Top 10 nguyên nhân dị ứng da mà bất cứ người nào cũng có thể “dính” phải!

Theo thống kê của ngành dị ứng, miễn dịch, mỗi năm có khoảng 5 -7 triệu lượt bệnh nhân bị dị ứng da đến khám tại các bệnh viện. Và bạn sẽ giật mình khi biết 10 thói quen, vật dụng hàng ngày đều là nguyên nhân gây dị ứng da.

Bạn nên đọc:

>> Triệu chứng dị ứng những dấu hiệu cần tìm cách điều trị ngay

>> Dị ứng mỹ phẩm vẫn thoải mái làm đẹp với 9 sản phẩm này nhé chị em!

1. Nước hoa – top 1 nguyên nhân dị ứng da

Nước hoa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng da cho người lớn và ngày càng gia tăng. Chúng ta có thể bắt gặp hương liệu hóa học bất cứ đâu như dầu gội, sữa tắm, xịt phòng, chất tẩy rửa, xà phòng giặt, nước xả…

Theo thống kê của bệnh viện Da liễu, bệnh mề đay ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số, trong đó triệu chứng mề đay dị ứng thời tiết gây nhiều khó chịu nhất cho bệnh nhân. Không dễ loại bỏ các biểu hiện mề đay, nó sẽ đeo bám người bệnh dai dẳng gây ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và chán nản.

Việc quá lạm dụng mùi hương hóa học khiến nguy cơ bị dị ứng da của chúng ta cũng ngày càng gia tăng. Và các bác sĩ da liễu khuyên chúng ta nên hạn chế sử dụng các hương liệu này thay vào đó là các sản phẩm tẩy rửa không mùi để đảm bảo có làn da khỏe.

2. Đồ trang sức

Nickel là một hợp kim thường gặp trong các sản phẩm kim loại và đồ trang sức có tỷ lệ gây dị ứng nằm top đầu. Trong đó, phổ biến nhất là dị ứng da ở tai vì hầu hết các khuyên tai đều có chứa nickel ở nút cài khuyên.

Nickel cũng được tìm thấy nhiều ở đồng hồ đeo tay, gọng kính, móc khóa, …

3. Các sản phẩm làm từ cao su

Nếu da tay của bạn đang bị đỏ, ngứa khi đeo găng tay cao su thì nguy cơ bạn đang bị dị ứng với latex – là thành phần thường có trong các sản phẩm làm cao su. Các triệu chứng dị ứng với thành phần latex có thể nhẹ như phát ban, ngứa mắt nhưng không thể xem nhẹ vì cũng có trường hợp khó thở, nôn.

Hãy dùng găng tay non latex (không cao su) để tránh dị ứng da

Vì thế, nếu bạn đang bị dị ứng với latex nên tránh tiếp xúc với găng tay cao su mà thay thế bằng lại bao tay non latex (loại được dùng trong y tế).

4. Thuốc nhuộm tóc

Theo thống kê của ngành y tế thế giới, có khoảng 25% người bị dị ứng với para-phenylenediamine (PPD) – thành phẩn chủ chốt của thuốc nhuộm tóc và mực xăm. Ngoài ra, một số khác còn bị dị ứng với các hóa chất khác như peroxit – hóa chất được trộn cùng thuốc nhuộm.

5. Cây cỏ

Rất nhiều loại cây cỏ có chứa Urushiol – loại tinh dầu độc gây các phản ứng dị ứng viêm da như nổi ban đỏ, ngứa. Urushiol được tìm thấy nhiều ở cây thường xuân, cây sơn nhưng cũng có nhiều loại cây dại mọc có chứa loại tinh dầu này vì thế, bạn có thể là nạn nhân của dị ứng da nếu tiếp xúc với nó.

6. Quần áo

Thông thường chúng ta chỉ nghĩ rằng dị ứng với trang phục chỉ ở những loại áo lông cừu, len dạ, tuy nhiên nhiều người lại nhạy cảm với các kết cấu vải bằng formaldehyde – loại vải không thấm nước, chống ngăn và chống co giãn. Chất liệu này có ở các phụ kiện như gen nịt bụng, áo ngực.

Do đó, nếu có dấu hiệu bị bỏng rát, phát ban khi dùng các loại trang phục trên bạn cần ngưng sử dụng và thay thế bằng những loại chất liệu nhẹ, cotton.

7. Mỹ phẩm

Phản ứng dị ứng với mỹ phẩm đang là mối lo ngại do nhu cầu làm đẹp hiện nay rất lớn. Dị ứng mỹ phẩm thường xảy ra với những thành phần như formaldehyde, paraben và thimerosal có trong thành phần hoặc chất bảo quản mỹ phẩm.

Các phản ứng dị ứng có thể là đỏ, phát ban, viêm da tuy nhiên, nếu khong được điều trị sẽ dẫn đến sẹo thâm, sẹo rỗ. Vì thế, khi có dấu hiệu bị dị ứng mỹ phẩm hãy ngưng sử dụng loại mỹ phẩm đó, tốt nhất nên kiểm tra độ kích ứng trước khi dùng.

8. Các loại thuốc đặc trị

Các loại kem, thuốc mỡ kháng sinh rất hữu ích trong điều trị các vết thương nhưng nhiều người dị ứng với neomycin – một thành phần được tìm thấy trong các loại thuốc kháng sinh. Thành phần này khiến da bị khô và tạo ra nhiều phản ứng kích ứng chứ không đơn thuần là dị ứng. Tốt nhất, bạn nên theo dõi trong quá trình điều trị nếu có các biểu hiện dị ứng này hãy thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh.

9. Kem chống nắng

Kem chống nắng có thể giúp bạn thoát khỏi những tác động của mặt trời ảnh hưởng đến da nhưng nó cũng có thể mang lại những tác dụng không mong muốn. Bởi một số hóa chất trong kem chống nắng khi tiếp xúc với tia cực tím sẽ biến thành chất gây dị ứng.

Thận trọng với những dấu hiệu của viêm da dị ứng do kem chống nắng.

Một số thành phần chống năng có thể gây phản ứng dị ứng bao gồm: PABA (para-aminobenzoic acid), benzophenones, oxybenzone, salicylates và cyclohexanol.

10. Các sản phẩm gia dụng

Các sản phẩm gia dụng đặc biệt là các loại keo dính có thể gây ra phản ứng dị ứng da vì đây là những chất có chứa dung môi mạnh. Khi tiếp xúc với các sản phẩm này sẽ gây ra các hiện tượng kích ứng mạnh như bỏng da, ngứa, rát và phát ban.

Nguyễn Quỳnh (Theo Everydayhealth)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo