Viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh: Chớ coi thường căn bệnh nguy hiểm này!

viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ, vì thế, hiểu về bệnh là cách tốt nhất để có thể bảo vệ trẻ trước căn bệnh nguy hiểm này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh để có cách nhận biết, điều trị và chăm sóc trẻ đúng đắn với bài viết dưới đây!

>> Viêm da bội nhiễm ở trẻ sơ sinh: Cha mẹ tuyệt đối không được tự điều trị

>> Cảnh báo nguy cơ hủy hoại da nghiêm trọng do bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

1. Vi khuẩn tụ cầu là gì? Cơ chế sinh bệnh là gì?

Vi khuẩn tụ cầu có tên khoa học là Staphylococcus gồm 3 loại đó là tụ cầu vàng (S.aureus), tụ cầu hoại sinh (S. saprophyticus) và tụ cầu da (S. epidermidis).

Vi khuẩn tụ cầu có mặt ở rất nhiều nơi trong môi trường, ngay cả trên da của người bình thường. Chúng có sức đề kháng rất mạnh, ít bị tác động bởi môi trường như khô hạn, nắng nóng, độ pH, nhiệt độ. Tất cả chúng đều gây bệnh đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn.

Vi khuẩn tụ cầu có thể gây bệnh cho bất cứ ai, độ tuổi nào, nhưng trẻ sơ sinh là đối tượng mắc nhiều nhất do hễ miễn dịch của trẻ còn kém, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, mồ hôi.

Cơ chế sinh bệnh do vệ sinh kém khiến vi khuẩn tăng sinh trên da, tăng độc tố và gây ra viêm da mủ.

3 bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Vi khuẩn tụ cầu có thể gây bệnh cho bất cứ ai, bất cứ mùa nào nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em, trong đó có trẻ sơ sinh. Chúng gây nên một số bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có 3 căn bệnh phổ biến nhất gồm:

1. Viêm nang lông

Tổn thương là những mụn mủ ở lỗ chân lông, có thể mọc rải rác hoặc hợp thành mừng mảng ở bất cứ vùng da nào có nang lông. Viêm nang lông được phân biệt thành 2 thể nông và sâu, cụ thể triệu chứng và cách điều trị của 2 thể này như sau:

  • Viêm nang lông nông:

Triệu chứng: Là dạng viêm da nông ở đầu lỗ chân lông (thường gặp nhất là đầu, trán, gáy, cằm và lưng). Biểu hiện ban đầu là lỗ chân lông bị sưng đỏ, đau, sau thành mụn mủ nhỏ, quanh chân lông có quầng viêm. Sau 1 đến 2 ngày mụn mủ sẽ khổ đi, để lại vảy tiết nâu sẫm hình tròn và bong đi không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu ở da đầu sẽ để lại sẹo nhỏ, trụi tóc.

Hình ảnh viêm da tụ cầu dạng viêm nang lông ở miệng trẻ sơ sinh

Điều trị: Phụ huynh có thể sử dụng cồn i-ốt 1-3% hoặc dung dịch methylen 1% bôi lên chỗ viêm. Ngoài ra, có thể bôi mỡ hloroxid 1%, mỡ bactroban hoặc mỡ fucidin theo chỉ định của bác sĩ.

  • Viêm nang lông sâu:

Bệnh do tụ cầu vàng gây ra, diễn biến dai dẳng và hay tái phát. Ban đầu chỉ là những mụn mủ quanh nang lông như viêm nang lông nông, nhưng bị nhiễm khuẩn ngày càng sâu và lan rộng. Biểu hiện rõ rết nhất là mọc rải rác hoặc thành từng cụm, đám đỏ, cứng cộm và gồ ghề.

Điều trị: Cần thiết nhất là sát khuẩn tại chỗ nằng cồn iốt 1 – 3%, dùng dung dịch xanh methylen 1%. Sau đó cần bôi các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ gồm:

  • Thuốc bôi mỡ kháng sinh penixilin
  • Chloroxid 1%
  • Oxyd vàng thuỷ ngân 10%
  • Mỡ bactroban
  • Mỡ fucidin
  • Kháng sinh uống
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm
  • Các vitamin B,C.

2. Hội chứng bong da ở trẻ nhỏ

Sau khi trẻ có hiện tượng sốt và đỏ da sẽ xảy ra hiện tượng bong lớp biểu bì, tạo thành bọng nước trên diện tích da rộng.

Hội chứng bong da do nhiễm khuẩn tụ cầu ở trẻ

Nhiều trường hợp viêm có thể thành nhọt da đầu bị vỡ, làm xuất tiết các chất huyết tương kèm theo vi khuẩn tụ cầu lây lan sang các vùng da lành.

3. Đinh nhọt

Đây là trường hợp biến chứng từ viêm nang lông do độc tố vi khuẩn mạnh, gây viêm toàn bộ nang lông, lan ra xung quanh, gây hoại tử, tạo ngòi từ những tế bào chất và xác bạch cầu. Nhọt thường gặp ở gáy, lưng, các chi. Ban đầy chỉ nổi thành u đỏ, đau, cộm, sau đó dần dần u sẽ mềm, tạo mủ và ngòi. Đến khoảng 8 – 10 ngày, nhọt mềm nhũn, vỡ mủ, nặn ra một ngòi đặc, để lại sẹo.

Hình ảnh bé bị đinh nhọt ở bả vai do nhiễm khuẩn tụ cầu

Trẻ có thể bị sốt, nổi hạch đau ở vùng gần mụn nhọt. Tụ cầu cũng gây nên mụn đầu đinh, một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đe dọa tính mạng vì có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn huyết.

Điều trị: Tuyệt đối không nên nặn, chích khi nhọt mới nổi sưng đỏ và cứng. Lúc này chỉ nên chấm cồn i-ốt từ 3 – 5% hoặc chỉ bôi chất sát khuẩn. Khi nhọt đã vỡ mủ hãy nặn hết ngòi, chấm thuốc sát khuẩn, oxy già, uống hoặc tiêm kháng sinh, thuốc giảm đau, kết hợp với vitamin C.

Cách phòng bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh

Để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh viêm da tụ cầu, phụ huynh nên lưu ý trong cách chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân bằng cách tắm, rửa với nước sạch hàng ngày đặc biệt là những trẻ có cân nặng vượt trội, có nhiều nếp kẽm nếp gấp chứa nhiều mồ hôi, bã nhờn.
  • Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý trước và sau khi ăn cũng như trước và sau khi ngủ dậy.
  • Không để trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
  • Nâng cao sức đề kháng cho trẻ thông qua sữa mẹ đủ dinh dưỡng, nhiều vitamin C, B1…

Vi khuẩn tụ cầu không chỉ gây viêm da mà còn gây một số bệnh khác như áp-xe phổi, viêm tủy xương, viêm tĩnh mạch xoang hang, viêm nội tâm mạc, viêm màng não mủ… Vì thế, phụ huynh nên lưu tâm đến những dấu hiệu bất thường của trẻ như đã kể trên, thực hiện điều trị và chăm sóc trẻ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Quỳnh Nguyễn (TH)

Tìm hiểu thêm: 2 Bệnh viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh và cách điều trị bệnh hiệu quả

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo