Tết 2019 có lạnh không? Ai bị dị ứng thời tiết cũng không nên bỏ qua

Tết 2019 có lạnh không? Thời tiết trong dịp Tết Kỷ Hợi thế nào? Đây là những thắc mắc chung của rất nhiều người, đặc biệt là những ai bị dị ứng thời tiết, nổi mề đay khắp người mỗi khi gặp gió lạnh. Cùng đọc ngay bài viết của chúng tôi nhé!

>>> Dị ứng thời tiết: Tại sao thời tiết là nguyên nhân khiến bạn dị ứng?

>>> Bị dị ứng thời tiết nổi mề đay kiêng gì? Chuyên gia tư vấn

Tết 2019 có lạnh không?

Tết năm nay có lạnh không? Tết âm lịch năm 2019 có lạnh không? Tết Nguyên Đán 2019 có lạnh không? Đây là những cụm từ khóa được người dùng tìm kiếm với số lượt tăng đột biến trên Google.

Thực tế, thông tin về thời tiết trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019 là mối quan tâm hàng đầu của mọi người nhằm phục vụ nhu cầu đi chơi, thăm hỏi và du lịch trong một kỳ nghỉ lễ dài ngày.

Không khí lạnh tràn về miền Bắc

Theo thống kê của bệnh viện Da liễu, bệnh mề đay ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số, trong đó triệu chứng mề đay dị ứng thời tiết gây nhiều khó chịu nhất cho bệnh nhân. Không dễ loại bỏ các biểu hiện mề đay, nó sẽ đeo bám người bệnh dai dẳng gây ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và chán nản.

Không khí lạnh tràn về miền Bắc.

Đối với những người bị dị ứng thời tiết, nổi mề đay thì đó cũng là một thông tin rất quan trọng giúp họ chủ động hơn trong việc phòng bị, ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay và những triệu chứng khó chịu trong dịp Tết do bệnh gây ra.

Tết 2019 có lạnh không? Theo tin tức dự báo từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn, từ nay đến dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019, ở miền Bắc mỗi tuần sẽ có một đợt không khí lạnh. Tuy nhiên, một tin vui là các đợt không khí lạnh này không quá mạnh.

Cụ thể, từ 21/01/2019 đến 20/02/2019 (tức 16 tháng Chạp năm Mậu Tuất tới 16 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), dự báo có từ 3-4 đợt không khí lạnh, có rét đậm, rét hại nhưng ít có khả năng xảy ra trên diện rộng.

Trong đó, từ 21-31/01/2019 (tức 16 tới 26 tháng Chạp), một đợt không khí lạnh sẽ xuất hiện từ ngày 21 khiến miền Bắc chìm trong rét lạnh. Riêng một số nơi tại vùng núi xảy ra rét đậm trong 2 ngày tiếp theo (22 và 23/01). Sau đó, vào ngày 26/01, không khí lạnh tiếp tục tăng cường, tràn xuống miền Bắc.

Hiện tượng nổi mề đay khi tiếp xúc với gió lạnh

Hiện tượng nổi mề đay khi tiếp xúc với gió lạnh.

Theo ý kiến của các chuyên gia Dự báo Thời tiết, những đợt không khí lạnh trong dịp Tết 2019 thường yếu và ngắn nên lệch qua phía Đông, tạo ra gió ẩm hồi quy gây mưa xuân. Bên cạnh đó, thời tiết sẽ duy trì ở mức lạnh, hiện tượng nắng bừng lên như mùa hè sẽ không xảy ra.

Tiếp đó, từ 04-11/02 (tức 30 tháng Chạp tới mùng 7 Tết) thời điểm nghỉ lễ của mọi người, mặc dù trời lạnh nhưng nhiệt độ trung bình vẫn cao hơn so với các năm trước.

Nhìn chung, thời tiết Tết 2019 khá đẹp, mặc dù có không khí lạnh nhưng không lạnh sâu. Tuy nhiên với những ai bị mắc bệnh dị ứng thời tiết, đặc biệt là dị ứng gió lạnh thì đây là một tin không mấy tích cực.

Dị ứng thời tiết là hiện tượng cơ thể phán ứng lại với những kháng nguyên trong môi trường. Triệu chứng điển hình là nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban, mẩn đỏ xuất hiện trên da, đặc biệt là những vùng da hở như mặt, cánh tay, chân, môi…

Với những ai bị dị ứng gió lạnh, khi tiếp xúc với yếu tố này, các vùng da không được che chắn cẩn thận sẽ nổi mề đay, ửng đỏ và có cảm giác ngứa ngáy. Vậy làm gì để đối mặt với tình trạng dị ứng này. Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Làm gì khi bị dị ứng thời tiết trong dịp Tết lạnh giá?

Phòng tránh dị ứng, nổi mề đay

Ngăn ngừa tình trạng dị ứng gió lạnh thì cách tốt nhất là giữ ấm cơ thể, nhất là những khu vực dễ bị hở ra, tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế tình trạng thay đổi nhiệt độ liên tục hoặc đột ngột.

Nên mặc ấm, che chắn cẩn thận khi ra ngoài trời lạnh

Nên mặc ấm, che chắn cẩn thận khi ra ngoài trời lạnh.

Tăng cường ăn rau xanh, uống nước ép trái cây thường xuyên sẽ giúp cơ thể có một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây dị ứng.

Trong dịp Tết, ăn uống những loại thực phẩm kể trên cũng sẽ giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn.

Dùng thuốc trị dị ứng

Nếu tình trạng dị ứng thời tiết không thuyên giảm, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để điều trị.

  • Thuốc kháng Histamin: Cetirizine, Loratadin…
  • Thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidine, Doxepin…
  • Thuốc Corticoid: Betamethasone, Cortisone, Dexamethasone, Methylprednisolone…
  • Prednisolone dành cho các bệnh nhân nặng, có dấu hiệu phù mạch

Người bệnh nên lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ định, đơn kê của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị.

Qua bài viết hôm nay, độc giả đã biết được tết 2019 có lạnh không và cách phòng chống dị ứng thời tiết để có một kỳ nghỉ lễ dễ chịu.

Tham khảo bài viết: Thuốc dị ứng thời tiết và những lưu ý cần phải biết khi sử dụng

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo