Chăm sóc trẻ bị vảy nến những điều bố mẹ nên biết

Trẻ bị vảy nến phải chăm sóc như thế nào là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của các bậc phụ huynh khi con em mình không may mắc phải căn bệnh này.

Vảy nến là căn bệnh da liễu quái ác có thể tấn công đủ mọi đối tượng, lứa tuổi và giới tính. Nam hay nữ, già hay trẻ đều có thể mắc vảy nến. Trẻ nhỏ chính là một trong những đối tượng nằm trong “tầm ngắm” của bệnh. Giống như người lớn, khi trẻ bị vảy nến, cơ thể cũng sẽ xuất hiện những mảng lớn màu đỏ tía hoặc các mảng vảy trắng mọc xếp lớp trên da, trông giống hệt vảy cá!

Hiện nay, Y học vẫn chưa tìm ra được bất kỳ loại thuốc hay phương pháp nào có thể giúp đặc trị bệnh vảy nến. Vì vậy nguy cơ rất cao trẻ sẽ phải sống chung cả đời với căn bệnh mãn tính quái ác này. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách thì có thể giúp bệnh vảy nến ở trẻ trong khoảng thời gian dài. Ngoài ra, để giúp đẩy lùi bệnh vảy nến thì bố mẹ cũng cần chăm sóc cho trẻ đúng cách!

Hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ bị vảy nến đúng cách!

  • Vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ

Khi trẻ bị vảy nến, bố mẹ cần tắm rửa sach sẽ  và thay quần áo thường xuyên cho trẻ hàng ngày để tránh bị vi khuẩn khu trú trên da, sẽ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Khi tắm, bố mẹ nên dùng nước ấm, không nên dùng nước quá nóng lạnh hay lành, bên cạnh đó tuyệt đối không kỳ cọ mạnh hay bóc các mảng da vảy nến trên người trẻ nếu không muốn các vùng da này bị trầy xước, lở loét.

 tắm cho trẻ

Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng các sản phẩm tắm gội có công dụng tốt cho bệnh vảy nến. Khi mua các sản phẩm này, bố mẹ nên lưu ý đến nhà thuốc lớn hoặc các bệnh viện để mua được đồ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng nhái, kém chất lượng.

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Một điều lưu ý nữa dành cho bố mẹ là khi giặt quần áo cho trẻ bị vảy nến thì không nên dùng nước xả vải do loại nước này có thể chứa một số thành phần gây kích ứng da cho trẻ. Sau khi giặt thì mẹ nên phơi quần áo ở những sạch sẽ, thoáng mát, tránh những nơi ô nhiễm, khói bụi.

  • Tạo cho trẻ không gian sống, sinh hoạt thoáng đãng

Trẻ bị vảy nến cần được ở trong phòng sạch sẽ, thoáng khí. Bố mẹ cần thường xuyên dọn dẹp nơi ở cho trẻ, không để bừa bộn, bẩn thỉu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây ảnh hưởng đến bệnh.

Bên cạnh đó, khi nhà có trẻ bị vảy nến thì người thân tuyệt đối không được hút thuốc lá trong nhà. Trẻ hít phải khói thuốc lá có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về đường hô hấp, viêm màng não, ung thư, khiến bệnh vảy nến trầm trọng hơn,… Trường hợp  xấu nhất, khói thuốc lá có thể dẫn đến chứng đột tử ở trẻ nhỏ.

  • Điều trị vảy nến cho trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ

Trẻ bị vảy nến, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp, hướng điều trị khác nhau như điều trị tại chỗ bằng việc bôi thuốc, điều trị toàn thân bằng cách sử dụng các loại thuốc đường uống/ tiêm hay phương pháp quang trị liệu sử dụng ánh sáng chiếu vào các vùng da bị tổn thương do vảy nến.

Khi trẻ bị bệnh thì mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo những hướng dẫn, và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Mẹ không tự ý không lạm dụng hay dùng thuốc bừa bãi cho trẻ. Một số loại thuốc chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, nếu mẹ dùng sai cách có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm da, độc gan, xơ phổi, suy tim xung huyết,…

  • Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ

Mẹ cần xây dựng cho trẻ một thực đơn ăn uống hàng ngày khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Các thực phẩm giúp hỗ trợ chữa vảy nến, mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn có thể kể đến như: cá biển giúp bổ sung axit béo omega-3, canxi, sắt, vitamin A, vitamin D, vitamin B2…, bơ, cà rốt giúp bổ sung chất beta-carotene, nho, bưởi giúp bổ sung chất chống oxy hóa,… Ngoài ra mẹ hạn chế cho trẻ ăn đường, đồ ăn vặt hay thức ăn nhiều dầu mỡ,… do không tốt cho bệnh vảy nến.

  • Thường xuyên động viên tinh thần và quan tâm đến trẻ nhiều hơn

Nếu trẻ còn nhỏ, có thể trẻ chưa nhận thức được những khác biệt về làn da của mình so với những bạn bè đồng trang lứa. Tuy nhiên, khi trẻ đã lớn hơn, bắt đầu biết nhận thức thì chính là da sần sùi, xấu xí  sẽ là yếu tố khiến trẻ mặc cảm, tự ti, xấu hổ, ngại giao tiếp với mọi người, về lâu về dài có thể khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm.

 động viên trẻ

Rất nhiều trường hợp, trẻ bị vảy nến bị bạn bè dè bỉu, công kích, trở thành đối tượng bị bạo hành học đường do những khác biệt về làn da. Chính vì vậy, những lúc này bố mẹ cần ở bên an ủi, chia sẻ và động viên trẻ không được chán nản, buồn phiền, giúp trẻ vững tâm chữa trị bệnh. Ngoài ra bố mẹ có thể cho trẻ tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm của những người mắc bệnh vảy nến, khi gặp được những trường hợp có hoàn cảnh giống mình, trẻ sẽ dễ dàng tìm được sự đồng cảm hơn.

Thông tin về bệnhBệnh vảy nến ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bố mẹ liệu có thể phòng tránh vảy nến cho trẻ?

Ngoài yếu tố di truyền là bất khả kháng thì đối với những nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến khác, bố mẹ có thể chủ động phòng tránh cho trẻ được. Để phòng tránh vảy nến cho trẻ, bố mẹ hãy tuân thủ tuyệt đối theo những điều sau đây:

  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ, thường xuyên tắm giặt, thay quần áo.
  • Cho trẻ uống đầy đủ nước để da có đủ độ ẩm, không bị thô ráp.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ cá loại vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, chứa nhiều chất xơ như các loại rau họ cải; các loại quả, củ có màu sắc như đu đủ, cà rốt, cà chua…
  • Tránh cho trẻ những tổn thương da, tránh nhiễm khuẩn.
  • Chỉ sử dụng sữa tắm loại dịu nhẹ dành riêng cho trẻ. Nhiều mẹ có thói quen sử dụng sữa tắm người lớn cho trẻ mà không biết điều này rất hại do sữa tắm người lớn chứa hoạt chất tẩy rửa quá mạnh so với làn da non nớt của trẻ. Thậm chí một số mẹ còn dùng cả dung dich vệ sinh phụ nữ để tắm cho trẻ!

Qua bài viết này, hy vọng bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ bị vảy nến. Để bệnh tình của trẻ sớm thuyên giảm thì bố mẹ nhớ thực hiện đầy đủ những hướng dẫn đã được nêu trong bài nhé!

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo