Bệnh chốc lở thể mủ có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn chủ quan

Căn bệnh chốc lở thể mủ là hậu quả của việc xem thường những triệu chứng ban đầu của chốc lở như phỏng nước, mụn, ngứa ngáy. Những triệu chứng này không được điều trị gây nhiễm khuẩn có mủ và dễ biến thành nhiễm trùng huyết. Vậy bệnh chốc lở ở thể mủ nguy hiểm như thế nào?

Triệu chứng, diễn biến của bệnh chốc lở thể mủ

Các triệu chứng bệnh chốc lở khá đa dạng và phát triển theo từng giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, người bệnh nên sớm phát hiện những tình trạng bất thường này trên da để đi khám và điều trị sớm, để kịp thời ngăn ngừa lây lan, phát triển. Cụ thể các biểu hiện của chốc lở là:

Giai đoạn 1: Chốc

Đây là tình trạng nhiễm trùng nông ở da. Vùng da bị tổn thương này xuất hiện những đám da rộp, có bọng nước khi vỡ sẽ bị loét.

Giai đoạn 2: Chốc mủ

Các triệu chứng lúc này rất dễ nhầm lẫn với bệnh thủy đậu vì thế nhiều người sẽ có hướng điều trị sau cách khiến con bị chốc mụn mủ. Những vùng tổn thương có dịch vàng thành mủ, có mùi hôi.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe nhưng nếu không được điều trị sớm, đúng cách để ngăn ngừa bệnh lây lan, diễn tiến có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm.

Biến chứng tại chỗ dễ xảy ra

– Có hiện tượng chàm hóa: Các triệu chứng mụn nước, ngứa tái phát nhiều lần khi khô sẽ để lại chàm, da sần.

Hiện tượng chốc lở ở thể mủ

Hiện tượng chốc lở ở thể mủ.

– Chốc loét nặng: Các đối tượng thường gặp gồn trẻ em, người già suy dinh dưỡng nặng, người suy giảm miễn dịch, thương tổn ăn sâu sẽ dễ để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Biến chứng toàn thân có thể gặp

  • Những bệnh nhân có sức đề kháng kém rất dễ bị nhiễm trùng huyết
  • Viêm cầu thận cấp: Khoảng thời gian từ chốc đến viêm cầu thận cấp thường là 3 tuần.
  • Ngoài ra có thể gặp các biến chứng khác như viêm quầng, viêm mô bào sâu, viêm phổi, viêm hạch, viêm xương…

Lưu ý: Bệnh chốc lở thể mủ có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể không phải chỉ gặp ở đầu như nhiều người lầm tưởng.

Như vậy có thể thấy nếu chủ quan với bệnh chốc lở, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tới tính mạng.

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở mủ

Đây là một bệnh do vi khuẩn gây ra, trong đó 2 loại vi khuẩn chính là liên cầu khuẩn (Streptococcus) và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus). Các vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể khi gặp các điều kiện thuận lợi như:

  • Gặp các bệnh về da như chàm, viêm da cơ địa
  • Nhiễm độc cây thường xuân
  • Bị côn trùng cắn
  • Bị bỏng…

Điều trị bệnh chốc lở ở thể mủ

Bệnh chốc lở nói chung và chốc lở thể mủ nói riêng cần được điều trị song song giữa việc dùng thuốc và chăm sóc. Dưới đây là cách điều trị và các lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị chốc lở thể mủ cần lưu ý.

Lưu ý khi điều trị bệnh chốc lở thể mủ

Ở trường hợp nhẹ, vùng tổn thương diện tích hẹp việc đầu tiên cần làm là rửa sạch bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc thuốc tím 1/10.000, sau đó lau khô bằng bông băng y tế.

Dùng NaCl 0,9% để vệ sinh vùng da bị chốc lở

Dùng NaCl 0,9% để vệ sinh vùng da bị chốc lở.

Sau đó, có thể dùng thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh axit fusidic như Fucidin, Foban, Mupirocin (Bactroban) ngày 2 lần.

Trong trường hợp tổn thương diện tích lớn, nặng và dai dẳng cần dùng kháng sinh toàn thân. Một số kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid,… được dùng phổ biến.

Ngoài ra nếu có ngứa cần dùng thuốc kháng Histamin như Phenergan, Loratadin… Nếu bệnh nhân kháng thuốc phải điều trị theo kháng sinh đồ được chỉ định riêng.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh chốc lở thể mủ

Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày, thường xuyên dùng dùng nước thuốc tím pha loãng 1/10.000 để làm khô và se thương tổn.

Tuyệt đối không để trẻ sờ gãi vào những thương tổn vì bệnh rất dễ lây từ vùng này qua vùng khác. Có thể cho trẻ nghỉ học để hạn chế lây cho các bạn.

Phòng bệnh chốc lở ở thể mủ

Đây là một bệnh rất dễ gặp ở trẻ và để lại những biến chứng nguy hiểm như đã kể trên vì thế việc phòng bệnh cần được ưu tiên, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Dưới đây là một số lưu ý để phòng tránh bệnh chốc lở hiệu quả nhất:

  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày
  • Thường xuyên thay quần áo, cắt móng tay, móng chân cho trẻ

Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để tránh trẻ gãi gây tổn thương vùng chốc lở

Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để tránh trẻ gãi gây tổn thương vùng chốc lở.

  • Các vết thương, vết cắn côn trùng cần phải được rửa sạch bằng thuốc sát khuẩn, mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn
  • Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với người bị mắc chốc lở
  • Từ bỏ thói quen sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, chậu rửa, chăn, màn
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh ô nhiễm, nơi ẩm thấp, nhiều côn trùng

Trên đây là những thông tin về bệnh chốc lở ở thể mủ tham khảo từ Bệnh viện Da liễu Trung Ương, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh này. Khi có các triệu chứng của bệnh chốc lở thể mủ hãy đến ngay cơ sở y tế để được điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Xem ngay: Bệnh chốc lở ở người lớn: Lưu ý quan trọng để chủ động chữa trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo