Bệnh chốc lở ở chân: Phát hiện và điều trị sớm để đạt hiệu quả cao

Bệnh chốc lở ở chân là một trong những bệnh da liễu cực kì phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Các vị trí ở chân như đùi, kẽ chân, bàn chân đều có thể bị chốc lở. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết, nguyên nhân gì và cách điều trị ra sao, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

>>> Bệnh chốc lở Impetigo là gì? Cùng tìm hiểu định nghĩa về hiện tượng này

>>> Giật mình với những hình ảnh bệnh chốc lở với những vẩy cứng trên da

Theo bác sĩ Trần Thị Huyền – Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh chốc là một nhiễm khuẩn nông ở da có đặc trưng bởi mụn mủ. Nguyên nhân gây bệnh là do tụ cầu vàng hoặc liên cầu hoặc cả hai gây nên.

Tình trạng chốc lở ở chân

Tình trạng chốc lở ở chân.

Khi tổn thương loét sâu được gọi là chốt loét, chốc lở. Các biến chứng có thể xảy ra gồm sốt tinh hồng nhiệt, bong vảy da do tụ cầu, vảy nến thể giợt, viêm quầng, hồng ban đa dạng…

Nhận biết triệu chứng chốc lở ở chân

Để xử trí đúng bạn cần nhận biết và phân biệt được bệnh chốc lở với các bệnh ngoài da khác. Vì thế, bạn cần nắm rõ những triệu chứng dưới đây:

  • Chốc có bọng nước:

Ban đầu chúng chỉ là một, hoặc nhiều dát đỏ có đường kính từ 0,5 – 1cm. Sau đó nhanh chóng tạo thành bọng nước trên bề mặt đó rồi nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ.

Sau một vài giờ đồng hồ thành bọng mủ đục từ thấp lên cao. Ít giờ sau các bọng nước này dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu. Bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa, gãi, làm tổn thương lan rộng dẫn đến chàm hóa và lây sang những vùng da khác.

  • Chốc không có bọng nước:

Điển hình nhất là mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ đồng thời tiết dịch ẩm ướt nên không có bọng nước. Bò của thương tổn ít có vảy da, rất giống với nấm da. Vảy tiết cũng có màu vàng nâu cùng với một quầng đỏ nhỏ bao quanh.

Nguyên nhân gây chốc lở ở chân thường gặp

Như đã nói ở trên, chốc lở là một dạng nhiễm khuẩn nông rất thường gặp ở những vùng da hở như chân. Lý do chân thường xuyên là vị trí bị các bệnh ngoài da trong đó có chốc lở là vì đây là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với các dị nguyên. Trong quá trình tiếp xúc có thể bị chấn thương, xây xát đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công.

Ngoài ra, bệnh chốc lở còn gặp ở các đối tượng người bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh viêm da khác, …

Cách điều trị chốc lở ở chân hiệu quả nhất

– Bước 1: Cũng như các vị trí khác, khi bị chốc cần thiết nhất là rửa sạch tổn thương bằng các dung dịch sát khuẩn như thuốc tím pha loãng.

– Bước 2: Dùng một số thuốc sát trùng như betadine hoặc dung dịch xanh methylen… để bôi lên vết thương.

Dùng xanh methylen bôi lên các vết chốc

Dùng xanh methylen bôi lên các vết chốc.

– Bước 3: Trong trường hợp đã xử lý 2 cách trên không tiến triển, bệnh nhân cần được đưa đến bác sĩ để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ cũng thực hiện rửa sạch vết thương, dùng thuốc sát trùng hoặc mỡ kháng sinh bôi tại chỗ và che phủ bằng băng gạc. Một số trường hợp nặng có thể phải dùng kháng sinh toàn thân.

– Bước 4: Điều trị dự phòng với sữa tắm diệt khuẩn, ngăn chặn các nguồn nhiễm khuẩn.

Lưu ý: Bệnh chốc lở rất dễ lây lan, gây ngứa vì thế cần kiểm soát tốt sự lan rộng của bệnh bằng cách không sờ gãi những tổn thương.

Để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh chốc lở, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần thăm khám và tiến hành điều trị kịp thời nhằm đạt kết quả cao nhất.

Cách phòng bệnh chốc lở ở chân

Điều trị chốc thôi chưa đủ vì đây là một bệnh rất dễ lây, dễ tái phát vì thế cần thiết hơn nữa là phòng ngứa. Trong đó, có 3 lưu ý nhất định phải nắm rõ để phòng bệnh chốc lở ở chân hiệu quả sau đây:

– Thường xuyên rửa chân tay, cắt ngắn móng.

– Không đi giày trong một thời gian dài và phải vệ sinh giày sạch sẽ, tránh ẩm mốc.

– Không đi chân trần tại các nơi công cộng, vùng ẩm thấp có nhiều côn trùng.

Vệ sinh chân sạch sẽ để phòng tránh chốc lở

Vệ sinh chân sạch sẽ để phòng tránh chốc lở.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi gặp các triệu chứng bệnh chốc lở ở chân cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là nhiễm trùng huyết có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế, khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Đọc ngay: Bệnh chốc lở ở người lớn: Lưu ý quan trọng để chủ động chữa trị

Bình luận (0)

  1. Vu Quach says: Trả lời

    Cảm ơn các thông tin rất hữu ích của bài viết!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo