5 cách chữa “cước” – bệnh dị ứng thời tiết tại chỗ 10 người 9 người mắc
Ít ai có thể ngờ được “cước” lại là một trong những triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết và hẳn bạn sẽ càng kinh ngạc hơn khi biết hơ tay trên lửa lại gây ra “cước”. Vậy cước là gì? vì sao bị cước? làm thế nào để trị cước?
Bạn nên đọc:
>> Triệu chứng dị ứng thời tiết: Những dấu hiệu cần biết dể phòng tránh ngay
>> Thuốc dị ứng thời tiết và những lưu ý cần phải biết khi dùng
Cước là gì?
Hiện tượng “cước” với các biểu hiện như sưng đỏ các ngón chân, ngón tay, rất ngứa và đau thực chất là một hiện tượng của bệnh dị ứng thời tiết lạnh tại chỗ.
Hình ảnh cước tay chân
Biểu hiện của cước bao gồm:
– Da chân, tay bị phù nề, màu đỏ sẫm, đôi khi có mụn nước.
– Các ngón chân, tay bị sưng.
– Cảm giác đau đầu ngón chân, tay.
– Ngứa ngáy, khó chịu.
Vì sao rét đậm bạn lại bị cước?
Khi thời tiết giá lạnh, chân tay không đủ ấm các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, khiến máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng. Nhưng chúng ta lại có thói quen làm ấm đột ngột khiến mạch máu bị vỡ dẫn với viêm, sưng nề và đau. Do đó, việc làm ấm nhanh bằng lửa, lò sưởi chính là nguyên nhân gây ra cước.
Một nguyên nhân khác gây cước tay chân là do tuần hoàn máu ở 2 bộ phận này thường kém hơn các bộ phận khác. Biểu hiện là ngay cả khi thời tiết ấm nhiều người cũng bị lạnh tay, lạnh chân. Việc tuần hoàn máy kém khiến các bộ phận xa tim không được cung cấp lượng máu cần thiết dẫn tới dễ bị tác động bởi nhiệt độ.
Làm sao để không bị cước tay, chân mùa lạnh?
Để phòng tránh bệnh cước tay, chân khi trời lạnh, các chuyên gia khuyên bạn nên chú ý những điều sau:
– Luôn giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh bằng cách mặc đủ ấm, đi găng tay, tất chân…
– Hạn chế tiếp xúc với các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, dạ… và không mặc quần áo quá chật vì sẽ gây ra hiện tượng cọ xát, kích thích tại chỗ.
– Không nên tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, nước lau nhà, rửa bát…nếu cần tiếp xúc nên đeo găng tay bảo vệ.
– Không tiếp xúc với nước quá lạnh, đặc biệt là lúc tắm.
– Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng, giúp mau lưu thông dễ dàng hơn.
– Trước khi đi ngủ nên ngâm chân, tay vào nước ấm pha gừng từ 15 – 30 phút.
– Hạn chế dùng cách đồ kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
5 cách chữa cước chân tay vào mùa đông hiệu quả nhất
Người bị cước chân, tay vào mùa lạnh có thể dùng 1 trong 5 cách dưới đây:
– Cách 1: Dùng lá lốt trị cước chân, tay
Lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm sẽ giúp trị cước hiệu quả
Lá lốt được xem là vị thuốc dân gian chữa bệnh cước chân tay hiệu quả nhất vì dược liệu này có tính ấm, chống hàn, giảm đau. Để trị cước, bạn chỉ cần thái nhỏ lá lốt rồi đun sôi với nước, một chút muối. Dùng nước này ngâm tay, chân trong khoảng 30 phút.
– Cách 2: Dùng rượu anh đào
Thoa một lượng dung dịch rượu anh đào (loại nhẹ) vừa đủ lên vùng tay, chân bị cước để làm dịu cơn ngứa, đau và rát.
– Cách 3: Dùng gừng
Gừng tươi đem thái lái mỏng rồi xát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm từ 1 – 2 lần liên tục trong vòng 1 tuần sẽ khỏi. Đồng thời kết hợp với ngâm chân, tay như đã kể trên.
– Cách 4: Dùng nhục quế, đinh hương, ngũ linh chi
Chuẩn bị 12g nhục quế, 6g đinh hương và 6g ngũ linh chi. Tất cả đem nghiền thành bột mịn rồi trộn cùng dầu gừng để có được hỗn hợp bột dẻo. Dùng hỗn hợp này đắp vào vùng da bị cước mỗi ngày từ 1-2 lần.
– Cách 5: Dùng quế chi
Chuẩn bị 6g quế chi và 1 lít nước sạch. Sau đó cho vào nồi đun sôi, giảm nhỏ lửa để trong khỏang 10 – 15 phút rồi đổ vào chậu nhỏ, xông hơi tay, chân. Chờ khi nước nguội bớt thì ngâm tay, chân vào chậu kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Thực hiện hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngâm nước quế chi nóng hàng ngày để chữa cước tay chân
Lưu ý: Khi bị cước chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng, không gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da để tránh nhiễm trùng.
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!