Thuốc Polaramine là thuốc gì? Có tác dụng ra sao?

Thuốc Polaramine là thuốc biệt dược dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh dị ứng, cảm lạnh,… theo kê đơn chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người bệnh chưa hiểu rõ về thuốc Polaramine có tác dụng gì, điều trị bệnh gì, cách dùng và tác dụng phụ ra sao dẫn đến những sai lầm khi sử dụng thuốc.

>> Thuốc Mekozitex 10 có tác dụng gì và một số lưu ý khi dùng thuốc

>> Thuốc Genpharmason là thuốc gì? Giá thuốc Genpharmason bao nhiêu?

Thuốc Polaramine là thuốc gì?

Thuốc Polaramine có tên gốc là Dexchlorpheniramine. Thuốc được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về dị ứng cơ địa, cảm lạnh,.. Liều lượng và cách sử dụng theo liều lượng và kê đơn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đây là thuốc biệt dược Polaramine, thuộc nhóm thuốc kháng histamine và thuốc kháng dị ứng.

Thuốc được bào chứa dưới dạng viên nén với hàm lượng gồm:

Thuốc Polaramine là thuốc biệt dược dùng trong điều trị dị ứng cơ địa, mề đay,...

Thuốc Polaramine là thuốc biệt dược dùng trong điều trị dị ứng cơ địa, mề đay,…

– Viên nén 2mg và 6mg

Thuốc Polaramine có tác dụng gì?

Thuốc Polaramine kháng histamine có tác dụng ngăn chặn tác động của histamine hóa học tự nhiên trong cơ thể. Do đó, thuốc được sử dụng trong điều trị các tình trạng bệnh lý dị ứng, cảm lạnh, ngứa, hắt hơi, sổ mũi, phát ban,…

Thuốc các tác dụng an tòan ở liều thông thường, nhờ tác động của kháng histamine và ức chế adrenalin ở thần kinh trung ương.

Thành phần thuốc có kháng cholinergic – nguồn gốc gây ra các tác dụng ngoại ý ở ngoại biên.

Thuốc kháng histamin có đặc tính chung là đối kháng, thuốc phát huy tác dụng chủ yếu ở trên da, mạch máu và niêm mạc ở kết mạc, mũi, phế quản, ruột. Chính nhưng tác dụng này mà thuốc Polaramine được sử dụng trong điều trị các tình trạng dị ứng cơ địa gây ra phản ứng dị ứng ở da, viêm mũi, viêm phế quản,…

Ngoài ra, thuốc Polaramine còn được bác sĩ kê đơn sử dụng tác động chống ho nhẹ và được dùng phối hợp làm tăng tác động của các loại thuốc ho nhóm morphin cũng như các loại thuốc giãn phế quản.

Liều dùng và cách dùng thuốc Polaramine

Cách dùng thuốc là uống theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, người bệnh nên dùng thuốc vào buổi tối để có được hiệu quả tốt nhất và không gây ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe.

  • Liều dùng của thuốc:

Viên 2mg: Dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi:

– Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: ½ viên, ngày uống 2 – 3 lần.

– Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1 viên, ngày 3 – 4 lần.

Mỗi liều dùng cách nhau ít nhất 4 giờ.

Viên 6mg: Dùng cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi.

– Dùng 1 viên, ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Thời gian điều trị, liều lượng và cách dùng của thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi thuốc Polaramine dùng quá liều có thể gây ra ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Polaramine

  • Chỉ định:

Thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị triệu chứng các biểu hiện của bệnh dị ứng cơ địa như: mẩn ngứa trên da, mề đay, viêm mũi, viêm kết mạc…

  • Chống chỉ định:

Tuyệt đối không sử dụng cho các đối tượng:

– Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc

– Người có nguy cơ bị bí tiểu hoặc mắc các bệnh liên quan đến rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt.

– Có nguy cơ bị glaucoma góc đóng.

– Viên nén có hàm lượng 2mg tuyệt đối không sử dụng với trẻ em dưới 6 tuổi.

– Viên nén 6mg không sử dụng với trẻ dưới 15 tuổi.

– Hạn chế sử dụng với phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Polaramine

Khi sử dụng thuốc Polaramine điều trị dị ứng cơ địa, mề đay, dị ứng mẩn mà các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, có dấu hiệu nặng hơn, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi có thể bệnh có liên quan đến nhiễm virus.

Sử dụng thuốc người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Sử dụng thuốc người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Những đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc:

– Bệnh nhân lớn tuổi, có khả năng bị huyết áp tư thế, bị chóng mặt, buồn ngủ, táo bón, sung tuyền tiến liệt cần chú ý khi dùng thuốc.

– Bệnh nhân bị suy gan, suy thận dùng thuốc sẽ có nguy cơ gây tích tụ thuốc.

– Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi đang sử dụng thuốc.

– Không lái xe, vận hành máy móc khi dùng thuốc: Bởi thuốc Polaramine có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ.

Với phụ nữ có thai và người đang cho con bú

  • Phụ nữ mang thai

Theo những nghiên cứu thí điểm thuốc trên động vật cho thấy, sử dụng thuốc Polaramine trong thời kì mang thai có thể gây quái thai. Các nghiên cứu lâm sang cũng cho thấy, thuốc có khả năng gây dị ứng của dexchlorpheniramine.

Trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng thuốc Polaramine điều trị trong thời gian dài với liều cao sẽ có thể mắc các dấu hiệu về tiêu hóa như: Căng bụng, tắc ruột, phân su, chậm đi tiêu, nhịp tim nhanh, rối loạn tiêu hóa,…

Tuy rằng thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu và 3 tháng nhì thứ nhì của thai kì, nhưng cần phải cân đối về liều lượng, thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi các chức năng thần kình, tiêu hóa ở bé liên tục.

  • Người đang cho con bú

Tuyệt đối không dùng thuốc khi đang cho con bú, bởi thuốc có thể được truyền qua đường sữa với đặc tính gây an thần có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

  • Xử lý khi quá liều:

Triệu chứng quá liều khi sử dụng thuốc Polaramine có thể gặp phải là: co giật, rối loạn nhận thức, hôn mê,… Trong trường hợp xuất hiện triệu chứng quá liều, cần đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện để khám và cấp cứu ngay.

Tương tác của thuốc Polaramine

  • Tuyệt đối không phối hợp:

Rượu, bia, chất kích thích: Các sản phẩm này có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamine, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đặc biệt là khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

  • Lưu ý khi phối hợp:

– Khi đang sử dụng các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương như: Thuốc giảm đau, chống ho, thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, thuốc ngủ,… sẽ làm tăng ức chế thần kinh trung ương.

– Thuốc khi kết hợp với các loại thuốc Atropine và thuốc có tác dụng giống atropine, sẽ làm tăng các tác dụng phụ không mong muốn, gây bí tiểu, táo bọn, khô miệng.

Tác dụng phụ của thuốc Polaramine

Sử dụng thuốc Polaramine có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe như:

  • Tác dụng trên thần kinh thực vật:

– Gây buồn ngủ, mệt mỏi

– Hạ huyết áp tư thế

– Khô niêm mạc, rối loạn điều tiết, giãn đồng tử, tim đập nhanh, bí tiểu

– Mất điều hòa vận động, run rẩy (đặc biệt ở người lớn tuổi).

– Không minh mẫn, ảo giác

– Kích động, cáu gắt, mất ngủ (chủ yếu ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh).

  • Phản ứng quá mẫn cảm:

– Nổi phát ban, ngứa ngáy khó chịu, ban xuất huyết, mềm đay mẩn ngứa trên da.

– Phù, sưng tấy trên da.

– Sốc phản vệ.

  • Tác dụng trên máu:

– Thuốc có thể làm giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tinh, giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết giải.

Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và xử lý ngay, hạn chế những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.

Thuốc Polaramine là thuốc biệt dược, sử dụng trong hỗ trợ điều trị dị ứng cơ địa, quá mẫn, cảm,… nhưng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Để có được hiệu quả điều trị thuốc tốt nhất và hạn chế các biến chứng nguy hiểm, khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ định, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng.

Thông tin hữu ích: Nhóm thuốc trị dị ứng cơ địa và cách sử dụng an toàn, hiệu quả

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo