Mẩn ngứa: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Mẩn ngứa là một bệnh da lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng như viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy mẩn ngứa là gì? Triệu chứng tiêu biểu, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị mẩn ngứa như thế nào?

>> Đọc nhanh: Dấu hiệu và bí quyết chữa dị ứng thời tiết mỗi khi chuyển mùa

Bệnh mẩn ngứa là gì?

Theo Tài liệu hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị Da liễu (Bộ Y tế) sẩn ngứa (mẩn ngứa) có tên tiếng Anh là Prurigo, đây là phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa hè, nóng ẩm. Hiện tượng nóng quá nổi mẩn ngứa cũng xuất hiện phổ biến ở nhiều đối tượng. Khi đó, nhiệt lượng không kịp thoát qua da khiến cơ thể bí bách và mẩn ngứa nổi lên.

Biểu hiện thường gặp của mẩn ngứa

triệu chứng mẩn ngứa

  • Sẩn phù: Là những sẩn phù dạng mề đay, sẩn huyết thanh. Các sẩn có màu đỏ nâu hoặc xám với kích thước từ 1 – 2cm. Một số bệnh nhân còn gặp hiện tượng mẩn ngứa nổi cục.
  • Mụn nước: Có xuất hiện mụn nước trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước này rất dễ vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết.
  • Ngứa: Người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa. Ngứa nhiều khi gãi dẫn đến những vết xước trên da, gặp nhiều ở vùng da hở. Tuy nhiên, cũng có bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ không ngứa. Do đó, người bệnh phải nắm được các biểu hiện của bệnh để phát hiện kịp thời.
dấu hiệu mẩn ngứa
Hãy đừng xem nhẹ dấu hiệu mẩn ngứa vì đây cũng là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm khác như rối loạn nội tiết, suy thận, thậm chí là ung thư. Hãy cùng tìm hiểu các thể và mức độ của bệnh mẩn ngứa.

Nguyên nhân gây mẩn ngứa

Có rất nhiều nguyên nhân gây mẩn ngứa, trong đó thường gặp nhất phải kể đến gồm:

Theo thống kê của bệnh viện Da liễu, bệnh mề đay ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số, trong đó triệu chứng mề đay dị ứng thời tiết gây nhiều khó chịu nhất cho bệnh nhân. Không dễ loại bỏ các biểu hiện mề đay, nó sẽ đeo bám người bệnh dai dẳng gây ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và chán nản.

nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa

  • Côn trùng đốt
  • Dị ứng thức ăn
  • Dị ứng thuốc
  • Dị ứng thời tiết
  • Dị ứng tiếp xúc với môi trường, thời tiết
  • Cũng có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa, vảy nến,…
nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa
Nguyên nhân nổi mẩn ngứa rất đa dạng và muốn điều trị hiệu quả nhất phải tì được nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa. Dưới đây là 14 nguyên nhân gây nổi sẩn ngứa, cách phòng tránh bạn đọc nên tham khảo để bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất.

Một số đối tượng dễ mắc sẩn ngứa

  • Trẻ em

Đây là đối tượng thường bị sẩn ngứa thể cấp tính do viêm da cơ địa, quá mẫn với các phản ứng côn trùng đốt hoặc thức ăn.

  • Phụ nữ mang thai

Nổi mẩn ngứa thường xuất hiện ở phụ nữ có thai tháng thứ 3 hoặc thứ 4 cuối thai kỳ. Vị trí ở thân mình, tổn thương giảm sau khi sinh nhưng có xu hướng xuất hiện trở lại ở các lần mang thai sau.

  • Người lớn tuổi

Người lớn tuổi thường bị sẩn ngứa mạn tính, tiến triển dai dẳng, hay tái phát. Vị trí thường gặp ở chân, thân mình.

Biến chứng của bệnh mẩn ngứa

Các sẩn ngứa không gây nguy hại đến sức khỏe nhưng sẩn ngứa ở thế cấp tính, đặc biệt ở trẻ em gây ngứa dẫn đến gãi nhiều. Đây cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng thứ phát như viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng.

Ngoài ra, nổi mẩn đỏ ngứa cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như viêm da cơ địa, đái tháo đường, rối loạn chức năng, ung thư… gây ngứa dai dẳng. Người bệnh sẽ gãi nhiều tạo nên vết trợt vảy tiết đen trên bề mặt sẩn gây mất thẩm mỹ.

Ở phụ nữ có thai thường xuất hiện ở tháng thứ 3, 4, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như ứ mật trong thai kỳ.

Điều trị mẩn ngứa

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi tùy thuộc vào mức độ phát triển của bệnh, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định phương pháp điều trị khác nhau cho phù hợp.

Xử lý tại chỗ

Theo chuyên trang sức khỏe HealthLine, cách xử lý cơn ngứa tại chỗ được thực hiện như sau:

  • Loại bỏ thức ăn, dị nguyên gây quá mẫn.
  • Chườm lạnh: Đặt một túi nước đá hoặc băng gạc lạnh lên vùng da bị ngứa trong khoảng 5010 phút. Duy trì cho đến khi hết ngứa.
  • Dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm sau khi làm sạch và chườm lạnh. Nên giữ kem dưỡng da trong tủ để khi bôi có cảm giác mát, dễ chịu.

***Lưu ý: Không gãi mạnh vì gãi có thể gây tăng kích ứng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Dùng thuốc chữa mẩn ngứa

Điều trị mẩn ngứa theo Tây y

điều trị mẩn ngứa

Một số loại thuốc điều trị nổi mề đay tại chỗ thường dùng gồm:

  • Thuốc corticosteroid.
  • Thuốc uống kháng histamin.
  • Thuốc bôi trị côn trùng đốt DEP, permethrin 5%, crotamiton 10%
  • Thuốc ức chế miễn dịch điều trị trong thời gian ngắn như corticosteroid đƣờng toàn thân, methotrexat, cyclosporin và azathioprin.

Đây hầu hết là các loại thuốc kháng sinh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm nhiễm và nhanh chóng làm lành các tổn thương. Tùy vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây mề đay của từng người bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Ưu điểm của Tây y: Tác dụng nhanh chóng. Nhiều trường hợp người bệnh có thể thấy ngay hiệu quả, giảm hẳn tức thì các triệu chứng khó chịu của bệnh ngay khi dùng thuốc.

Nhược điểm của Tây y: Trong quá trình dùng thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh lạm dụng thuốc có thể dẫn đến nhờn thuốc và khó điều trị bệnh.

Điều trị mẩn ngứa theo Đông y

Điều trị nổi mẩn ngứa theo Đông y dựa trên nguyên tắc thanh nhiệt bổ huyết, nâng cao tạng can (gan) giúp cơ thể thải hết chất độc. Căn cứ vào nguyên nhân gây nổi mề đay là do tích tụ độc tố, bế khi hay do nhiễm phong nhiệt,… bệnh nhân sẽ được bốc thuốc và kê đơn phù hợp.

Ưu điểm của thuốc Đông y: Điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh, tác động điều trị từ bên trong mang lại hiệu quả triệt để hơn. Thuốc Đông y sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên lành tính rất an toàn với cơ thể, không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhược điểm của thuốc Đông y: Cách dùng phức tạp, mất nhiều thời gian. Tác dụng của thuốc đông y tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Người bệnh cần kiên trì dùng thuốc trong thời gian dài mới thấy được chuyển biến và không phải ai dùng thuốc cũng mang lại hiệu quả giống nhau.

Bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường “khắc tinh” mẩn ngứa nổi mề đay

Đây là bài thuốc được người bệnh và giới chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về hiệu quả điều trị mẩn ngứa, mề đay. Điểm khác biệt với các bài thuốc nam trên thị trường là bài thuốc Đỗ Minh Đường là sự kết hợp tuyệt vời của 3 bài thuốc nhỏ: thuốc đặc trị; thuốc bổ gan dưỡng huyết và bổ thận giải độc.

* Hiệu quả điều trị toàn diện:

  • Điều trị bệnh từ gốc tới ngọn, tức là vừa loại bỏ nguyên nhân gây mẩn ngứa, mề đay từ sâu bên trong cơ thể, vừa điều trị triệu chứng mẩn ngứa từ bên ngoài.

  • Thanh nhiệt, giải độc, tăng cường chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa.

  • Kích thích lưu thông khí huyết, tiêu viêm, giảm sưng.

  • Điều hòa lại cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.

  • Phòng ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên như: bồ công anh, cà gai, tơ hồng xanh, ngải cứu, lá chanh… Dược liệu sau khi thu hái được xử lý trong môi trường đạt chuẩn trong suốt 48h giờ đồng hồ cho ra sản phẩm thuốc dạng cao đựng trong hộp thủy tinh sạch sẽ, tiện lợi.

 

*TS.BS Trần Quốc Chung – Nguyên Phó giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền TW đã từng nhận định: “Trong các bài thuốc y học cổ truyền hiện nay, bài thuốc gia truyền của nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường đã biết cách kết hợp hiệu quả lý luận cổ xưa với yếu tố hiện đại nhằm mang lại hiệu quả chữa bệnh tối ưu nhất, phù hợp với sinh lý người Việt.”

“Nhờ vậy mà người bệnh có thể yên tâm lựa chọn trị mề đay mẩn ngứa bằng bài thuốc này, để vừa nhận được hiệu quả bền vững, vừa nâng cao sức khỏe, giải tỏa nỗi lo canh cánh về tác dụng phụ.”, BS Chung nhấn mạnh.

*Lương y. BS Nguyễn Hoàng thuộc Hội Đông y Việt Nam cũng cho hay:“Bài thuốc gia truyền của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được bào chế theo Tỷ lệ vàng, đi đôi với các bài thuốc nhỏ, thành phần tự nhiên. Người bệnh sử dụng kiên trì sẽ đem lại hiệu quả tận gốc, dài lâu, không lo tái phát ngay cả khi ngừng sử dụng thuốc.”

Phòng bệnh mẩn ngứa

Mề đay, mẩn ngứa là bệnh lý da liễu phổ biến ở nước ta. Vì vậy để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc căn bệnh dai dẳng này, bạn cần lưu ý:

  • Tránh cách yếu tố kích thích như thức ăn, thuốc. Trong đó thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm: cá, hải sản (tôm, cua, ốc), đậu phộng (lạc), quả óc chó, trứng, sữa, đậu nành, lúa mì…
  • Thường xuyên giữ ẩm da, đặc biệt là với da khô.
  • Nếu bạn dễ bị dị ứng thời tiết, hãy mặc áo kín khi trời trở lạnh.
  • Tránh chà xát lên các vết thương.
  • Hạn chế ra nắng. Mặc quần áo bảo vệ khi ra nắng như đội mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc áo chống nắng.
  • Đảm bảo phòng ở sạch sẽ, thoáng mát.
  • Tạo thói quen ngủ màn.
  • Diệt côn trùng, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
  • Không nên ăn đồ cay nóng.
  • Tránh các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê…
  • Ăn nhiều rau củ quả có tính mát như dưa hấu, dưa chuột, bí đao, rau đay,…

Như đã nói ở trên, mẩn ngứa là một bệnh da phổ biến, tuy không quá nguy hiểm, có thể điều trị trị tại nhà nhưng không nên quá chủ quan. Khi điều trị tại nhà không hiệu quả, đặc biệt có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, rỉ dịch vàng cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách hoặc liên hệ ngay tới Hotline/Zalo: HN – 0963 302 349/HCM – 0938 449 768, để được tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo