế bào chết trên da, sát khuẩn nhẹ, đồng thời làm mềm da, giảm thiếu tình trạng kích ứng.
Do loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như như làm yếu, rụng tóc, ăn mòn da,… nên người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng, không được tùy tiện sử dụng hay lạm dụng thuốc. Bên cạnh đó, thuốc mỡ Acid Salicylic chống chỉ định với những người mẫn cảm với các thành phần thuốc.
-
Thuốc mỡ và kem không Steroid
+ Thuốc mỡ Anthralin
Đây là một loại thuốc mỡ không Steroid có đặc tính tương tự như Vitamin D, cho tác dụng chính là làm chậm lại quá trình tăng sinh các tế bào da ở bệnh vảy nến, đồng thời làm bong các mảng vảy bám, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Hiệu quả của thuốc có thể tăng cao nếu được sử dụng kèm với biện pháp trị liệu ánh sáng.
Tuy giúp điều trị hiệu quả Vảy nến, nhưng giống với các loại thuốc khác, thuốc mỡ Anthralin cũng là “con dao hai lưỡi” đối với người bệnh khi gây ra những tác phụ không mong muốn như khiến da tấy đỏ, bị kích ứng. Ngoài ra, thuốc làm bẩn quần áo, da, tóc và móng tay nên khi bôi người bệnh cần đeo bao tay cẩn thận.
Lưu ý: Thuốc mỡ Anthralin chống chỉ định với các vùng da bị phồng rộp hoặc trầy xước!
+ Thuốc mỡ Daivonex
Giống như Anthralin, Daivonex cũng là một dạng dẫn xuất vitamin D, có đặc tính tương tự như Vitamin D. Thành phần của Daivonex chứa chất Calcipotriol, với mỗi 1g thuốc mỡ lại có 50mcg chất này.
Về công dụng, thuốc mỡ Daivonex giúp giảm nhanh các triệu chứng vảy nến như giảm tình trạng da bong tróc, khô nứt và ngứa ngáy bứt rứt,… Do thuốc không dung nạp với làn da bình thường nên khi dùng người bệnh không phải lo lắng các tác dụng phụ của Steroid.
Thuốc mỡ Daivonex được đánh giá cao do ít gây ra tác dụng phụ, một số trường hợp người bệnh có thể bị kích nổi mề đay, mẩn ngứa nhưng nhìn chung cực kỳ hiếm gặp!
Lưu ý: Thuốc chống chỉ định với những người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ dưới 8 tuổi.
-
Thuốc mỡ và kem Corticosteroid
Các loại thuốc mỡ và kém chứa Corticosteroid cũng được sử dụng rất phổ biến trong việc điều trị Vảy nến. Một số loại thuốc nằm trong nhóm này có thể kể tên như: thuốc Flucinar,… Ưu điểm chung của nhóm thuốc Corticosteroid bôi tại chỗ là giảm thiểu đáng kể tình trạng viêm nhiễm và đỏ da do Vảy nến, bên cạnh đó giúp dưỡng ẩm các vùng da bị tổn thương, bạt sừng,…
Về nhược điểm, các thuốc chứa Corticosteroid có thể gây ảnh hưởng không tốt đến các vùng da nhạy cảm của người bệnh như: mặt, vùng sinh dục,… , làm teo da, gây sẹo, lão hóa da,.. Chính vì vậy thuốc chỉ được dùng với liều lượng thấp trong một thời gian ngắn, thường không quá 3 tuần!
Các loại thuốc kể trên đều là những loại thuốc đang được sử dụng để trị Vảy nến phổ biến nhất trong những năm gần đây. Tuy giúp điều trị nhanh các triệu chứng nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ, mà nếu không cẩn thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh cần tham khảo kỹ lưỡng, xin ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thuốc, tuyệt đối không được tự tiện sử dụng, tránh “rước họa vào thân”!
Bài thuốc Đông y đặc trị vảy nến được chuyên gia khuyên dùng
Không giống với các loại thuốc Tây kể trên chỉ có tác động hạn chế các triệu chứng của vảy nến ở ngoài da, bài thuốc Đông y Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đang được các chuyến gia Đông y đánh giá cao về hiệu quả chữa trị vảy nến từ gốc.
Theo đó, bài thuốc là sự kết hợp của 3 chế phẩm: thuốc uống trong, thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài. Khi các bài thuốc này được sử dụng đồng thời sẽ tạo nên “Tác động kép”, vừa giúp cơ thể thải loại hoàn toàn độc tố từ bên trong, vừa giúp xoa dịu và làm lành các tổn thương ngoài da. Đồng thời, Thanh bì Dưỡng can thang còn có chức năng tăng cường hỗ trợ sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
Để biết thêm thông tin về bài thuốc Đông y đặc trị vảy nến này, mời quý bệnh nhân vui lòng tham khảo thêm TẠI ĐÂY!
Click đọc ngay:
Minh bi benh vay nen 10 nam nay roi ma chua khap noi khong khoi,cac bac co cach nao chi dup