Những nguyên nhân nổi mẩn ngứa phổ biến, biết để phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân nổi mẩn ngứa rất đa dạng và muốn điều trị hiệu quả nhất phải tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa. Dưới đây là 13 nguyên nhân gây nổi sẩn ngứa và cách phòng tránh, bạn đọc nên tham khảo để bảo vệ bản thân và gia đình một cách tốt nhất.

>>> Muốn thoát khỏi nỗi khổ do mề đay mẩn ngứa, thông tin hữu ích sau đây bạn không thể bỏ qua

>>> 4 Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt cần làm ngay để bảo vệ ‘mặt tiền’ của bạn

Nguyên nhân nổi mẩn ngứa

Một số nguyên nhân phổ biến gây mẩn ngứa như côn trùng đốt, kích thích về cơ học, vật lý, ánh sáng, dị ứng thức ăn, hóa chất gây giải phóng histamin. Tuy nhiên, mẩn ngứa cũng có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa hoặc một số bệnh do rối loạn chức năng gây ra. Cụ thể:

nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa

Rối loạn nội tiết – Một nguyên nhân nổi mẩn ngứa

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể khiến bạn dễ có nguy cơ bị nổi mẩn ngứa. Đặc biệt, người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh về tuyến giáp hay bệnh tuyến cận giáp càng có nguy cơ cao bị nổi mẩn ngứa.

Chuyển hóa

Một số căn bệnh như: Viêm gan, xơ gan, ung thư gan, tắc mật hay gút… có thể là nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa.

Gan là một trong những cơ quan thải độc tố cho cơ thể. Nếu cơ quan này gặp vấn đề bệnh lý, hoạt động của nó sẽ bị ảnh hưởng từ đó độc tố tích tụ lại và phát tác ra bên ngoài, trong đó tiêu biểu là hiện tượng nổi mẩn ngứa.

Thận

Bệnh về thận, suy thận mạn tính cũng được phát hiện là nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa.

Cũng như gan, thận tiến hành lọc bỏ các loại chất độc trong máu và đào thải ra bên ngoài qua đường tiết niệu. Thận gặp vấn đế sẽ tạo cơ hội cho độc tố tích tụ trong máu và gây ra biểu hiện nổi mề đay mẩn ngứa.

Máu

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng mẩn ngứa là do thiếu sắt, thiếu máu.

Ung thư

Theo các chuyên gia Y khoa, một số căn bệnh ung thư dẫn tới biểu hiện nổi mề đay mẩn ngứa là:

  • Ung thư biểu mô
  • Đa u tủy
  • U lympho ác tính (đặc biệt u lympho Hodgkin, mycosis fungoides)
  • Bệnh bạch cầu mạn

Bệnh ký sinh trùng

Ký sinh trùng trong cơ thể có thể tác động gây ra dấu hiệu của mẩn ngứa. Đó chính là một số loại như:

  • Giun đũa
  • Giun móc

Thần kinh

Những căn bệnh thần kinh như: Suy tủy, đồi thị hay căng thẳng thần kinh, hiện tượng stress, loạn thần cũng sẽ khiến bạn dễ bị nổi mẩn ngứa.

Hệ thần kinh làm việc không hiệu quả khiến các thông tin truyền đi không chuẩn xác, từ đó gây ra những rối loạn.

Yếu tố môi trường

Một số người nhạy cảm, cơ thể dễ chịu ảnh hưởng từ các thay đổi đột ngột của môi trường cũng dễ bị nổi mẩn ngứa. Cụ thể, các yếu tố của môi trường đó là:

  • Kích thích cơ học
  • Thời tiết khô hanh
  • Thức ăn cay nóng

Thuốc

Dị ứng thuốc khiến cơ thể nổi mẩn ngứa là hiện tượng không hiếm gặp. Theo các nghiên cứu khoa học, một số loại thuốc dưới đây dễ gây dị ứng:

  • Cocain
  • Morphin
  • Bleomycin
  • Các thuốc gây tăng nhạy cảm

Thức ăn, đồ uống

Dị ứng thực phẩm khiến nhiều người bị nổi mẩn ngứa

Dị ứng thực phẩm khiến nhiều người bị nổi mẩn ngứa.

Một bộ phận lớn những người bị nổi mẩn ngứa được xác định nguyên nhân là do bị dị ứng thức ăn như:

  • Hải sản
  • Chocolate
  • Một số loại rau
  • Rượu
  • Bia

Thai nghén

Trong thời kỳ mang thai, lượng nội tiết tố thay đổi đột ngột khiến cơ thể chị em trải qua nhiều biến đổi và dễ bị kích thích nổi mề đay khắp người.

Đặc biệt, ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là thời điểm chị em dễ bị nổi mẩn ngứa nhất.

Khô da

Khô da người già cũng là một nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị nổi mẩn ngứa.

Côn trùng đốt

Sẩn ngứa xảy ra do tăng mẫn cảm với các vết đốt của côn trùng rất phổ biến. Trong đó một số côn trùng thường gặp như:

  • Muỗi
  • Mòng
  • Bọ chét
  • Mạt
  • Kiến
  • Ong
  • Sâu róm…

Vị trí thường nổi sẩn ngứa là những vùng da trần như tay, chân, đầu, mặt, cổ. Hiện tượng ngứa ngáy xuất hiện ở nhiều vị trí như: Ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngứa da đầu…

Những đối tượng thường bị mẩn ngứa

Trẻ nhỏ

Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ với các tổn thương chủ yếu là sản phù, mề đay, trên tổn thương có mụn nước, vỡ gây tiết dịch.

Nguyên nhân thường gặp là do viêm da cơ địa, quá mẫn với các phản ứng côn trùng đốt hoặc với thức ăn.

Người lớn tuổi

Sẩn ngứa ở người lớn tuổi thường ở thể mạn tính với tổn thương ban đầu như cấp tính gồm ngứa, sẩn, mụn nước nhưng có xu hướng lichen hóa, tạo thành mảng thâm nhiễm. Người bệnh ngứa nhiều, chà xát, gãi hình thành các vết trợt, xước trên bề mặt mảng lichen hóa.

Vị trí thường gặp là thân mình và chân ở người lớn tuổi. Bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần và tiến triển dai dẳng.

đối tượng dễ bị nổi mẩn ngứa

Phụ nữ có thai

Sẩn ngứa xuất hiện ở phụ nữ có thai và tháng thứ 3, 4 của thai kỳ và ngứa da nhiều vào 3 tháng cuối có thể do rạn da gây ra. Vị trí thường gặp ở các chi và thân mình. Tổn thương giảm đi sau khi sinh nhưng có xu hướng xuất hiện trở lại ở các lần mang thai sau.

Xem video Những bệnh gây ngứa và cách phòng, điều trị:

Cách phòng bệnh mẩn ngứa

Để phòng ngừa hiện tượng mẩn ngứa một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Tránh các thức ăn lạ
  • Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuô’c lá…
  • Sử dụng chất giữ ẩm thường xuyên đặc biệt là sau khi tắm 3 phút nên bôi ngay chất giữ ẩm.
  • Hạn chế ra nắng, mặc quần áo bảo vệ, đeo kính râm khẩu trang.
  • Tránh gãi, chà xát lên các tổn thương.
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Bôi thuô’c chống côn trùng và tạo thói quen ngủ màn để tránh côn trùng đốt.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng bằng cách luyện tập thể dục thể thao, bổ sung vitamin tốt cho sức khỏe.
  • Tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/ lần.
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày.

Lưu ý: trong trường hợp nổi mẩn ngứa không rõ nguyên nhân, đặc biệt là mẩn ngứa trong thời gian dài cần đến bệnh viện, chuyên khoa để được làm thêm các xét nghiệm cần thiết tìm ra nguyên nhân chính xác.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách chữa trị, phòng ngừa bệnh tận gốc người bị mẩn ngứa hãy liên hệ với Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường, chuyên gia về bệnh mề đay mẩn ngứa để được tư vấn, giải đáp theo hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349.

Mong rằng những thông tin trong bài viết về nguyên nhân nổi mẩn ngứa của chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn!

điều trị bệnh mề đay

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo