Nhận biết các dạng bệnh viêm da liên cầu ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da liên cầu ở trẻ em không phải là bệnh nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng lại là nguyên nhân khiến cơ thể suy giảm, tăng nhiễm độc tố và dẫn đến nhiều bệnh lý khác. Hãy cùng camnangbenhdalieu.com tìm hiểu về tình trạng bệnh viêm da liên cầu ở trẻ em và trẻ sơ sinh là 2 đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất để có phương pháp điều trị, phòng tránh bệnh.

>>> Viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh: Chớ coi thường!

>>> Viêm da bội nhiễm ở trẻ sơ sinh: Tuyệt đối không tự điều trị

Viêm da liên cầu là một trong những bệnh lý viêm da mãn tính thường gặp, đặc biệt là 2 đối tượng trẻ em và trẻ sơ sinh. Tác nhân chính dẫn đến viêm da liên cầu ở trẻ em và trẻ sơ sinh là do 2 loại vi khuẩn: Liên cầu và tụ cầu.

Viêm da liên cầu là tình trạng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Viêm da liên cầu là tình trạng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Do làn da của trẻ rất non nớt, nhạy cảm cùng sức đề kháng cơ thể còn yếu nên rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công. Đặc biệt trong những điều kiện môi trường thuận lợi như thời tiết mùa hè trẻ ra nhiều mồ hôi, khi trẻ bị trầy xước, có vết thương hở, cơ thể trẻ không được vệ sinh tốt và đúng cách,… Cũng có nhiều trường hợp viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh mắc phải là do cơ địa bẩm sinh của bé.

Biểu hiện các dạng bệnh viêm da liên cầu ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Bệnh viêm da liên cầu ở trẻ em có 4 dạng phổ biến, mỗi dạng có những triệu chứng trên da khác nha, các mẹ cần chú ý để đưa bé tới cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.

Viêm da liên cầu dạng chốc loét

Đặc điểm: Chốc loét là một loại chốc khá phổ biến khi trẻ bị viêm da ở trẻ sơ sinh. Đây là loại tổn thương không chỉ ngoài ra mà còn ăn sâu vào tận lớp trung bì. Khi bị viêm da liên cầu dạng chốc loét bé thường bị suy dinh dưỡng, ốm, gầy và hệ miễn dịch yếu.

Triệu chứng: Trên da xuất hiện một số mụn nước hoặc mụn mủ. Sau một thời gian các mụn này sẽ vỡ ra tạo thành vết loét, xung quanh các vết loét thường bị tím tái, viêm nhiễm. Tình trạng viêm loét thường diễn ra trong thời gian dài và lâu đóng vảy, liền sẹo.

Ví trí: Các triệu chứng viêm da liên cầu ở trẻ em dạng chốc loét thường xuất hiện ở vùng cổ chân, cẳng chân, nhất là chân có giãn tĩnh mạch sẽ càng nhiều hơn.

Viêm da liên cầu dạng chốc mép

Đặc điểm: Đây là dạng tổn thương chủ yếu do liên cầu khuẩn gây ra và dễ dàng lây lan. Bệnh có thể lây khi dùng chung khăn mặt, uống chung nước, sử dụng đồ cá nhân,…

Viêm da liên cầu ở trẻ em dạng chốc mép

Viêm da liên cầu ở trẻ em dạng chốc mép

Triệu chứng: Hai bên kẽ mép bị nứt trợt, chảy dịch vàng và đóng vảy, dễ bị chảy máu khi mở miệng hoặc tác động mạnh,… thường kèm theo triệu chứng đau rát, sưng tấy và nổi hạch ở dưới hàm.

Vị trí: Chỉ xuất hiện ở 2 kẽ mép và có thể lan sang vùng mép xung quanh miệng.

Viêm da liên cầu ở trẻ em dạng chốc lây

Đặc điểm: Dạng bệnh này gây ra bởi tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn kết hợp hình thành. Trẻ em và trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc cao hơn người lớn. Bệnh cũng rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác qua đồ dùng cá nhân, đồ dùng vệ sinh ở các nhà trẻ, trường hợp nguy cơ phát triển thành dịch rất cao.

Triệu chứng: Trẻ bị chốc đầu hình thành các mảng vảy vàng sâu, có chảy dịch vàng và dính bết vào tóc, dưới lớp da đầu bị tổn thương xuất hiện các trợt đỏ. Kèm theo đó là tình trạng nổi hạch, sưng đau, tiểu ít, phù trên da,…

Vị trí: Các tổn thương chốc lây thường xuát hiện nhiều ở vùng cổ, chân tay, đầu và mặt.

Viêm da liên cầu dạng hăm kẽ

Đặc điểm: Đây là tình trạng bệnh thường gặp nhiều ở trẻ tương đối béo, bị ra nhiều mô hôi, đặc biệt vào mùa hè.

Biểu hiện viêm da liên cầu ở trẻ em dạng hăm kẽ

Biểu hiện viêm da liên cầu ở trẻ em dạng hăm kẽ

Triệu chứng: Ở các vùng kẽ xuất hiện các tổn thương là các đám đỏ, trợt, chảy dịch vàng, có các viền róc da mỏng và đau rát.

Vị trí: Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở vùng nếp cổ, kẽ mông, kẽ sau tai, bẹn, rốn và những vùng da ngấn mỡ tích mồ hôi.

Các mẹ cần chú ý với các triệu chứng bất thường trên da của bé, cần tuyệt đối cảnh giác với tình trạng bệnh viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì bệnh có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của bé.

Điều trị viêm da liên cầu ở trẻ em như thế nào?

Có nhiều dạng bệnh viêm da liên cầu ở trẻ em, mỗi dạng bệnh lại có những triệu chứng, nguyên nhân và mức độ riêng. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh cũng cần căn cứ vào các dạng bệnh để có phương pháp phù hợp. Cụ thể là:

– Với trẻ bị viêm da liên cầu dạng chốc mép: Dùng dung dịch natrat bạc 0,25% mỡ kháng sinh để chấm trực tiếp lên vị trí tổn thương của mép, giúp sát khuẩn và vết thương chóng lành.

– Với trẻ bị viêm da liên cầu dạng chốc lây: Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn để bôi trực tiếp lên da của bé như: Methylen 1%, eosin 2%, thuốc mỡ chlorocid 1%,… nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cho uống kháng sinh nếu bệnh nặng.

Mẹ nên dùng các dung dịch sát khuẩn để làm sạch da cho bé

Mẹ nên dùng các dung dịch sát khuẩn để làm sạch da cho bé

Trường hợp trẻ bị viêm da dang chốc lây mẹ cần sử dụng các dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vùng da bị tổn thương, hạn chế vi khuẩn phát triển. Tuyệt đối không kì cọ và để trẻ gãi và vùng da bị bệnh, có thể sử dụng màng sinh học Polyesteramide để bao và bảo vệ da tránh nhiễm trùng, bội nhiễm rất nguy hiểm.

– Với trẻ bị viêm da liên cầu dạng hăm kẽ: Mẹ sử dụng thuốc tím 1/4000, dung dịch nitrat bạc 0,25%, hồ nước,… đẻ vệ sinh vùng da bị tổn thương cho bé. Sau khi tắm và vệ sinh các kẽ nên dùng phấn rôm xoa đều để vùng da của bé luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Do làn da của bé rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên các mẹ tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc kháng sinh, kem bôi trên da của con. Để hạn chế sự phát triển và ảnh hưởng của bệnh viêm da liên cầu ở trẻ em và trẻ sơ sinh mẹ nên thường xuyên giữ vệ sinh cho con sạch sẽ, chú ý đến da của bé nhiều hơn, không sử dụng các sản phẩm sữa tắm, quần áo,… có chất kích ứng ảnh hưởng không tốt đến làn da của bé.

Ngay khi thấy trên da của bé xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy đưa con đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế tối đa sự phát triển cũng như biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Thông tin hữu ích: Chữa viêm da ở trẻ sơ sinh – Mẹ cần làm ngay trước khi quá muộ
n

TIN NÊN XEM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo