Các loại nấm da đầu thường gặp

Các loại nấm da đầu thường gặp

Nấm da đầu hay còn gọi là bệnh ecpet mảng tròn, là một dạng viêm nhiễm dưới chân tóc, do nấm là “ thủ phạm” chính. Nấm da đầu gây nhiều phiền toái như ngứa ngáy, rụng tóc nhiều,.. làm người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp. Vậy nấm da đầu có những loại nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu là do truyền nhiễm và có thể lây lan qua: người này sang người khác (lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da người bị nhiễm nấm); qua các vật dụng dùng chung như lược chải đầu, khăn tắm, ga gối; hoặc lây từ động vật sang người khi ta tiếp xúc với chúng (chó, mèo, thỏ, dê, lợn, ngựa…).

Triệu chứng thường thấy nhất của nấm da đầu là xuất hiện các vùng lở loét màu đỏ trên da đầu , thành các mảng tròn rộng. Khi bệnh trở nặng hơn thì là những mảng màu trắng, đóng thành vảy trên da đầu .

Bệnh nấm da đầu không dễ chẩn đoán do tổn thương của nó gây ra trên da đầu có nhiều loại như chốc, vẩy nến, á sừng… và có rất nhiều loại nấm gây bệnh, mỗi bệnh lại có triệu chứng khác nhau và cách điều trị khác nhau.

Các loại nấm da đầu thường gặp nhất:

Nấm microsporum hoặc trichophyton

Biểu hiện do nấm này gây ra là trên da đầu có các đám đỏ, hình tròn, hình ô van, hay hình rắn bò bong vảy ranh giới rõ, tóc bị phạt gãy cách da đầu 1 vài mm, có khi chỉ còn chấm đen, chân tóc có thể có bự trắng như nhúng trong bột, hay còn gọi chân tóc “đi bít tất” vẩy da thường có màu trắng hay màu trắng xám.

Triệu chứng cơ năng là: rất ngứa.

Người bệnh có thể bị lây từ chó mèo sang.

Thể thâm nhiễm mưng mủ: xuất hiện các ổ mủ ở nang lông (áp xe nang lông) liên kết thành 1-2 đám viêm mạnh, giới hạn rõ, trên mặt đầy vảy mủ, cạy các vảy ra có các hố lõm có mủ màu vàng, mủ này có mùi rất hôi, trông giống tổ ong, tóc bị trụi (Kerion de celse).

Chẩn đoán cận lâm sàng: xét nghiệm cạo vảy da hoặc nhổ chân tóc đem soi tìm sợi nấm.

Chẩn đoán phân biệt: trên lâm sàng cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:

– Rụng tóc pelade.

– Rụng tóc da dầu.

– Viêm chân tóc.

– Chốc do liên cầu.

Bệnh trứng tóc (hay còn gọi là bệnh tóc hột)

Căn nguyên là do các loài nấm piedra alba gây trứng tóc trắng, và piedra nigra gây trứng tóc đen. Ở Việt Nam, loại piedra nigra là thường gặp, chúng chủ yếu gây tổn thương ở tóc.

Điều kiện thuận lợi để nấm gây bệnh là để tóc ẩm, như gội đầu ban đêm, đội mũ ngay sau khi gội đầu, gặp ở nữ nhiều hơn nam, lây truyền khi dùng chung mũ lược. Khi bị nhiễm nấm, dọc theo thân tóc có các hạt nhỏ bằng hạt vừng màu đen bám chặt vào thân tóc. Các hạt nhỏ này chính là sợi nấm và bào tử đốt tạo nên rất cứng và chắc làm gãy thân tóc. Nấm lan từ sợi tóc này sang sợi tóc khác.

Triệu chứng cơ năng: không gây ngứa nhưng làm người bệnh khó chịu.

Chẩn đoán cận lâm sàng: cho sợi tóc vào lam kính có KOH 20% soi kính hiển vi tìm bào tử nấm và sợi nấm.

BS. Vũ Hồng Ngọc, Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc cho biết, nấm da đầu nếu không điều trị sớm, sẽ lan rộng và tồn tại dai dẳng. Cách điều trị nấm da đầu không giống với các loại nấm trên da khác, do sự viêm nhiễm xảy ra dưới chân tóc, nên khi dùng các loại thuốc bôi khó có thể “tiếp cận” với khu vực này.

Khi mắc bệnh nấm da đầu, hãy chia tóc thành từng phần riêng biệt để tránh sự lây lan. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng kết hợp các loại dầu gội trị nấm để hạn chế lây lan. Nên dùng loại dầu gội này tối thiểu 2 lần/ tuần và luôn giữ cho tóc khô, sạch. Nếu bệnh nặng hơn, sau khi gội nên phủ khăn trùm hết tóc (chú ý khi gội không được gãi, cào mạnh gây xây xát da tại chỗ, tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn). Có thể cắt hết tóc vùng da đầu bị nấm để bôi thuốc diệt nấm và bạt sừng bong vẩy tại chỗ hằng ngày. Nếu tổn thương bội nhiễm vi khuẩn, bạn nên bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ, có thể dùng kháng sinh toàn thân kết hợp.

Nên khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị sớm và dứt điểm tránh bệnh lan rộng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo