Nấm móng chân – Triệu chứng và cách trị nấm móng chân

Nấm móng chiếm một nửa những bệnh lý liên quan đến móng, trong đó nấm móng chân là phổ biến hơn cả, nguyên nhân do đâu? Có cách trị nấm móng chân nào hiệu quả? Chi tiết hãy xem ở bài viết này.

Bài nên đọc:

>> Các loại thuốc trị nấm móng chân theo từng giai đoạn phát triển của bệnh

>> Hết nấm móng, da khỏe đẹp chỉ với vài giọt dầu dừa

Nấm móng chân và cách phát hiện triệu chứng sớm nhất

Nấm móng chân hay nấm móng tay là do nấm gây ra trong đó thường gặp nhất là 3 loại nấm: T.mentagrophytes, T.rubrum và Candida albican.

Biểu hiện của nầm móng thường chia làm 4 thể như sau:

  • Nấm dưới móng ở ngón và 2 bên móng: Đặc điểm là dày sừng ở dưới móng, tiêu móng gây tách móng ra khỏi giường móng, viêm da quanh móng. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nấm Trichophyton rubrum.
  • Nấm bề mặt: Gây rối loạn sắc tố của móng, thường có màu trắng hoặc màu đen. Thường do nấm Trichophyton mentagrophytes và Interdigitale.
  • Nấm móng có teo móng: Tổn thương tất cả các thành phần cảu móng, có xu hương lan tất cả các móng.
  • Thể thông thường: Với bệnh nấm móng thông thường không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể quan sát sẽ thấy móng mất đi độ bóng và trở nên giòn.

Ban đầu có thể chỉ 1 đến hai móng nhưng sẽ làm ra nhiều ngón. Bệnh nấm móng khiến móng bị hư hủy, sần sùi, xấu xí, mủn, dễ gãy, tổn thương, móng bị tróc thậm chí là mưng mủ, đau ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.

Những trường hợp nấm móng thường gặp: Nấm kẽ chân; bệnh nấm móng chân cái; thối kẽ móng chân; bị thối móng chân.

Nguyên nhân gây nấm móng chân

Những loại nấm này thường sống ở những môi trường ẩm ướt vì thế chân là vị trí thuận lợi để chúng phát triển. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nấm móng chân thường gặp nhất:

  • Trong số đó nguyên nhân chủ yếu là do đi tất, đi giày ra mồ hôi khiến chân bị ẩm từ đó vi nấm phát triển.
  • Nấm móng nói chung và nấm móng chân nói riêng cũng thường xảy ra ở những người lớn tuổi, tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch.
  • Những người làm việc trong môi trường ẩm ướt đặc biệt là nông dân làm ruộng.
  • Thời tiết nóng ẩm mùa hè cũng là môi trường thuận lợi để nấm sinh sôi, phát triển.
  • Thường xuyên có các chấn thương nhẹ ở vùng móng chân, trong đó có thể do để móng chân quá dài hoặc các khóe móng chân để sắc nhọn.
  • Thường xuyên hoạt động ở nơi công cộng như bể bơi, phòng tập thể thao có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Dùng chung đồ cá nhân như đi giày dép chung cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.
  • Vệ sinh kém là nguyên nhân chính gây ra hầu hết các bệnh da liễu trong đó có nấm móng chân. Thói quen không chà rửa chân mỗi ngày, để chân ướt đi giày, để chân ướt đi ngủ…đều có nguy cơ bị nấm móng.

Cách trị nấm móng chân

Muốn chấn đoán bệnh nấm móng chân phải dựa trên xét nghiệm, nhuộn soi bệnh phẩm dưới kính hiển vi mới phát hiện được loại nấm. Bệnh nấm móng hiếm khi tự khỏi và thường có xu hướng lan ra các móng khác đồng thời có nguy cơ lây cho người xung quanh, vì thế cần được điều trị sớm. Dưới đây là một số cách điều trị nấm móng chân đang được áp dụng phổ biến:

  • Dùng các loại thuốc đặc trị

Các loại thuốc trị nấm móng chân đang được dùng phổ biến như Itraconazol; Griseofulvin; Amorolfine. Đây là những thuốc uống có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm móng đồng thời còn có tác dụng diệt nấm móng.

Với các loại thuốc uống này chỉ cần uống ngày 1 lần với các trường hợp bị nấm thông thường nhưng vẫn phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Những loại thuốc uống cần có sự chỉ định của bác sĩ vì một số loại thuốc không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú và những bệnh nhân viêm gan cấp.

Thuốc bôi tại chỗ gồm có Ciclopirox; Amorolfine được dùng bôi ngoài dạng dung dịch hoặc dạng kem cũng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nấm.

Sơn móng tay Ciclopirox (Penlac) diệt nấm: Là dạng thuốc dùng như sơn móng tay, bôi lên vùng móng bị bệnh và da xung quanh ngày 1 lân. Dùng sau 7 ngày lấy cồn lau sạch lớp cũ, bôi lớp mới lên. Dùng thường xuyên một ngày cho đến khi loại trừ được bệnh.

Với những loại thuốc bôi chỉ cần bôi ngày 1 lần trước khi đi ngủ để thuốc giữ và ngấm vào móng. Riêng amorolfine chỉ cần bôi 1 tuần/ 2 lần vì khả năng bám dính của loại thuốc này rất tốt. Trong giai đoạn đầu nên dùng dạng dung dịch, ngâm móng trong dung dịch này.

  • Điều trị lazer

Đây là phương pháp điều trị hiệu quả chống nhiễm trùng móng, tiêu diệt nấm tận gốc. Hiện có các phương pháp như Pinpointe,  Noveon và Fox Diodelaser

  • Phẫu thuật

Ngoài ra, trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng bệnh nhân sẽ có thể phải điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ móng bị nhiễm trùng một phần hoặc cắt bỏ gốc móng. Sau đó sẽ được điều trị thuốc uống và thuốc bôi để diệt hẳn vi nấm. Thời gian điều trị khá lâu và khoảng 1 năm để móng có thể phát triển hoàn chỉnh như ban đầu.

Lưu ý chung cho người bệnh là cần uống thuốc đủ liều, đủ ngày để nấm khỏi hoàn toàn vì thế cần kiên nhẫn. Thời gian điều trị bệnh nấm móng không thấy rõ kết quả sau vài ba ngày như những bệnh khác mà cần ít nhất là 2 tháng sau điều trị và mất 3-6 tháng để khỏi hẳn, thậm chí là 1 năm.

Sau khi kết thúc phác đồ điều trị bệnh nhân cần xét nghiệm soi tươi lại bệnh phẩm để đánh giá hết nấm chưa kết hợp với đánh giá lâm sang để xem móng đã mọc ra chưa, đã hết viêm, ngứa hay chưa. Từ đó sẽ có phương pháp điều trị tiếp hay dừng lại cho bệnh nhân.

Ngoài ra, trong trường hợp phát hiện sớm có thể dùng một số cách điều trị đơn giản hơn gồm:

  • Dùng Baking soda và borat natri

Baking soda hay còn gọi là bột nở được bán sẵn tại các cửa hàng làm bánh có tác dụng khử mùi hôi chân rất tốt, khi kết hợp với borat natri là kháng chất tự nhiên giúp chống nấm nhờ tính kiềm. Sự kết hợp của hai loại nguyên liệu này tạo thành hỗn hợp nhão, bôi ít nhất 2 lần/ngày trong 1 tuần có thể loại bỏ được nấm.

  • Tinh dầu

Các loại tinh dầu như cam, tràm hay oải hương bôi lên móng hàng ngày để dầu ngấm vào vùng tổn thương có tác dụng khử trùng và chống nấm.

Có thể pha loãng các loại tinh dầu này với dầu ôliu. Thực hiện vào buổi tối, che bằng một chiếc tất cotton, thoáng để tránh nhiễm trùng.

Cách phòng tránh nấm móng chân

Nếu thực hiện đúng 7 nguyên tắc trong và sau điều trị nấm móng chân dưới đây thời gian điều trị sẽ được rút ngắn đi rất nhiều.

  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần cắt móng chân ngắn, mài giũa móng phì đại, sần sùi, sắc cạnh.
  • Không sử dụng chung dụng cụ cặt móng cho móng nhiễm nấm với móng lành, bình thường.
  • Mang giày dép thích hợp, giữ bàn chân khô sạch, đồng thời dùng bột chống nấm ở giày mỗi ngày.
  • Nên rửa chân hằng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi đi ngủ say đó lau thật khô.
  • Không nên để móng chân quá dài.
  • Khi phải tiếp xúc với nước bẩn, hóa chất cần có dụng cụ bảo vệ như giày, ủng chuyên dụng.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân như giày dép với người bị bệnh.

Hy vọng với những thông tin chi tiết về bệnh nấm móng chân – cách trị nấm móng chân trên đây hữu ích với những người đang và có nguy cơ mắc căn bệnh da liễu này. Nguyên tắc trị nấm móng chân cũng như những bệnh da liễu là song song với điều trị và phòng bệnh không chỉ đảm bảo sức khỏe cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.

Bài xem thêm: Trị nấm móng bằng thuốc nam với 5 nguyên liệu từ bếp

Bình luận (2)

  1. uyen says: Trả lời

    nam mong kham o đau

  2. Bùi Thị Dư says: Trả lời

    Mẹ tôi bị tai biến , ở dưới móng chân có một lớp vảy dày ,không dám bấm vì sợ chảy máu. Theo bác sĩ có nên bấm không

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo