Trẻ bị dị ứng thời tiết: Cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu sớm và điều trị kịp thời

Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao là vấn đề lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh. Bởi trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do sức đề kháng của cơ thể trẻ còn yếu. Cha mẹ nếu không sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh sẽ dễ phát triển thành mãn tính, khó điều trị.

>> 5 Cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản, tại nhà cho hiệu quả cao

>> Triệu chứng dị ứng thời tiết – những dấu hiệu không thể xem nhẹ

Dị ứng thời tiết là một loại bệnh phản ứng của cơ địa trước các thay đối bất thường của thời tiết. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trẻ bị dị ứng thời tiết khá phổ biến do sức đề kháng của cơ thể trẻ còn yếu. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến trẻ rất khó chịu, biếng ăn và cơ thể mệt mỏi.

Trẻ bị dị ứng thời tiết nguyên nhân do thời tiết thay đỏi thất thường

Trẻ bị dị ứng thời tiết nguyên nhân do thời tiết thay đỏi thất thường

Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết là do sự thay đổi bất thường của thời tiết tác động đến cơ thể, khiến da của trẻ giãn nở thất thường và dẫn đến kích ứng. Đặc biệt, khi thời tiết se lạnh, da bị khô sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tình trạng dị ứng, da khô, ngứa ngáy, sưng tấy trên da khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Nếu không điều trị tốt, các vết ngứa ngáy trên da sưng tấy sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng, nguy hiểm.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết các biểu hiện của bệnh rất rõ ràng, ngay ở thời điểm phát bệnh đã xuất hiện các triệu chứng. Cha mẹ cần sớm nhận biết các dấu hiệu này để điều trị cho bé kịp thời.

Triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ là trên da nổi ban đỏ, ngứa ngáy 

Triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ là trên da nổi ban đỏ, ngứa ngáy

  • Hắt hơi nhiều lần: Đây là dấu hiệu dị ứng thời tiết đầu tiên. Trẻ bị hắt hơi nhiều lần nhưng không có triệu chứng cảm lạnh, cha mẹ nên cho bé đi khám ngay để sớm phát hiện dị ứng thời tiết.
  • Phát ban: Có nhiều nguyên nhân gây phát ban trên da ở trẻ, đây cũng là dấu hiệu của bệnh dị ứng thời tiết. Cha mẹ nên theo dõi biểu hiện của bé, phát ban có kèm theo ngứa không và cho bé đi khám sau khoảng 2 – 3 ngày các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Dị ứng trên da: Da bé nổi mẩn đỏ, có dấu hiệu khô nứt, bong tróc, đỏ ứng ở khắp người và sưng da ở nhiều chỗ.
  • Sổ mũi, chảy nước mũi: Khi bị dị ứng thời tiết trẻ thường có triệu chứng sụt sịt, chảy nước mũi và lấy tay dụi mũi liên tục. Những trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng mãn tính triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn và có thể kéo dài trong vài tháng.
  • Sốt: Một số trường hợp trẻ có sức đề kháng yếu hoặc cơ địa nhạy cảm, khi bị dị ứng thời tiết có thể gây sốt cao, mất nước.
  • Chán ăn, quấy khóc: Trẻ bị dị ứng thời tiết cơ thể mệt mỏi, khó chịu trên da khiến trẻ thường xuyên chán ăn, quấy khóc, khi đi học thường không tập trung, không muốn hoạt động.
  • Hiện tượng nổi mề đay cấp tính: Nếu trẻ có dấu hiệu nổi mề đay toàn thân, nổi những đám phù màu hồng, ngứa ngáy dữ dội,… cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.

Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao?

Để giảm nhanh các triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ cha mẹ nên phát hiện sớm các triệu chứng bất thường của bệnh, nên đưa ngay bé đến cơ sở y tế để khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị dị ứng thời tiết cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Trẻ bị dị ứng thời tiết cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Với những trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết nhẹ, cha mẹ có thể xử lý tại nhà để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Một số cách trị dị ứng thời tiết tại nhà có thể áp dụng là:

  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, không để bé gãi, trà xát lên da để tránh tổn thương và nhiễm trùng.
  • Tắm rửa cho bé hàng ngày. Ngâm nước ấm khoảng 15 – 20 phút ở những vùng da bị dị ứng, sau đó lau khô bằng khắn sạch và bôi dưỡng ẩm để da không bị khô. Ngâm khoảng 1 – 3 lần mỗi ngày tùy vào mức độ, tình trạng bệnh.
  • Bôi dưỡng ẩm trên da hàng ngày, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm được làm từ các thành phần thiên nhiên, ít hóa chất, được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng để ngăn ngừa dị ứng trên da.
  • Cho bé ngủ và nghỉ ngơi nhiều để cơ thể không mệt mỏi, căng thẳng và giảm ngứa ngáy trên da.
  • Cắt móng tay, mang bao tay, tất chân vào ban đêm cho bé để không gãi ngứa trên da khi ngủ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây để bổ sung nước cho cơ thể và tăng sức đề kháng, giảm ngứa ngáy, khó chịu.
  • Lựa chọn các loại quần áo thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi, vải mềm để giảm tình trạng ngứa, mẩn đỏ, bí bách, mô hôi trên da.
  • Dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên, cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc. Tốt nhất nên hạn chế tối đa việc phải dùng thuốc điều trị.

Nếu bé xuất hiện các tình trạng dị ứng thời tiết nặng, cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không chữa tại nhà hoặc tự ý điều trị theo kinh nghiệm, sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Trẻ bị dị ứng thời tiết kiêng gì?

Đây cũng là vấn đề cha mẹ cần hiểu rõ khi thấy con có dấu hiệu bị dị ứng thời tiết. Bởi, bệnh không chỉ điều trị bằng thuốc mà chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng có ảnh hưởng rất lớn để hiệu quả, ngăn ngừa bệnh phát triển. Trẻ bị dị ứng thời tiết kiêng gì? – Cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Kiêng các thực phẩm giàu protein, đặc biệt là sữa. Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, cần cho bé hạn chế uống sữa.
  • Không nên cho bé ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản sẽ dễ khiến cơ thể bị các phản ứng dị ứng và bệnh nặng hơn.
  • Không nên cho trẻ ăn thức ăn nguội lạnh, có thể làm tổn thương tì vị, hàn thấp, máu không lưu thông tốt.
  • Không nên cho bé tắm rửa bằng nước lạnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Thời điểm trẻ bị dị ứng thời tiết cũng cần kiêng gió, nên để bé nghỉ ngơi và chơi trong nhà, hạn chế tiếp xúc với gió, khói bụi, môi trường ô nhiễm.

Phòng tránh dị ứng thời tiết cho trẻ

Để phòng bệnh bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý:

Giữ vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, ngăn ngừa dị ứng thời tiết

Giữ vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, ngăn ngừa dị ứng thời tiết

  • Giữ thân nhiệt trẻ ổn định, đặc biệt là những khi thời tiết thay đổi đột ngột, không nên trẻ bị quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ hàng ngày, để vi khuẩn không có cơ hội phát triển, lây lan trên da của bé.
  • Có chế độ ăn uống khoa học cho bé, thường xuyên bổ sung các vitamin, khoáng chất,… để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác động của thời tiết.
  • Cho trẻ sử dụng các loại thuốc bổ, vitamin cân thiêt, tiêm phòng cúm,… cho bé để ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Thường xuyên xe dự báo thời tiết để bảo vệ tốt nhất cho bé.

Trẻ bị dị ứng thời tiết là tình trạng thường gặp, tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của bé. Cha mẹ nên sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh ở con và điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng mãn tính nguy hiểm.

Có thể bạn cần: 2 Cách chữa dị ứng thời tiết cho hiệu quả tốt nhất hiện nay

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo