5 mẹo phòng bệnh Nấm chân đơn giản, hiệu quả, ai cũng nên biết
Không đi chung giày, dép với người khác
Bệnh Nấm chân nói riêng và tất tật những loại bệnh nấm da khác nói chung nguy hiểm ở chỗ chúng không chỉ lây lan trên chính có thể người bệnh mà còn có thể lây lan sang cả người khác thông qua việc tiếp xúc hoặc dùng các đồ đạc cá nhân như giày, dép, khăn lau chân, tất,…
Những vi khuẩn, tế bào nấm có kích thước vô cùng nhỏ, mắt thường không thể nào thấy được, những đôi giày, đôi tất chúng ta đi hàng ngày tưởng như vô hại nhưng cũng có thể đang chứa cả một ổ bệnh. Vậy nên, để phòng tránh bệnh nấm chân hiệu quả, tất cả mọi người tuyệt đối không đi chung giày, dùng chung đồ đạc cá nhân với bất kỳ ai, kể cả những người đang mắc bệnh hoặc không mắc bệnh.
Giữ cho chân sạch sẽ, khô thoáng
Đây được xem là bước vô cùng quan trọng trong “công tác” phòng bệnh nấm chân. Theo đó, các tế bào nấm thường sinh sôi, nảy nở ở môi trường ẩm ướt, do vậy việc giữ chân sạch sẽ, khô ráo sẽ giúp ngăn chặn nấm hiệu quả.
Hàng ngày, người bệnh cần rửa chân sạch sẽ với xà phòng và nước rửa chân, sau đó dùng khăn mềm, sạch lau khô kỹ càng, trường hợp cần thiết thì có thể dùng cả máy sấy để sấy. Lưu ý là khăn lau chân cần dùng riêng, không chung đụng với bất kỳ ai.
Sử dụng các loại giày, dép có chất liệu thông thoáng
Về vấn đề giày dép đi lại, tất cả mọi người nên chọn các loại có chất liệu tự nhiên, thông thoáng, bên cạnh đó tránh xa các loại giày được sản xuất từ chất liệu tổng hợp như nhựa vinyl, cao su,… Các loại giày này thường vô cùng bí bách, không thoát được mồ hôi, khi đi lâu không những khiến chân có mùi hôi khó chịu mà còn tạo tiền đề cho các loại vi khuẩn, tế bào nấm sinh sôi, phát triển.
Mọi người nên chọn lựa giày dép có chất liệu thông thoáng
Ngoài ra, mỗi người cũng nên sắm cho mình một đôi dép không thấm nước để chuyên đi lại ở các khu vực công cộng như: bể bơi, phòng tập thể hình,… Đây đều là những môi trường dễ lây lan nấm nên cần đặc biệt cẩn thận.
Không nên đi chân trần
Đi dép càng nhiều càng tốt chính là mẹo đơn giản nhất giúp bảo vệ đôi chân của bàn, phòng tránh bệnh nấm chân hiệu quả. Như chúng tôi đã nói ở trên, các vi khuẩn, tế bào nấm có kích thước cực kỳ nhỏ nên việc phát hiện ra chúng bằng mắt thường là không thể. Điều này có nghĩa các vi khuẩn, nấm có thể tồn tại, xuất hiện ở ngay bên cạnh, dưới đất, xung quanh chúng ta mà ta không hề hay biết.
Đối với những gia đình có người bị nấm chân thì việc đi dép thường xuyên lại càng quan trọng vì nấm có thể lây lan ra môi trường, nên đi dép nhiều sẽ giúp bạn thoát khỏi nguy cơ bị nấm tấn công.
Thay tất thường xuyên
Để phòng bệnh nấm chân, mọi người cần thay tất thường xuyên, nhất là đối với những người hay bị ra mồ hôi chân. Khi thay xong nên giặt sạch luôn và phơi tất ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là phơi vào thời điểm nắng to sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn. Nếu bạn đang mắc bệnh nấm chân thì có thể luộc qua tất với nước sôi để loại bỏ nấm.
Ngoài ra, mọi nguời nên chọn các loại tất có chất liệu tự nhiên như cotton, sợi,… sẽ giúp thấm hút mồ hôi chân hiệu quả hơn.
Ngày đăng: Tháng Mười Một 06, 2017 | Tháng Mười Hai 11, 2018
Bài viết cùng chuyên mục
- Trị Nấm da chân bằng thuốc Nam: An toàn, hiệu quả, không tốn kém!
- Hỏi đáp: Nên trị Nấm da đầu bằng Đông y hay Tây y?
- "Xua tan" nỗi lo Nấm chân với loại lá dân dã các bà, các mẹ hay ăn!
- Ăn bưởi xong đừng vứt vỏ, hãy tận dụng ngay để chữa Nấm da đầu nhé!
- Khỏi hẳn Nấm da đầu nhờ loại quả bình dị ngay trong bếp!
- 5 nguyên nhân gây Nấm da tay điển hình nhất, biết ngay để phòng tránh!
- Người bệnh nấm da đầu chia sẻ cách trị bệnh bằng đu đủ hiệu quả 100%
- Bệnh Nấm bẹn có gây vô sinh không?
- Tôi đã chữa khỏi Nấm da đầu chỉ bằng gói muối 5 ngàn đồng!
- Tin được không: Trị sạch Nấm da đầu nhờ... một lon bia!
Bình luận (0)