5 nhóm thuốc điều trị dị ứng cơ địa và cách dùng an toàn, hiệu quả nhất

Có rất nhiều loại thuốc điều trị dị ứng cơ địa giúp giảm triệu chứng, giảm mẫn cảm nhanh và hiệu quả. Hiện nay, có 5 nhóm thuốc điều trị dị ứng cơ địa phổ biến. Bạn cần hiểu rõ những thông tin của các loại thuốc này để điều trị chính xác, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

>>> Dị ứng cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

>>> Chẩn đoán và 3 nguyên tắc điều trị dị ứng cơ địa đạt hiệu quả cao nhất

Theo BS. Nguyễn Hữu Trường (BV Bạch Mai) thuốc trị dị ứng cơ địa chủ yếu được phát triển theo hướng ức chế phản ứng viêm dị ứng và kháng lại các chất trung gian. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng cấp tính.

Dưới đây là một số nhóm thuốc chống dị ứng đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong điều trị dị ứng.

Thuốc điều trị dị ứng cơ địa

Các thuốc kháng histamin

Histamin và thụ thể histamin H1 được nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng. So với các thuốc kháng histamin H1 thế hệ cũ, thì các thuốc thế hệ mới đã khắc phục một số tác dụng phụ vì thế được sử dụng rộng rãi hơn.

các loại thuốc kháng histamin điều trị dị ứng cơ địa

thuốc chống dị ứng cơ địa

Một số thuốc histamin H1 thế hệ 2 được sử dụng gồm:

  • Loratadin
  • Cetirizin
  • Fexofenadin
  • Levocetirizin
  • Desloratadin…

Ưu điểm: Ít ngấm qua hàng rào máu não nên ít hoặc không gây buồn cho người dùng.

Ngoài ra, một số các loại kháng H1 mới là sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính của dẫn xuất cũ cũng đang dần trờ nên phổ biến vì thuốc khởi phát nhanh, ít nguy cơ gây tương tác thuốc và ít tác dụng phụ hơn so với chế phẩm gốc. Một trong số đó phải kể đến như:

  • Levocetirizin
  • Desloratadin
  • Fexofenadin…

Các thuốc điều trị dị ứng cơ địa kháng Leukotrien

Leukotrien là một nhóm các chất trung gian không chỉ đóng vai trò trong phải ứng viêm dị ứng mà còn có thể trực tiếp gây ra nhiều triệu chứng dị ứng như co thắt cơ trơn phế quản, tăng tiết dịch nhày, giãn mạch…

Vì thế y họcđã cho ra đời khác nhiều loại thuốc kháng Leukotrien để giảm triệu chứng của các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính…

Một số loại thuốc kháng Leukotrien được dùng phổ biến gồm:

  • Montelukast
  • Zafirlukast
  • Zileuton…

Thuốc kháng IgE

Kháng thể IgE cũng có vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của nhiều bệnh lý dị ứng khác nhau, đặc biệt là các phản ứng dị ứng muộn.

Các thuốc kháng IgE tổng hợp như omalizumab có khả năng liên kết và bất hoạt các kháng thể Ige tự do, giảm nồng độ kháng thể IgE tự do trong máu lên đến 90%. Thuốc này được chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh hen phế quản nặng, không đáp ứng các thuốc điều trị khác.

Các thuốc kháng Thromboxane A2

Các nhà khoa học đã phát hiện vai trò của thromboxane A2 trong đợt cấp và quá trình phát triển của các bệnh dị ứng do đó, các chất kháng lại hoạt động này được đưa vào sử dụng và cho thấy hiệu quả rõ rệt trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Hiện nay một số các thuốc kháng thromboxane A2 được sử dụng gồm:

  • Ozagrel
  • Ramatroban
  • Seratrodust

Các loại corticoid

Corticoid (corticosteroid) được bào chế dưới nhiều dạng như thuốc xịt mũi, hít, nhỏ mắt và thuốc bôi nhằm làm giảm các triệu chứng dị ứng. Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn gồm:

thuốc corticoid chống dị ứng

  • Thuốc xịt mũi như fluticason, mometason, budesonide… làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa.
  • Thuốc corticoid dạng hít như dexamethason, fluorometholon, hay prednisolon…để điều trị kích ứng mắt nặng do sốt, viêm kết mạc dị ứng.
  • Kem bôi da chứa corticoid như hydrocortison, triamcinolon, flucina… để điều trị ngứa da, mẩn đỏ, khô da…

Những lưu ý khi dùng thuốc chống dị ứng

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc chống dị ứng cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ khác nhau. Vì thế để dùng thuốc an toàn và hiệu quả nhất, bệnh nhân nên sử dụng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Khi dùng thuốc sẽ có thể gây buồn ngủ vì thế cần tránh những công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao, điều khiển máy móc…
  • Những bệnh nhân bị bệnh glocom (thiên đầu thống), phì đại tuyến tiền liệt hoặc phụ nữ mang thai, cho con bú…đều phải thông báo cho bác sĩ.
  • Với thuốc tiêm người bệnh có thể gặp các biểu hiện như châm chích, đốt, rát bỏng. Hoặc tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây hạ huyết áp nhất thời, kích thích thần kinh trung ương… Hãy thông báo cho bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường.

Xem thêm Video Cảnh báo dị ứng nặng do tự dùng thuốc:

 

Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc và dạng thuốc điều trị dị ứng cơ địa riêng. Để có hiệu quả cao nhất bệnh nhân nên đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Dị ứng – miễn dịch để được tư vấn, điều trị thích hợp.

Đọc ngay: Cách dùng thuốc Betaphenin trị dị ứng cơ địa và những lưu ý khi dùng thuốc

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo