Bệnh viêm da: Các biểu hiện thường gặp, nguyên nhân và cách chữa bệnh

Viêm da xuất hiện ở khoảng 20% dân số, trong đó Việt Nam và các nước Đông Nam Á có tỷ lệ mắc bệnh cao do khí hậu nóng ẩm đặc trưng, môi trường không khí ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn. Vì thế, trang bị kiến thức về bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm da, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh cùng những thắc mắc xung quanh với bác sĩ Phương Mai (Bệnh viện Da liễu TP.HCM).

Chào bác sĩ! Bác sĩ có thể cho biết bệnh viêm da là gì? Và các thông tin nhận biết về các bệnh viêm da hiện nay?

>>> Tuyệt đối đừng xem nhẹ những triệu chứng viêm da

>>> 2 Bệnh viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Bệnh viêm da là gì?

Viêm da là một danh từ chung để chỉ khái niệm là phản ứng của da đối với những tác nhân từ bên ngoài đặc biệt là nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, những sang chấn cơ học, hóa học hay là những thay đổi như một số kháng nguyên môi trường ngoài làm cho da bị dị ứng.

Biểu hiện của bệnh

Mỗi bệnh viêm da có một biểu hiện khác nhau nhưng nói chung đây là phản ứng viêm, nông trên da khiến da bị đỏ, ngứa và có mụn nước. Mụn nước có thể vỡ, đóng mày khiến da bị rỉ dịch.

Nếu là bệnh viêm da mãn tính sẽ xảy ra hiện tượng da khô, nứt nẻ, dày sừng.

Những vị trí thường bị viêm da

Những vị trí thường bị viêm da

Hình ảnh viêm da mặt

Bất cứ vùng da nào cũng có thể bị viêm da, tuy nhiên, chủ yếu là những vùng da hở và nhiều hệ thống dây thần kinh như mặt, tay, chân. Cụ thể, với vùng da mặt tương đối nhạy cảm, hệ thống thần kinh phong phú rất dễ bị viêm da dị ứng, viêm da dầu,…

Hình ảnh viêm da tay

Hình ảnh viêm da tay

Với vùng da tay thường xuyên phải tiếp xúc với các dị nguyên sẽ bị bệnh liên quan đến cơ địa, dị ứng, kích ứng.

Hình ảnh viêm da chân

Hình ảnh viêm da chân

Vùng da chân là bộ phận cũng thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên đặc biệt là bùn đất, nước bẩn sẽ gây ra những bệnh tương tự như ở vùng da tay.

Các bệnh viêm da thường gặp hiện nay?

Với tình trạng viêm da, có rất nhiều bệnh cần phải lưu ý, trong đó có một số nhóm bệnh phổ biến như sau:

  • Viêm da cơ địa
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Viêm da thần kinh

Trong đó, viêm da cơ địa thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu bị mẩn đỏ, ngứa ở mặt, trán. Khi trưởng thành bệnh có thể khu trú lại ở những vùng như khuỷu tay, khoeo chân và da bị khô nhiều.

Với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng thì dễ dàng nhận biết hơn vì khi tiếp xúc với dị ứng nguyên như hóa chất, cao su, kim loại thì da bệnh nhân sẽ bị đỏ. Dấu hiệu xảy ra ở ngay vùng tiếp xúc là da bị nổi mụn nước, ngứa. Nếu những triệu chứng này kéo dài thì những vùng da ngứa nhiều hơn sẽ dày lên.

Còn với viêm da thần kinh, bệnh nhân sẽ ngứa, gãi liên tục ở một vùng da nào đó làm cho da bị dày lên, sẫm màu. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh là do bệnh nhân nhiễm phải một loại nấm hay kí sinh trùng nào đó một thời gian dài, sau đó đã được điều trị nhưng do ảnh hưởng tâm lí nên vẫn thấy ngứa và gãi.

Ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm do đó phổ biến nhất là viêm da cơ địa, đặc biệt là trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh rất cao.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm da nhưng trong đó khí hậu Việt Nam nóng ẩm gió mùa, vì vậy viêm da cơ địa là bệnh phổ biến nhất.

Ngoài ra, phải kể đến những nguyên nhân khác như:

  • Cơ địa dị ứng
  • Di truyền
  • Tiếp xúc với dị nguyên
  • Môi trường làm việc

Viêm da và cách điều trị hiện nay

Có rất nhiều loại bệnh viêm da, mỗi bệnh có một phương pháp điều trị cụ thể. Ví dụ, với viêm da cơ địa, đây là tình trạng da do dị ứng di truyền vì thế cần điều trị và tìm cách ngăn chặn bệnh tái phát. Với mỗi giai đoạn của viêm da cơ địa lại có những thuốc uống, thuốc bôi phù hợp. Trong đó, việc giữ ẩm rất quan trọng với bệnh nhân đặc biệt là sau khi tắm xong để tăng cường hàng rào bảo vệ da.

Với viêm da tiếp xúc kích ứng, người bệnh cần chú ý tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Nếu để tình trạng này xảy ra, việc điều trị sẽ không có tác dụng, nguyên nhân là do khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên sẽ khiến tình trạng dị ứng bị  tái phát.

Còn đối với các bệnh viêm da khác như tổ đỉa, chàm bệnh nhân cần phải tránh chất tẩy rửa bằng cách đeo găng thích hợp, đắp hoặc ngâm thuốc tím, nước muối sinh lý, bôi thuốc corticoid phù hợp. Tốt nhất bệnh nhân nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được khám và điều trị thích hợp.

Những loại thuốc nào được sử dụng trong điều trị viêm da

Điều trị viêm da cần phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể, trong đó một số nhóm thuốc được bác sĩ sử dụng gồm: Một số kem có chứa hoạt chất corticoid, thuốc kháng viêm không steroid, các thuốc kháng histamin.

Bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Một số thuốc hỗ trợ điều trị như dầu acid linoleic, các sản phẩm có thành phần salicylic acid hoặc ketoconazole…

Thời gian điều trị viêm da bao lâu và mức giá thuốc bao nhiêu?

Thời gian điều trị phụ thuộc vào từng loại viêm da, ví dụ viêm da tiếp xúc dị ứng rất dễ điều trị vì chỉ cần bệnh nhân biết nguyên nhân thì chỉ cần tránh và xử lý tại chỗ. Ngược lại, với viêm da mãn tính việc điều trị kéo dài rất lâu, tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Về chi phí điều trị, giá thuốc sẽ cao hay thấp phụ thuộc vào từng loại thuốc và tình trạng bệnh.

Giải đáp những thắc mắc khác về bệnh viêm da

Bệnh viêm da nào là nguy hiểm nhất?

Viêm da không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân mà chỉ gây tình trạng khó chịu dai dẳng kéo dài. Viêm da mãn tính bắt buộc phải đi khám nhiều lần, tuân thủ theo điều trị của bác sĩ.

Biến chứng có thể xảy ra của các bệnh viêm da gồm có chốc lở, sẹo, viêm tế bào, nhiễm khuẩn và khiến bệnh nặng hơn. Tất cả những biến chứng này đều do bệnh nhân cào gãi hoặc sử dụng sai thuốc, sai chỉ dẫn của bác sĩ, do đó cần khám chữa kịp thời.

Viêm da có lây không? Có cách nào ngăn chặn sự lây lan của bệnh?

Đối với viêm da do kí sinh trùng hoặc do nấm thì khả năng lây lan mới cao còn trong trường hợp viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng thì không lây.

Với viêm da do nấm, kí sinh trùng cần sử dụng đồ dùng cá nhân riêng như khăn, lược… Ngoài ra, các vật dụng khác như quần áo, đồ lót cần giặt riêng tránh lây lan cho người khác.

Cách phòng tránh bệnh viêm da

– Cách phòng tránh đối với viêm da cơ địa cần tránh ánh nắng gay gắt, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, hạn chế đổ mồ hôi. Ngoài ra, cần giữ ẩm da, tắm bằng chế phẩm phù hợp dịu nhẹ và bôi lotion giữ ẩm.

– Hạn chế cào gãi vì sẽ gây tình trạng trầy xước.

– Với trường hợp bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc kích ứng cần tránh tác nhân gây dị ứng như hóa chất, thuốc nhuộm tóc, xà phòng…

Điều trị bệnh viêm da bằng phương pháp Đông y an toàn

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên, trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: “Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh viêm da. Trong đó, phương pháp Đông y được nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng, bởi sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên, mang đến hiệu quả cao mà lại an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ.”

Một trong những bài thuốc Đông y đang được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng để điều trị các bệnh viêm da là Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là bài thuốc do các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế. Bài thuốc mang đến liệu trình toàn diện, tác động sâu vào trong cơ thể, giúp giải độc, tiêu viêm, xử lý căn nguyên gây ra các bệnh viêm da, nhờ đó loại trừ bệnh từ gốc.

Một liệu trình điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang gồm 3 chế phẩm: Thuốc ngâm rửa, Thuốc bôi ngoài và thuốc uống trong, tạo nên tác động kép cả bên trong cơ thể lẫn bên ngoài da.

Bài thuốc Đông y điều trị viêm da an toàn

Thanh bì Dưỡng can thang có nguồn gốc từ bài thuốc Trợ tạng bì của danh y Hải Thượng Lãn Ông, đã được nghiên cứu, cải tiến về thành phần và định lượng để mang lại hiệu quả cao hơn trong điều trị.

Bài thuốc chứa các vị thuốc quý như: ích nhĩ tử, tang bạch bì, thiên mã hồ, kim ngân hoa, ké đầu ngựa… Các dược liệu này đều được thu hái từ những vườn chuyên canh dược liệu sạch do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển, đạt tiêu chuẩn GAP.

Trong bài thuốc hoàn toàn không chứa corticoid và cam kết không pha trộn tân dược nên an toàn tuyệt đối cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú.

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể gia giảm các vị thuốc cho phù hợp. Do đó, người bệnh nên trực tiếp tới thăm khám tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc theo địa chỉ:

Cơ sở Hà Nội: Số 132 Ô Chợ Dừa, Đống Đa – SĐT, Zalo: (024) 7109 5599 –  0983 059 582

Cơ sở Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo:0972 606 773

Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 5599

Website: http://www.thuocdantoc.org

Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc

Lời khuyên của bác sĩ dành cho người bệnh

Có rất nhiều bệnh viêm da mà bệnh nhân không thể phân biệt được do đó dẫn đến việc tự ý dùng thuốc sai bệnh khiến bác sĩ rất khó chẩn đoán và điều trị. Vì thế, tôi khuyên bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc theo lời mách bảo mà cần đến cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Xem video Bác sĩ Phương Mai (Bệnh viện Da liễu Tp.HCM) chia sẻ về viêm da và cách điều trị:

Xem chi tiết: Cách trị viêm da: Các phương pháp được Bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo