Mấu chốt để phân biệt giữa bệnh vảy nến và viêm nang lông

Bệnh vảy nến và viêm nang lông có thể gây nhầm lẫn với nhiều người do chúng có những điểm tương đồng. Vậy, dựa vào đâu để phân biệt 2 căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay của chúng tôi.

>>> 9 “món quà” từ tự nhiên dành tặng cho người đang bị vảy nến hành hạ

>>> Chia sẻ ngay những loại vitamin tốt nhất cho người bị bệnh vảy nến

Phân biệt bệnh vảy nến và viêm nang lông

Bệnh vảy nến

Vảy nến là một căn bệnh rối loạn mạn tính, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên làn da. Theo đó, bệnh thúc đẩy quá trình sản sinh các tế bào da khiến lớp da này chồng lên lớp da khác như vảy của cây nến khi bị cọ xát.

Vảy nến xuất hiện ở bàn tay

Vảy nến xuất hiện ở bàn tay.

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Triệu chứng của bệnh vảy nến bao gồm:

  • Các mảng vảy xuất hiện nhiều trên da, có thể ửng đỏ, diện tích nhỏ hoặc lan rộng
  • Da khô và nứt nẻ
  • Chảy máu
  • Ngứa
  • Sưng khớp
  • Cứng khớp
  • Móng tay bị rỗ, quá dày hoặc có gờ

Vảy nến là bệnh mạn tính, hiện chưa có cách chữa trị triệt để. Tuy nhiên can thiệp có thể giúp xoa dịu các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra.

Căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh như:

  • Viêm khớp vảy nến
  • Béo phì
  • Tiểu đường tuýp 2
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh về chuyển hóa
  • Huyết áp cao
  • Bệnh thận
  • Bệnh Parkinson
  • Các rối loạn tự miễn dịch khác như bệnh Crohn hoặc bệnh Celiac
  • Bệnh về mắt, chẳng hạn như viêm kết mạc

Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến nhưng những yếu tố dưới đây có thể tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Hút thuốc lá
  • Bị tổn thương da
  • Béo phì
  • Nhiễm trùng nặng
  • Căng thẳng
  • Tiền sử gia đình có người bị vảy nến
  • HIV

Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng nang lông bị nhiễm trùng, thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus. Bệnh có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên da nhưng đặc biệt là ở da đầu, nơi có nhiều nang lông.

Những nốt viêm nang lông trên da

Những nốt viêm nang lông trên da.

Viêm nang lông bắt đầu xuất hiện như những mụn nhỏ, dần lan rộng và trở thành vết loét. Các triệu chứng khác đó là:

  • Mụn nước có mủ
  • Ngứa
  • Rát
  • Đau đớn
  • Xuất hiện vết sưng trên da

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm nang lông. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên nếu bạn bị:

  • Bệnh lý liên quan tới hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như HIV hoặc bệnh bạch cầu mãn tính
  • Mụn trứng cá hoặc viêm da
  • Tổn thương da
  • Béo phì
  • Thường xuyên mặc đồ bó sát
viêm nang lông có lây không
Viêm nang lông có lây không? Đây là một thắc mắc của không ít người bệnh khi đang phải đối mặt với căn bệnh viêm nang lông với những triệu chứng vô cùng khó chịu. Hãy cùng camnangbenhdalieu lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa liên quan tới vấn đề này!

Làm thế nào để phân biệt giữa bệnh vẩy nến và viêm nang lông?

Mặc dù có một số điểm tương đồng giữa bệnh vảy nến và viêm nang lông, có nhiều cách để xác định từng tình trạng.

Bệnh vảy nến Bệnh viêm nang lông
Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn của cơ thể. Viêm nang lông là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Bệnh vảy nến không thể chữa được và có thể kéo dài. Viêm nang lông có thể chữa được và thường lành trong vài ngày.
Nguyên nhân của bệnh vảy nến chưa được xác định. Viêm nang lông có thể do mặc quần áo chật, các tổn thương da, tiếp xúc với nước nóng hoặc cạo râu.

Điều trị bệnh vảy nến và viêm nang lông

Điều trị vảy nến

Có một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến. Đó là:

  • Dưỡng ẩm để chống khô da
  • Dùng sản phẩm làm mềm da và giúp loại bỏ vảy nến
  • Dùng thuốc Corticosteroid tại chỗ để giảm viêm và ngứa
  • Thuốc chứa Retinoids giúp giảm viêm
  • Dùng Axit salicylic làm bong tróc da và giảm vảy
  • Liệu pháp ánh sáng
  • Thuốc uống và thuốc tiêm

Mảng vảy nến trên da dầu của một người bệnh

Mảng vảy nến trên da dầu của một người bệnh.

Nếu tình trạng vảy nến trở nên nghiêm trọng, vùng vảy nến lan rộng, các triệu chứng chuyển biến nặng hơn, có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đau đớn và sưng.

Điều trị viêm nang lông

Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà thường là cách chữa trị hiệu quả cho viêm nang lông. Theo đó, khi bị viêm nang lông, bạn hãy:

  • Tắm bột yến mạch
  • Giữ cho vùng da bị bệnh luôn sạch sẽ
  • Tránh các tác nhân gây khó chịu (nắng, bụi, mồ hôi)

Nếu quá trình chăm sóc tại nhà không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh dạng bôi tại chỗ hoặc uống.

Tham khảo bài viết: Viêm nang lông nên tắm bằng gì: Những “sản phẩm vàng” trong điều trị

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo