Lở miệng – biểu hiện của những bệnh lý ác tính ít ai ngờ

Rất nhiều bệnh nhân của những căn bệnh ác tính như ung thư ban đầu chỉ có dấu hiệu lở miệng, bị lở khóe miệng, bị lở mép miệng và tự tìm cách chữa lở miệng. Và sau đó họ hối hận vì đã không đi khám và chữa trị kịp thời.

>> Trẻ bị lở miệng, chốc lở phải làm sao?

Lở miệng – dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm

Đặc điểm chung của lở miệng là một dạng bệnh chốc lở thường gặp, với các vết loét có màu đỏ xung quanh, trung tâm có mảng màu vàng đục, gây đau nhiều trong khoảng 2-3 ngày rồi giảm dần, khoảng 1 tuần thì tự lành.

Lở miệng là tình trạng miệng xuất hiện những vết tổn thương có màu đỏ

Biểu hiện tại chỗ gồm có viêm nhiễm, sưng nóng, đỏ đau, lở loét rất khó chịu. Nhai nuốt, ăn uống khó khăn. Có thể xuất hiện những áp xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc, nhẹ hơn là những bết loét ở lưỡi, niêm lạc miệng. Một số biểu hiện nặng hơn là sốt cao, nổi hạch góc hàm.

Với những triệu chứng như trên ở miệng không có gì đáng nguy hiểm, tuy nhiên, bệnh lở miệng kéo dài có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm dưới đây:

– Bệnh lở miệng do viêm loét (nhiệt miệng): Bệnh thường gây đau bên trong miệng thường xuất hiện vết loét màu đỏ hoặc trắng nằm rải rác bên trong vùng mô mềm của miệng. Bệnh thường do diị ứng thức ăn, căng thẳng, thiếu hụt chất dinh dưỡng chủ yếu là thiếu vitamin B, vitamin C, PP, B6, B12, thiếu sắt.

– Bệnh mụn rộp (bệnh hecpet môi): Bệnh tạo nên các vết phồng rộp, nhỏ bé xíu mọc ở miệng đặc biệt là vùng quanh môi, lưỡi, bị lở khóe miệng…thường gây đau và có thể tiết dịch. Bệnh do virus hecpet gây ra hoặc có thể do lây truyền.

– Bệnh do nhiễm khuẩn: Viêm loét miệng, lưỡi có thể là biểu hiện của việc nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm virus herpes. Đây là bệnh loét Aphthous, ô vi khuẩn trong răng sâu, viêm quanh răng và viêm tủy đã gây nhiễm khuẩn vùng mô niêm mạc tại vết loét.

– Bệnh ung thư: Loét miệng còn là triệu chứng ban đầu của một số bệnh tự miễn như bệnh bóng nước, hoặc dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm họng, ung thư lưỡi.

Cách trị lở mép miệng, lở miệng

Tùy thuộc vào căn nguyên, bệnh lý gây ra tình trạng lở miệng khác nhau sẽ có các phương pháp điều trị cho phù hợp. Để điều trị bệnh hiệu quả, không chỉ phải trị các triệu chứng bệnh mà còn phải chữa tận gốc căn nguyên của bệnh mới có thể hạn chế được tái phát và lây nhiễm.

– Nếu bị lở miệng do nhiễm nấm, vi khuẩn, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng nấm trong 1-2 tuần.

– Nếu nguyên nhân do bị virus herpes sẽ được chỉ định điều trị sớm bằng thuốc kháng virus trong 1-2 ngày đầu thì hiệu quả sẽ cao hơn. Nếu điều trị muộn vết loét sẽ tái phát, khó kiểm soát hơn.

– Nếu nguyên nhân do ổ vi khuẩn từ răng sâu phải điều trị triệt để chứng sâu răng bệnh sẽ chóng khỏi, không tái phát.

– Trong trường hợp vết loét do bệnh bọng nước tự miễn cần lưu ý dấu hiệu từ khi bệnh mới hình thành. Đây vốn dĩ là những bóng nước, bị vỡ rất nhanh, sau đó lây ra toàn thân gây đau nhức, lở loét. Bệnh được điều trị đặc hiệu với các loại thuốc ức chế miễn dịch.

– Riêng với bệnh lý ung thư như ung thư vòm họng, ung thư lưỡi, loét là triệu chứng ban đầu thể hiện bệnh ở giai đoạn đầu.

Vì thế khi có dấu hiệu của bệnh lở miệng, bệnh nhân không nên chủ quan tự ý bôi thuốc mà nên đến các bệnh viện để được chẩn đoán, phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm khác (nếu có). Như vậy cũng thuận lợi cho việc điều trị được tốt hơn.

Điều trị lở miệng bằng Tây y

Khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh lở, loét miệng việc điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng, giảm kích thước vết loét, giảm đau. Dưới đây là một số thuốc dùng để điều trị viêm loét miệng thường được sử dụng, trong đó một số thuốc bản chất là thuốc tê có thể chỉ định đùng tại vết loét dưới dạng gel, thuốc bôi,…

– Dùng Nitrate bạc: Dùng bôi lên trực tiếp lên vết tổn thương có tác dụng làm bớt đau ngay sau khi bôi. Nếu viêm loét bình thường tổn thương sẽ lành trong 3-5 ngày.

Ngoài ra, có thể dùng kem bôi có chứa triamcinolone acetonide hoặc amlexanox (aphthasol); Gel 2% lidocaine; Debacterol (phức hợp phenol sulfonate với sulfuric acid có tác dụng tương tự nitrate bạc).

Các loại thuốc này bán theo toa được chỉ định bởi nha sĩ hoặc bác sĩ. Cụ thể gồm:

– Bệnh nhân dùng nước muối sinh lý 0,9% để sức miệng, không nên dùng nước muối tự pha vì nếu quá mặn sẽ làm đau vết thương.

– Ngoài ra còn có một số dung dịch súc miệng sát khuẩn khác như chlorhexidine (cyteal, eludril); chlohexidine 0,12% có tác dụng ngăn ngừa bội nhiễm trong quá trình làm lành vết thương.

Lưu ý: Khi dùng thuốc bôi nên bôi trước bữa ăn 1 giờ, bôi trước khi đi ngủ buổi tối 1-2 tiếng để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Một số loại thuốc trị lở miệng thường dùng theo tình trạng, nguyên nhân gây bệnh gồm:

Trong trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kháng sinh, kháng sinh kết hợp với hoạt chất sunfamethoxazon và trimethoprim rất tốt trong điều trị bệnh nhiệt miệng.

Nếu có bội nhiễm nấm tại chỗ bệnh nhân cần uống thêm thuốc kháng nấm kết hợp thuốc bôi như fluconazol, itraconazol hoặc nistatin.

Khi có chẩn đoán viêm loét miệng do virus người bệnh cần dùng thuốc kháng virus như: acyclovir, famciclovir, alcyclovir…

Đối với trường hợp nặng, bác sĩ có thể xem xét cho dùng corticosteroid đường uống. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng trong thời gian ngắn vì có nhiều tác dụng phụ như tăng cân, suy giảm miễn dịch, tăng tiết acid dẫn đến viêm loét dạ dày..

Bệnh nhân loét áp-to cần bổ sung vitamin PP, vitamin B12, vitamin C, viên sắt và folic acid, hoặc vitamin tổng hợp để nâng cao thể trạng.

Cách chữa lở miệng theo Đông y

Để giảm cảm giác đau rát di viêm loét niêm mạc (lở miệng) gây ra, bạn có thể dùng một số món ăn cũng là những bài thuốc Đông y rất hiệu quả do lương y Minh Chánh (Hội Đông y Việt Nam) chia sẻ:

  • Cháo mộc thông, gạo lức:

Chuẩn bị: 12g mộc thông và 100g gạo lức.

Cách làm: Cho mộc thông vào nước đun kỹ rồi bỏ bã. Sau đó cho gạo lức đã vo sạch vào nước mộc thông vừa đun. Tiếp theo đun to lửa cho dôi rồi chuyển sang nấu nhỏ lừa thành cháo, cho thêm ít đường rồi dùng ngày 2 lần.

Tác dụng: Hạ nhiệt, trị lở miệng, trị đi tiểu ra máu

Lưu ý: Không dùng cho người bị thấp thiệt, đi tiểu nhiều lần và khí nhược.

  • Canh ngân nhĩ, cà chua:

Chuẩn bị: Ngân nhĩ 50g, cà chua 100g, đường vửa đủ.

Cách làm: Ngâm nở nhân nhĩ rồi rửa sạch cho vào nồi đất nấu thành keo đặc. Cà chua đem rửa sạch, gọt vỏ, giã nát cho vào keo ngân nhĩ và đường vừa đủ. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 thìa.

Tác dụng: Bổ âm, trị lở mép.

  • Canh bí xanh lá sen:

Chuẩn bị: 1 lá sen tươi, bí xanh 500g, muối vừa đủ.

Cách làm: Lá sen rửa sạch cắt nhỏ, bí cắt miếng nhỏ. Tất cả cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu chín. Sau đó vớt bỏ lá sen cho gia vị rồi dùng.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trị viêm loét miệng.

Lưu ý trong điều trị bệnh lở miệng

– Dùng khăn ngâm vào nước đá có pha muối rồi chấm nhẹ lên những vết loét nhiều lần trong ngày cho đến khi vết lở đỡ hẳn.

– Tránh căng thẳng, stress.

– Không ăn những thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ vì chúng có khả năng làm vết lở miệng trầm trọng hơn.

– Nếu bị viêm loét miệng lưỡi do nấm, vi khuẩn, thiếu vi chất hay sâu răng đều có thể phòng ngừa băng cách vệ sinh răng miệng tốt, ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung viên B complex, kẽm, sắt, chất xơ.

– Song song với điều trị là phòng tránh tái phát. Không nên hút thuốc, uống rượu trong khi đang bị tổn thương.

Ngay khi có dấu hiệu của bệnh lở miệng hãy nghĩ ngay đến những bệnh nguy hiểm trên mà bạn có thể mắc phải đừng chủ quan với sức khỏe của mình. Trong trường hợp điều trị viêm loét tại chỗ không có tác dụng cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu ngay: Cách chữa lở mép ở trẻ nhanh khỏi, không gây khó chịu cho trẻ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo