Mụn rộp sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Mụn rộp sinh dục hay herpes sinh dục là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đang có tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Theo số liệu thống kê tại Hoa Kỳ, cứ 5 người lại có 1 người mắc bệnh này, và trong độ tuổi từ 14-49 số người mắc bệnh chiếm 16%.
Mụn rộp sinh dục là gì?
Mụn rộp sinh dục (tên tiếng Anh là Genital herpes), bệnh còn có tên gọi khác là Herpes sinh dục, Herpes bộ phận sinh dục hay mụn giộp sinh dục. Đây là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục do virus Herpes simplex gây ra.
Bệnh gây ra những vết loét Herpetic, đó là những vết phồng rộp đau đớn (những vết sưng chứa đầy chất lỏng) có thể vỡ và chảy dịch.
Mụn rộp sinh dục sau khi nhiễm virus sẽ ủ bệnh khoảng 2-10 ngày mới xuất hiện các triệu chứng. Chính vì vậy, có nhiều người không hề biết mình mắc bệnh.
Hiện nay, vẫn chưa có cách chữa trị bệnh triệt để, nhưng sử dụng thuốc có thể giúp người bệnh giảm đi các triệu chứng khó chịu cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm sang cho người khác.
Hình ảnh mụn rộp sinh dục
**Lưu ý: Mụn rộp sinh dục và mụn cóc sinh dục không phải là một bệnh. Bởi trên thực tế có nhiều người đã nhầm lẫn hai bệnh lý này với nhau.
Mụn cóc sinh dục là gì? Mụn cóc sinh dục hay còn được gọi là bệnh sùi mào gà, cũng là bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh là do chủng virus HPV. Bệnh gây ngứa ngứa, các nốt sùi dễ chảy dịch ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Sùi mào gà lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con hoặc tiếp xúc với vết thương hở với người mắc bệnh.
Những đối tượng nào thường dễ mắc bệnh?
Theo các chuyên gia, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh mụn giộp sinh dục, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh hay người già. Tuy nhiên, những đối tượng dễ mắc bệnh nhất là:
– Người thường xuyên có quan hệ tình dục không an toàn;
– Nam/nữ có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục với đối tượng mại dâm;
– Người mắc các bệnh nhiễm trùng, viêm nhiễm lây qua đường tình dục;
– Người có hệ miễn dịch suy yếu;
Và theo nhiều số liệu thống kê thì có khoảng 16% trường hợp mắc bệnh mụn rộp sinh dục trong độ tuổi từ 14-49. Tức là độ tuổi có khả năng quan hệ tình dục cao.
Nguyên nhân gây mụn rộp sinh dục
Nguyên nhân chính gây nên mụn rộp sinh dục là virus Herpes simplex (HSV). HSV chia thành 2 loại HSV-1 và HSV-2. Virus HSV-1 gây ra các triệu chứng ở miệng và môi; còn HSV-2 ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và hậu môn. Chúng có thể được tìm thấy ở nhiều vị trí trên cơ thể như: Mũi, miệng hay bộ phận sinh dục.
Ngoài ra, HSV-1 và HSV-2 được tìm thấy trong chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh như: Nước bọt, tinh dịch (nam giới); dịch tiết âm đạo (nữ giới).
Người bệnh sẽ bị nhiễm virus HSV-2 nếu có quan hệ tình dục với người mắc bệnh. Nhiễm virus HSV-1 nếu trên cơ thể có vết loét nông và có sự tiếp xúc mật thiết với người bệnh trong thời gian này.
Virus HSV là nguyên nhân chính gây bệnh
Mụn rộp sinh dục ở trẻ em có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với người lớn đang bị bệnh và nhiễm virus HSV.
Mặt khác, nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân, ôm hôn thân mật với người bệnh cũng khiến virus này lây lan, nhiễm bệnh cho người khác.
Triệu chứng mụn rộp sinh dục
Nhận biết dấu hiệu mụn rộp sinh dục sớm chính là cách mà bạn điều trị bệnh kịp thời, tránh ảnh hưởng tiêu cực.
Tuy nhiên, thông thường khi mới bắt đầu nhiễm virus HSV người bệnh không có bất kỳ một triệu chứng nào, nếu có thì rất nhẹ nên nhiều người đã bỏ qua. Sau thời gian ủ bệnh từ 2 đến 10 ngày các triệu chứng bệnh mới thực sự rõ nét.
Với nam giới, các nốt mụn nước xuất hiện ở dương vật, bìu, mông, xung quanh hoặc gần hậu môn.
Ở nữ giới, các mụn nước mọc xung quanh hoặc gần âm đạo, hậu môn và mông.
Triệu chứng chung cho cả nam và nữ gồm:
- Đau hoặc ngứa ở vùng nhiễm trùng cho đến khi hết nhiễm trùng;
- Vết sưng nhỏ có màu đỏ hoặc mụn nước nhỏ màu trắng. Chúng có thể xuất hiện vài ngày đến vài tuần sau khi nhiễm trùng;
- Các mụn nước có thể bị vỡ, rỉ hoặc chảy máu, các vết loét khiến người bệnh đai khi đi tiểu;
- Vùng da mắc bệnh có hiện tượng đóng vảy, hình thành vảy khi vết loét lành lặn.
Triệu chứng mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh (nếu sinh theo đường âm đạo) là loét trên mặt, cơ thể và cả bộ phận sinh dục.
Mụn rộp sinh dục lây qua đường nào?
Hiểu được mụn rộp sinh dục lây qua những con đường nào sẽ giúp người bệnh phòng tránh được tốt hơn.
– Virus HSV-1: Lây truyền bệnh bằng những tiếp xúc trực tiếp với virus thông qua những vết trầy xước trên da hoặc qua nước bọt (quan hệ bằng miệng – Oral sex hay hôn môi).
– Virus HSV-2: Lây truyền qua quan hệ tình dục, quan hệ thông thường hoặc quan hệ đường hậu môn.
– Lây từ mẹ sang con: Người mẹ mắc bệnh sẽ lây nhiễm sang trẻ thông qua đường âm đạo.
Virus HSV-2 lây nhiễm bệnh qua đường quan hệ tình dục không an toàn
Bệnh mụn rộp sinh dục có nguy hiểm không?
Bất cứ bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nào cũng đều tiềm ẩn những ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Và với mụn giộp sinh dục, nếu không được điều trị sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng như:
- Nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bao gồm cả AIDS;
- Với nữ giới, mụn rộp sinh dục khi mang thai có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng sơ sinh, do bé tiếp xúc với virus trong quá trình sinh nở, đặc biệt là sinh theo đường âm đạo;
- Người bệnh gặp những vấn đề về bàng quang như viêm quanh ống dẫn nước tiểu;
- Trong một số trường hợp hiếm gặp, nếu bạn nhiễm virus HSV có thể dẫn đến viêm màng và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống;
- Herpes sinh dục có thể dẫn đến viêm niêm mạc trực tràng (viêm ruột), nhất là nam giới có quan hệ đồng tính.
- Nghiêm trọng hơn, virus gây mụn rộp sinh dục có thể dẫn đến các viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.
Phương pháp chẩn đoán bệnh mụn rộp sinh dục
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau:
- Chẩn đoán bệnh Herpes sinh dục dựa vào các vết loét bằng cách kiểm tra trực quan;
- Lấy mẫu chất lỏng từ vết loét để xét nghiệm tìm kiếm virus HSV;
- Xét nghiệm máu nếu cơ thể không có vết loét;
- Xét nghiệm PCR (Phản ứng chuỗi polymerase) trên vết mụn rộp để kiểm tra sự tồn tại của virus HSV.
Cách điều trị mụn rộp sinh dục hiệu quả
Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, mụn giộp sinh dục rất khó để điều trị nhưng có một số thuốc có thể làm giảm đi các triệu chứng bệnh giúp bạn dễ chịu hơn. Để điều trị bệnh lý này bạn có thể sử dụng 2 phương pháp sau đây:
1. Sử dụng thuốc kháng virus
Những loại thuốc kháng virus có thể làm vết loét của bạn nhanh lành và giảm đau. Các thuốc thường được kê đơn như:
- Acyclovir;
- Famciclovir;
- Valacyclovir;
Tuy có tác dụng nhanh trong điều trị nhưng thuốc gây ra một số tác dụng phụ khi dùng khiến người bệnh khó chịu như: Buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc đau nhức cơ bắp.
Riêng với phụ nữ mang thai, bệnh cận phải được điều trị trong những tháng cuối thai kỳ trước khi sinh để hạn chế lây nhiễm bệnh sang bé. Thông thường bác sĩ sẽ khuyên thai phụ sinh mổ.
Sử dụng thuốc kháng virus để điều trị mụn rộp sinh dục
2. Chữa mụn rộp sinh dục bằng thuốc nam
Một số loại thảo dược, thuốc nam có thể có giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng bệnh khó chịu như: Mật ong, cây nha đam, nhân sâm, chanh leo, tỏi…
Hầu hết các bài thuốc nam đều có ưu điểm là không tác dụng phụ, lành tính khi điều trị, dễ dàng khi thực hiện, nhất là không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại không nhanh, cần nhiều thời gian. Do vậy, cần kiên trì thực hiện để có kết quả mong muốn.
Những cách phòng bệnh mụn rộp sinh dục
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói đúng với mọi trường hợp, mọi bệnh lý, và mụn rộp sinh dục cũng vậy. Bạn cần có tâm lý chủ động phòng bệnh trước khi virus HSV xâm nhập và gây bệnh.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi “yêu”. Đồng thời chung thủy một vợ, một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Khi quan hệ bằng đường miệng nên dùng tấm lưới bảo vệ miệng.
- Không được dùng chung kim tiêm, các vật dùng chứa máu, dịch nhầy và mủ.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh nhất là: Bàn chải đánh răng, đồ lót, khăn mặt…
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ.
- Khám sức khỏe thường xuyên, nhất là với phụ nữ mang thai để phát hiện sớm bệnh.
- Vệ sinh bồn cầu, bồn tắm (nếu có) cũng như nhiều vật dụng khác trước khi sử dụng.
- Nói với bạn tình nếu một trong 2 người mắc mụn rộp sinh dục để tránh lây nhiễm.
Bệnh mụn rộp sinh dục là bệnh khó chữa triệt để lại dễ tái phát. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể bạn hãy chủ động đi thăm khám. Điều trị bệnh càng sớm sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh, trong đó có vô sinh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!