Bệnh viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm da cơ địa là một bệnh da phổ biến, tỷ lệ người mắc cũng gia tăng nhanh, nếu không điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh không thể khỏi. Những kiến thức căn bản nhất về bệnh viêm da cơ địa dưới đây đặc biệt là cách chữa, chăm sóc sẽ mang lại nhiều điều bổ ích, thiết thực.

Viêm da cơ địa là gì?

Theo tài liệu Những điều cần biết về Viêm da cơ địa do GS.TS Trần Hậu Khang – Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam biên soạn, viêm da cơ địa (chàm cơ địa, chàm thể tạng) có tên khoa học là Atopic Dermatitis.

Đây là một bệnh viêm da mãn tính xen kẽ với những giai đoạn bùng phát và có đặc điểm là dễ tái phát. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Triệu chứng viêm da cơ địa? Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa?

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa gồm: Ngứa, đỏ da, mụn nước tập trung thành từng đám, phù nề, dày da, vảy tiết.

Hình ảnh viêm da cơ địa ở mặt

Chị Nguyễn Thị Thỏa (Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội) bị viêm da cơ địa dai dẳng suốt 7 năm đã được hỗ trợ điều trị lành bệnh, phục hồi da nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang...

Hình ảnh viêm da cơ địa ở tay

Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa ở chân

Một số triệu chứng khác có thể gặp là viêm da cơ địa và dày sừng ở bàn tay, bàn chân, da vảy cá, dày sừng nang lông, vảy phấn trắng.

Các giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa

1. Giai đoạn cấp tính

Đây là giai đoạn đầu với các biểu hiện như da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn, đám sẩn, mụn nước tiết dịch và không có vẩy da. Nếu không được điều trị da sẽ bị phù nề, chảy dịch rồi đóng vảy tiết. Giai đoạn này nếu bệnh nhân gãi sẽ tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu, mụn mủ, vẩy tiết vàng.

2. Giai đoạn bán cấp

Các triệu chứng tương tự với cấp tính nhưng nhẹ hơn, da không bị phù nề hay tiết dịch.

3. Giai đoạn mãn tính

Da dày thâm, ranh giới rõ, liken hóa (là những mảng rộng, bờ kém rõ ràng ở những vùng da dày, hiện rõ những vết ngang, dọc trên da) và nứt đau.

Phân biệt biểu hiện bệnh viêm da cơ địa ở người lớn và trẻ em

  • Trẻ sơ sinh đến 2 tuổi

Vị trí tổn thương thường gặp nhất là hai bên má, đầu, trán, cổ, mặt, thâm mình, mặt duỗi các chi. Khi trẻ biết bò xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Các tổn thương cơ bản gồm mụn nước tập trung thành từng đám, dập vỡ, rỉ dịch khi bị viêm cấp hoặc nhiễm trùng.

  • Trẻ em trên 2 tuổi đến dậy thì

Vị trí tổn thương bắt đầu ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, cẳng tay, mặt gấp của cổ tay, cổ chân hay đầu gối. Chủ yếu là những sẩn đỏ dẹt, có vảy mỏng trên da dày và trở nên thô ráp, thay đổi sắc tố theo thời gian.

  • Trẻ vị thành niên và người lớn

Có biểu hiện thương tổn ở nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, gáy, diện tích lan rộng. Da khô, tróc vảy và dày và trở nên dày và sậm màu hơn các vùng da lành, gây ngứa liên tục.

Nguyên nhân viêm da cơ địa?

– Nguyên nhân chính

+ Yếu tố di truyền:

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh khi gia đình có bố hoặc mẹ hoặc cả hai bị viêm da cơ địa, hen suyễn hay viêm mũi dị ứng. Nếu cả bố và mẹ cùng bị các bệnh trên thì tỷ lệ con mắc bệnh là 80%, và tỷ lệ này còn 60% nếu một trong hai bố hoặc mẹ bị bệnh.

+ Rối loạn hệ miễn dịch

– Yếu tố khởi động hoặc làm bệnh nặng hơn gồm:

+ Môi trường sống

Những người sống ở những thành phố có mức độ ô nhiễm cao, vùng khí hậu lạnh sẽ có nguy cơ bị viêm da cơ địa cao hơn. Những yếu tố khác làm bệnh tiến triển nặng hơn gồm có thay đổi khí hậu đột ngột, dùng chất tẩy rửa, xà phòng, nước hoa, máy lạnh, thuốc lá, bụi đường…

+ Thức ăn

Trẻ em bị viêm da cơ địa thường dị ứng với những loại thức ăn như sữa bò, sản phẩm từ sữa, lạ, hải sản…

Viêm da cơ địa và cách điều trị?

Việc điều trị cho bệnh nhân trước hết phải loại trừ và tránh được những chất gây dị ứng như đã kể ở phần nguyên nhân. Tiếp đến là những phương pháp bôi, uống dựa trên từng tình trạng bệnh nhân cụ thể, dưới đây là 3 phương pháp điều trị viêm da cơ địa được áp dụng hiện nay.

  • Chữa bệnh viêm da cơ địa dị ứng bằng tây y

Bệnh khởi phát từ sự suy yếu hàng rào bảo vệ da, dẫn đến da khô, ngứa, gây nhiễm trùng da do đó, cần điều trị viêm da cơ địa bằng chất dưỡng ẩm là điều trị nền tảng trong các giai đoạn bệnh.

Cần bôi thuốc trị viêm da cơ địa theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sau đó, tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân như thay đổi lối sống, dùng thuốc chống viêm, giảm ngứa (histamine), giảm stress tâm lý và điều trị nhiễm trùng (nếu có).

Một số thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa dị ứng:

Để trị bệnh viêm da cơ địa cần có hai loại thuốc gồm thuốc dùng ngoài và thuốc uống, cụ thể bác sĩ chỉ định dùng những loại thuốc sau:

– Thuốc dùng ngoài gồm các loại thuốc sử dụng theo các giai đoạn như sau: hồ nước (dùng trong giai đoạn đầu), dung dịch Jarish, thuốc tím 0,001%; vioform 1% (giai đoạn bán cấp) và thuốc mỡ kháng sinh, mỡ chứa corticoid ( viêm da cơ địa có nhiễm khuẩn, mãn tính).

– Thuốc uống gồm có thuốc chống ngứa (thuốc chống dị ứng phenergan, chlorpheniramin, cetirizine…) và thuốc chống bội nhiễm (kháng sinh thích hợp).

  • Chữa viêm da cơ địa bằng đông y

Theo y học cổ truyền, viêm da cơ địa được xếp vào bệnh danh thấp chẩn, thấp sang. Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn các chức năng của tạng phủ hoặc mắc một số bệnh nội khoa khiến công năng vận hóa thủy thấp của cơ thể không được nhịp nhàng; nội thấp hiệp với phong thành độc tà mà gây ra bệnh.

Ảnh minh họa

Viêm da cơ địa được chia thành 2 thể cấp tính và mạn tính với những bài thuốc đặc trị riêng biệt. Cụ thể, với thể cấp tính loại thấp nhiệt sẽ dùng phép chữa “thanh nhiệt hóa thấp“; thể cấp tính loại phong nhiệt dùng phép chữa “sơ phong thanh nhiệt trừ thấp“; thể mạn tính dùng phép chữa khu phong, dưỡng huyết nhuận táo.

  • Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng thuốc dân gian

Lá khế, hành hoa, lá lốt, lá ổi, lá trầu không, dầu dừa, tỏi đen,… là những vị thuốc dân gian thường được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa.

Những phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam nhận được nhiều phản hồi trên các website, diễn đàn dựa trên kinh nghiệm cá nhân, tuy nhiên, những phương pháp này vẫn chưa có tài liệu chứng minh hiệu quả và được áp dụng trong y khoa. Vì vậy, bệnh nhân nên lưu ý trước khi sử dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm da cơ địa

Trong quá trình điều trị viêm da cơ địa không thể bỏ qua vai trò chăm sóc da bởi nếu chăm sóc tốt không chủ có tác dụng hỗ trợ điều trị mà còn díup duy trì da ở trạng thái tối ưu nhất. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa cần ghi nhớ:

– Tắm: Chỉ tắm nhanh trong vòng 5 phút, tắm nước ấm 36 độ C, dùng sữa tắm dành riêng cho bệnh viêm da cơ địa hoặc xà phòg dịu nhẹ không có hương liệu.

Trong vòng 3 phút sau khi tắm cần dùng khăm khô thấm nhẹ và boi chất dưỡng ẩm ngay. Bôi chất dưỡng ẩm từ 2-3 lần/ ngày, nhiều hơn vào mùa đông.

– Vệ sinh cá nhân: Cần vệ sinh tã lót ở trẻ để tránh chất tiết gây kích thích. Cắt ngắn móng tay, đeo găng tay vao ban đêm để ngăn ngừa cào gãi khi ngủ.

– Quần áo: Chỉ mặc quần áo sợi bông, cotton, mềm, vải không nhuộm.

– Phòng ngủ: Giữ phòng sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu, không quá khô nóng. Thận trọng khi dùng điều hòa nhiệt độ trong phòng.

– Tránh các yếu tố dị nguyên: Không tiếp xúc với thú nuôi, gia cầm, giảm stress, khói thuốc, nước hoa.

– Ăn kiêng: Chỉ áp dụng khi đã xác định rõ loại thức ăn gây dị ứng và trường hợp nặng.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Bệnh rất khó điều trị dứt hẳn nhưng có thể phòng ngừa, chính vì thế bệnh nhân cần tuân theo những quy định của thầy thuốc nhằm khống chế, kiểm soát bệnh, tránh biến chứng và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Viêm ca cơ địa có lây không?

Mặc dù viêm da cơ địa là một bệnh da liễu có nhiều triệu chứng biểu hiện ra da mà nhiều người nghĩ rằng sẽ lây qua đường tiếp xúc, tuy nhiên, hiện các tài liệu khoa học cho biết bệnh viêm da cơ địa hoàn toàn không lây.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp độc giả hiểu rõ bệnh viêm da cơ địa dị ứng là gì, cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh.

Quỳnh Nguyễn (TH)

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo