Bệnh da liễu ở mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Việc phát hiện triệu chứng sớm, điều trị kịp thời kết hợp với tìm ra căn nguyên bệnh sẽ giúp người bệnh tránh được hậu quả khôn lường đặc biệt ở vùng ảnh hưởng thẩm mỹ như mặt. Cùng điểm danh 9 loại bệnh da liễu ở mặt thường gặp dưới đây.
Triệu chứng thường gặp của bệnh da liễu ở mặt
Mặt là vùng da khá nhạy cảm thường tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời vì thế đây cũng một trong những bộ phận dễ mắc bệnh nhất.
Các triệu chứng thường gặp ở mặt gồm:
- Kích ứng
- Phát ban
- Nổi mẩn
- Ngứa
- Viêm nhiễm
- Giảm hắc tố da hoặc tăng hắc tố da
- Da khô, bong tróc
- Phù nề
6 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh da liễu ở mặt phổ biến
- Stress.
- Chọn phẩm chăm sóc da và trang điểm không phù hợp với da .
- Không sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng để chăm sóc da mặt thường xuyên.
- Ngoài ra, phơi nắng quá nhiều mà không có biện pháp bảo vệ da cũng là một trong những kẻ thù số 1 của làn da.
- Rượu và thuốc lá gây tổn hại đến da hơn những gì bạn tưởng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những bộ phận khác trên cơ thể mà còn làm cho làn da của bạn bị “già trước tuổi”.
- Rửa mặt quá sạch cũng là nguyên nhân khiến da dễ bị kích ứng dẫn tới mắc bệnh cho da mặt như mụn mọc. Mặc dù vậy nhưng rửa mặt quá sẽ kích thích tuyến nhờn và khiến nó sản sinh nhiều dầu hơn.
9 bệnh da liễu ở mặt thường gặp bất cứ ai cũng có thể mắc
1. Nấm da mặt
Nấm da mặt là một thể nhiễm nấm ở vùng thượng bì da thường do vi nấm Dermatophytes gây nên.
Triệu chứng chung là ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn, vùng da lành ở chính giữa mà dân gian quen gọi là hắc lào và lang ben.
2. Mụn cóc ở mặt
Mụn cóc trên mặt do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Mụn cóc ở mặt thường không có kích thước to như mụn cóc ở các vị trí khác mà chúng chỉ là những dạng mụn sẩn nhỏ, hơi nhô lên khỏi bề mặt. Loại mụn này tuy nhỏ nhưng tốc độ lan nhanh, tạo thành những đám có hàng chục, hàng trăm mụn con.
Vị trí mụn cóc thường xuất hiện ở mặt là mí mắt và cằm.
3. Mề đay trên mặt
Mề đay ở mặt là hiện tượng dị ứng. Mề đay ở mặt có những biểu hiện là trên môi, mí mắt, cổ nổi những vệt mẩn đỏ. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và nóng rát trên mặt.
Mề đay ở mặt có thể tự phát rồi biến mất nhưng chũng có thể đeo bám dai dẳng.
Xem ngay: 3 Cách trị nổi mề đay hiệu quả được Bác Sĩ khuyên dùng
4. Chàm ở mặt
Bệnh chàm ở mặt thường gặp ở trẻ em độ tuổi từ 2 tháng tuổi – 2 tuổi và được gọi là chàm sữa. Với các triệu chứng như: Da khô, ngứa, đỏ da, nứt nẻ.
5. Viêm da mặt dị ứng
Theo BS CKII Nguyễn Thành (Nguyên Trưởng khoa khám bệnh – BV Da liễu Trung ương) cho biết, bệnh viêm da dị ứng là da từ chung cho các biểu hiện dị ứng của da do nhiều căn nguyên khác nhau.
Biểu hiện bệnh viêm da mặt dị ứng: Thường là gây ngứa cho người bệnh, đặc biệt là vào ban đêm. Da mặt nứt hoặc có vảy, thường rỉ chất lỏng khi bị trầy xước. Da mặt có thể sẽ khô hoặc rất khô, bong tróc nhẹ, có màu hồng đến đỏ và các vùng da bị ảnh hưởng – phổ biến nhất là vùng má, da đầu, trán, xung quanh mắt và sau tai – có thể có các mảng nhỏ.
Khi bệnh nặng hơn, cả về mặt vật lý và tâm lý, người bệnh phải chịu ngứa từ nhẹ đến dữ dội và da mặt thì màu đỏ đến đỏ đậm, da không đều màu, bị sưng phồng, đau đớn, bong da và thậm chí là chảy máu nhẹ. Viêm da dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng da quanh mắt, bao gồm cả mí mắt. Khi gãi có thể gây tấy đỏ và sưng quanh mắt. Đôi khi, cọ xát hoặc gãi nhiều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới lông mày và lông mi.
Nguyên nhân gây bệnh da liễu viêm da mặt dị ứng: Thường do tiếp xúc với các loại hóa chất hại da như mỹ phẩm kém chất lượng, đắp các loại mặt nạ thiên nhiên có độc tố. Hoặc do nguồn nước bị ô nhiễm,…
6. Bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt)
Theo trang sức khỏe uy tín của Mỹ Healthline, Rosacea là một bệnh da liễu phổ biến gây mẩn đỏ ở mặt, tại những vết màu đỏ, mụn đỏ và mụn mủ. Bệnh khiến da đỏ ở các vùng mũi, má và trán. Lâu dần dẽ khiến nhìn rõ các mạch máu.
Nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố di truyền hoặc các yếu tố môi trường. Các tác nhân như rượu, đồ uống nóng, thực phẩm, ánh nắng, stress, dùng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc thuốc huyết áp có thể gây bệnh nặng hơn.
Cách trị bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt):
Nếu bị nhẹ, có thể điều trị bằng một số loại thuốc kháng sinh kem bôi như metronidazole, clindamycin, erythromycin hoặc uống kháng sinh.
Trong trường hợp nặng hơn bạn cần kết hợp các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp mũi sưng nặng cần được phẫu thuật hoặc điều trị bằng laser.
7. Vết sẹo khi cạo râu bị viêm ở nam giới
Những vết thương nhỏ li ti để lại trên da do cạo râu lâu ngày sẽ tàn phá dung nhan. Nó có thể liền miệng và phát triển ăn sâu vào da gây kích ứng, nổi mụn hoặc thậm chí là để lại sẹo.
Nếu bị vết thương do dao cạo râu bạn nên sát trùng vết thương bằng cồn y tế. Có thể dùng kem Hydro-cortisone giúp làm giảm vết sưng đỏ do dao cạo râu gây ra, đồng thời làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngày, điều trị vết bỏng rat do dao cạo.
Trong trường hợp bị viêm nhiễm nên đến bác sĩ để được kê chất kháng khuẩn và các loại kem kháng sinh mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh.
8. Mụn trứng cá
Theo bác sĩ Huỳnh Thị Tuyết Như (Hiệp hội da liễu Việt Nam), mụn trứng cá (tên khoa học là acne vulgaris) là một bệnh da liễu ở mặt liên quan đến tuyến bã nhờn.
Mụn trứng cá có nhiều thể từ nặng đến nhẹ như mụn bọc, mụn trứng cá đỏ, mụn đầu đen, mụn cám. Ở mặt các vị trí thường xuất hiện mụn trứng cá là những nơi tập trung nhiều dầu như trán, mũi, cằm.
Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ, biến chứng thường gặp là sẹo lõm, sẹo lồi. Với những các loại mụn trứng cá nhẹ chỉ cần vệ sinh da mặt sạch sẽ, bôi các loại mỹ phẩm giảm tiết bã nhờn.
Sử dụng thuốc uống trị mụn trứng cá, và thuốc bôi với các loại mụn ở thể nặng như mụn bọc, mụn mủ theo chỉ định của bác sĩ như: Acne Pro Plus, Serum chấm mụn Pizu, Gel trị mụn trứng cá Decumar, Isotretinoin, Madolay, thảo dược An Bảo, Erythromycin, Terminator Acne 10,…
9. Nám da
Nám da là một bệnh lý da liễu do sự tích tụ của các hắc tố trên bề mặt da tập trung tại một số vùng da như trán, mũi đặc biệt là ở gò má vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
Phụ nữ ngoài 30 tuổi là đối tượng dễ bị nám nhất do thời điểm này hooc môn Estrogen bắt đầu suy giảm, làm mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến kích thích tăng sản xuất hắc tố melanin, gây nám da.
Để trị nám da có thể chọn thuốc uống trị nám với thành phần là các nguyên liệu thiên nhiên, vitamin, khoáng chất… giúp điều hòa nội tiết tố đồng thời tái tạo tế bào mới. Nên kết hợp với việc thoa kem trị nám.
6 lưu ý trong cách trị bệnh da liễu ở mặt
- Phát hiện bệnh sớm và tìm hiểu nguyên nhân để điều trị nhanh chóng và không để lại sẹo.
- Cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các chuyên gia về da liễu, không tự ý dùng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Có chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, cũng như nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để cơ thể mệt mỏi, stress để có một khuôn mặt trắng mịn và tươi sáng.
- Uống ít nhất 2 lít nước/ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da từ bên trong.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da mặt phù hợp với làn da.
- Cần kết hợp các biện pháp khác nhau gồm dùng thuốc đặc trị, chăm sóc và bảo vệ da bị tổn thương.
Bệnh da liễu ở mặt gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh thiếu tự tin và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày vì thế bạn cần lưu ý trong cách sinh hoạt hàng ngày, tránh những tác nhân gây bệnh da liễu ở mặt mà chúng tôi đã kể trên.
Chào bác sĩ. Dạo này da ở cằm của e có hiện tượng bị bong tróc giống như da vảy, bị thâm lại, lâu lâu lại thay nóng ở vùng bị tróc da. E đã thoa tbuic nhưng k thấy đỡ. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng này là sao ạ?