Người bệnh vảy nến vào mùa đông cần làm gì để bệnh không trở nặng?
Bệnh vảy nến vào mùa đông thường có xu hướng trở nặng. Các triệu chứng như khô da, bong tróc,… trở nên nghiêm trọng hơn không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn cản trở trực tiếp đến sinh hoạt và đời sống của người bệnh. Vậy phải làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này? Cùng Camnangbenhdalieu khám phá 6 bí kíp cực đơn giản mà hữu ích sau đây!
>>> Những triệu chứng bệnh vảy nến biểu hiện khi mắc bệnh
>>> Những nguyên nhân gây bệnh vảy nến và những lưu ý khi mắc bệnh
Có thể nói, mùa đông chính là kẻ thù đáng sợ nhất của vảy nến. Nguyên nhân là bởi thời tiết mùa đông rất lạnh giá, độ ẩm không khí lại hạ thấp nên sẽ khiến quá trình tiết mồ hôi làm mát cơ thể không thể thực hiện được, dẫn đến tình trạng da khô và bong tróc nhiều hơn.
Do đó, nếu không có biện pháp chăm sóc bệnh vảy nến vào mùa đông cẩn thận thì bệnh rất dễ bùng phát hoặc tăng nặng hơn, gây khốn khổ cho người bệnh.
Bệnh vảy nến vào mùa đông có thể nghiêm trọng hơn.
1. Khi bị bệnh vảy nến vào mùa đông hãy dưỡng ẩm da hàng ngày
Bất kỳ mùa nào cũng vậy, không riêng gì mùa đông, người bệnh vảy nến luôn phải chú trọng hàng đầu đến vấn đề dưỡng ẩm da. Cung cấp đủ độ ẩm cho da sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả quá trình sừng hóa, giảm thiểu tình trạng da khô, nứt nẻ và bong tróc.
Để dưỡng ẩm, người bệnh có thể dùng kem dưỡng ẩm hoặc không thì sử dụng những loại dầu tự nhiên rất tốt như dầu dừa, dầu oliu,… – giá thành tuy rẻ nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, thời điểm dưỡng ẩm tốt nhất là ngay sau khi tắm.
Người bệnh lưu ý dưỡng ẩm da hàng ngày.
2. Dùng thiết bị tạo độ ẩm không khí
Để cung cấp độ ẩm cho da, ngoài việc bôi kem dưỡng ẩm thì người bệnh có thể tăng cường bằng cách sắm một máy tạo độ ẩm không khí và đặt trong góc phòng. Không khí có độ ẩm sẽ giúp tránh da bị khô và nứt nẻ, tróc vảy.
Máy tạo độ ẩm không khí.
3. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước cũng là một trong những việc làm cần thiết giúp cải thiện hiệu quả bệnh vảy nến vào mùa đông.
Uống đủ nước không chỉ tăng độ ẩm, làm bền liên kết dưới da mà còn giúp thải độc ra ngoài thể thông qua việc đi tiểu. Không chỉ có vậy, uống nhiều nước còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm rủi ro mắc ung thư và giúp tinh thần khoan khoái.
Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
4. Tắm bằng nước ấm
Tiết trời lạnh giá khiến nhiều người có thói quen tắm nước nóng và ngâm mình trong nước nóng lâu lâu để thư giãn. Tuy nhiên đây là một thói quen cực kỳ có hại đối với cả người bình thường lẫn người mắc bệnh vảy nến.
Mùa đông da vốn đã hay khô và nứt nẻ nên việc tiếp xúc với nước nóng chẳng khác nào hành động “mưu sát” cả, da sẽ trở nên mất nước và nhanh khô hơn.
Người bị bệnh vẩy nến không nên tắm bằng nước ấm quá lâu.
Lời khuyên được đưa ra là người bệnh chỉ nên tắm nước ấm với nhiệt độ vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh. Đặc biệt, người bệnh vảy nến không tắm nước muối do muối có khả năng làm mất nước trong tế bào rất nhanh nên sẽ khiến da khô và bong tróc nhiều hơn.
5. Tránh để da tiếp xúc với không khí lạnh
Người bệnh lưu ý giữ ấm cho cơ thể.
6. Không được bỏ bê việc điều trị bệnh
Mùa đông trời lạnh khiến không chỉ người bệnh mà cả người bình thường đều cảm thấy lười biếng hơn. Tuy vậy, người bệnh vảy nến tuyệt đối không được vì thế mà bỏ bê việc điều trị, nhớ dùng thuốc và vệ sinh các vùng da bị bệnh sạch sẽ hàng ngày để vảy nến mau chóng được đẩy lùi nhé!
Người bệnh lưu ý không bỏ bê việc điều trị.
Vẩy nến là một bệnh ngoài da có những biểu hiện vô cùng khó chịu, đặc biệt khi thời tiết vào đông, các triệu chứng sẽ càng nghiêm trọng hơn. Do đó, tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh vảy nến vào mùa đông để hỗ trợ điều trị bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn.
Đọc ngay: 6 phương pháp điều trị vảy nến người bệnh cần phải biết!
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!