Bị vảy nến, hãy áp dụng ngay những mẹo chăm sóc da này để đẩy lùi bệnh

Khi bị mắc bệnh vảy nến, chắc hẳn bất cứ ai cũng sẽ tự ti và rụt rè vì lớp da dồn ứ, dày bịch cùng những mảng bám, vảy dễ dàng bong tróc gây bất tiện, mất thẩm mỹ. Đừng lo lắng, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để khám phá ra những mẹo chăm sóc da vô cùng hiệu quả, hỗ trợ ngăn chặn các biểu hiện của bệnh vảy nến.

>>> 6 bí quyết phòng bệnh vảy nến vào mùa đông hiệu quả bất ngờ

>>> Tham khảo ngay những món ăn tốt cho người bị bệnh vảy nến vào mùa đông

Vảy nến là một căn bệnh ngoài da, gây ra những triệu chứng tiêu biểu như:

  • Vảy nhô lên bề mặt da có rìa màu đỏ hoặc hồng
  • Xuất hiện vết nứt gây đau đớn
  • Da khô, nứt nẻ, thậm chí chảy máu
  • Ngứa ngáy, đỏ và loét da
  • Sưng và cứng khớp

Khi thấy những biểu hiện đặc trưng của bệnh vảy nến, bạn cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh có điều kiện phát triển và trở thành mãn tính.

Nên chăm sóc da khi bị vảy nến như thế nào?

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nên chăm sóc da khi bị vảy nến như thế nào?

Song song với quá trình điều trị, bạn cũng cần tìm hiểu những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc da để làn da có thêm sức sống, tăng khả năng chống chọi lại với căn bệnh vảy nến.

Sử dụng sữa tắm thích hợp

Muốn khỏe phải sạch. Để tăng “sức đề kháng” cho làn da, bạn hãy thường xuyên vệ sinh cơ thể hàng ngày.

Chọn lựa loại sữa tắm thích hợp cũng rất quan trọng vì bên cạnh khả năng tẩy rửa, làm sạch các tế bào chết, vi khuẩn, ký sinh trùng… trên da, sữa tắm còn giúp nuôi dưỡng làn da, giúp da khỏe hơn.

Trước khi có ý định mua bất cứ loại sữa tắm nào, bạn cần xem xét những thông tin của sản phẩm, thích hợp cho loại da nào, sử dụng như thế nào?

Với những bệnh nhân bị vảy nến, các chuyên gia Da liễu khuyến cáo nên sử dụng loại sữa tắm không có chứa chất tẩy rửa quá mạnh, sẽ khiến da dễ dàng bị khô, từ đó tạo điều kiện cho bệnh vảy nến phát triển.

Làm sạch và dưỡng ẩm cho da rất quan trọng

Làm sạch và dưỡng ẩm cho da rất quan trọng.

Hãy lựa chọn sữa tắm dịu nhẹ, mùi thơm không quá nồng vì hương liệu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng da bị kích thích.

Dưỡng ẩm thường xuyên

Một làn da khỏe mạnh sẽ căng bóng, mịn màng. Để có được điều này, độ ẩm là một yêu cầu tiên quyết. Độ ẩm sẽ giúp duy trì sự mềm mịn của làn da.

Do đó, bước quan trọng trong việc chăm sóc da chính là dưỡng ẩm. Sau khi vệ sinh cơ thể, đặc biệt là những vùng da bị vảy nến một cách sạch sẽ. Bạn nên sử dụng kem hoặc sữa dưỡng thể để cấp ẩm cho da.

Trong mùa đông, trời hanh khô, độ ẩm thấp, khâu dưỡng ẩm lại càng trở nên quan trọng, tuyệt đối không nên bỏ qua vì da dễ bị nứt nẻ, khô ráp với điều kiện thời tiết này.

Da có khỏe mạnh thì khả năng chữa trị, ngăn chặn bệnh vảy nến mới hiệu quả.

Đừng quên dùng kem chống nắng

Đây là một bước đơn giản, có vai trò quan trọng với làn da cũng như sức khỏe nhưng nhiều người lại quên mất, thờ ơ và chủ quan coi thường tính năng bảo vệ của nó.

Mặc quần áo kín khi ra ngoài trời nắng có thể phần nào bảo vệ làn da của bạn. Nhưng chất liệu của quần áo không thể tuyệt đối ngăn cản các tia cực tím rất có hại từ Mặt Trời.

Đừng quên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài

Đừng quên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài.

Vì vậy, nếu phải ra ngoài trời nắng lâu, bạn hãy dành chút thời gian bôi một lớp kem chống nắng toàn cơ thể, ngay cả những khu vực đã được quần áo che chắn để mặc thêm một lớp “áo giáp” cho làn da của mình. Tuy nhiên, đừng lạm dụng mà bôi kem quá dày khiến da bí bách.

Một chiếc mũ rộng vành là gợi ý hữu ích với những ai đang có vảy nến da đầu nhằm hạn chế những tác hại của ánh nắng tới bệnh lý.

Uống nhiều nước

Thực tế, nước chiếm tới 70% cơ thể con người do đó nước rất quan trọng. Đối với làn da, nước sẽ giúp duy trì độ ẩm cần thiết, tạo sự mềm mịn và trắng sáng.

Vậy nên, hãy uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày, khoảng 1,5-2 lít để cung cấp đủ lượng cho cơ thể.

Nếu có thể ghi nhớ và tuân thủ các lời khuyên kể trên, bạn sẽ chủ động hơn trong quá trình điều trị căn bệnh vảy nến.

Hãy nhớ rằng, bạn có thể không kiểm soát được bệnh vảy nến và những triệu chứng nó gây ra nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cách đối mặt và chiến đấu với nó!

Đừng bỏ qua: 2 Loại thuốc trị vảy nến mới nhất hiện nay được bác sĩ khuyên dùng

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo