Người bị vảy nến đã tích trữ dầu dừa để dùng trong dịp Tết chưa?

Dầu dừa là một sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên vô cùng an toàn và lành tính. Loại tinh dầu này có tác dụng vô cùng tốt cho làn da, nhất là các bệnh nhân bị vảy nến. Trong nhà luôn luôn phải có 1 lọ dầu dừa nguyên chất để sử dụng hàng ngày. Vậy nên, người bệnh cần tích trữ để Tết còn có cái mà dùng. Tránh để da xấu xí, kém xinh trong những ngày đầu năm nhé!

>> Một số loại dầu giúp điều trị Vảy nến rất tốt, người bệnh không nên bỏ qua!

>> Thuốc Sorion trị Vảy nến ra sao mà khiến nhiều người bệnh “đổ xô” sử dụng?

Những công dụng của dầu dừa đối với người bị vảy nến

Dầu dừa nguyên chất có chứa các loại vitamin tốt cho da như: E, A, D, K… Bên cạnh đó là các khoáng chất: Magie, canxi, axit béo, beta – carotene… Đây đều là những “vị thần” mang lại cho bạn một làn da đẹp. Các hoạt chất trên có thể thẩm thấu trực tiếp vào da mà không cần chế biến, xử lý gì thêm nữa.

Đối với các bệnh nhân vảy nến, dầu dừa là một loại thần dược bởi nó hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị các triệu chứng. Dầu dừa có thể cải thiện những vùng da bị mất nước, giúp giữ ẩm và cải thiện những tổn thương, bong tróc trên da do vảy nến.

Dầu dừa có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Dầu dừa có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Đồng thời, loại “thần dược” ấy còn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, kích thích làn da sản sinh ra các hooc môn chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm từ bên ngoài. Chất monoglyceride trong dầu dừa cũng giúp kháng khuẩn, chống viêm.

Bên cạnh đó, trong dầu dừa cũng chứa 2 nhóm vitamin E là tocotrienol và tocopherol. 2 gốc này có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, đặc biệt là tocotrienol- Chất này có tác dụng mạnh gấp 50 lần so với tocopherol.

Chính vì vậy, dầu dừa được xem như là một loại “kháng sinh thiên nhiên”, hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả.

Cách sử dụng dầu dừa để trị vảy nến

Trong Tết, nếu muốn có làn da đẹp, lung linh, người bệnh cần bỏ một chút công thực hiện điều trị vảy nến bằng dầu dừa theo các bước sau:

  • Rửa sạch vùng da bị vảy nến bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng
  • Lấy 1 lượng dầu dừa vừa đủ ra tay rồi xoa nhẹ
  • Thoa lên vùng da bị vảy nến
  • Massage nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút để các dưỡng chất thẩm thấu sau vào da

Dầu dừa

Dầu dừa

  • Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da, giúp gia mịn màng, căng bóng.

Người bệnh nên bôi dầu dừa vào buổi tối trước khi đi ngủ bởi đây là khoảng thời gian da cần được nghỉ ngơi và thư giãn. Dầu dừa sẽ là một liệu pháp thư giãn tuyệt hảo. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bôi dầu dừa 1 lần vào buổi sáng bởi đây là lúc da dễ hấp thụ các dưỡng chất nhất.

Cách làm dầu dừa tại nhà

Người bệnh có thể mua dầu dừa ở rất nhiều nơi. Nhưng để đảm bảo nhất, bạn nên tự làm dầu dừa tại nhà rồi cất vào tủ lạnh, tích trữ dùng cho dịp Tết.

Hướng dẫn cách làm dầu dừa tại nhà như sau:

– Nguyên liệu: 1 quả dừa già (càng già càng tốt) và 1 ca nước sạch

– Các bước làm dầu dừa:

  • Sơ chế dừa: Bổ đôi quả dừa để lấy phần cùi
  • Cùi dừa: Nạo thành từng sợi mỏng hoặc nạo nhuyễn
  • Cho phần cùi dừa vào máy xay cùng với ít nước nóng tạo thành vụn cơm dừa

Lưu ý: Nếu bạn không nạo nhuyễn cùi dừa mà thái miếng to hoặc để nguyên rồi cho vào máy xay thì sẽ không bao giờ xay vụn được

  • Đặt một nồi nước sạch lên bếp và đun sôi, sau đó tắt bếp đi
  • Đổ bớt 1 phần nước ra bát
  • Cho phần cơm dừa đã xay vào nồi nước
  • Đổ từ từ nước ở bát vào nồi cho đến khi nước vừa sấp mặt dừa là được
  • Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 15 phút rồi tắt bếp, để cho hỗn hợp nguội bớt

Các bước làm dầu dừa tại nhà

Các bước làm dầu dừa tại nhà

  • Đổ toàn bộ hỗn hợp nói trên vào máy xay, xay thêm một lần nữa cho đến khi hỗn hợp thật sánh
  • Đổ hỗn hợp ra miếng vải xô để lọc, vắt lấy nước cốt
  • Sau khi đã vắt hết nước cốt dừa, cho nước cốt vào nồi và đun sôi nhỏ lửa
  • Khuấy thường xuyên để phần cơm dừa lắng xuống đáy nồi không bị cháy
  • Sau khi toàn bộ phần cơm dừa chuyển sang màu nâu sẫm, đổ hỗn hợp ra lưới lọc để lấy được tinh dầu dừa nguyên chất

Cách làm dầu dừa tại nhà tuy có hơi lách cách nhiều công đoạn. Tuy nhiên, cách thực hiện khá đơn giản mà lại đảm bảo an toàn vệ sinh. Trước Tết có thời gian rảnh, bạn hãy xuống bếp tự làm dầu dừa để sử dụng nhé! Không có dầu dừa mà da kém xinh thì “ráng chịu” nha!

Thông tin hữu ích: 2 Loại thuốc trị vảy nến mới nhất hiện nay

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo