Ghẻ ở chân: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Có thể dùng song song hai cách trị ghẻ ở chân bằng các loại thuốc bôi Tây y trị ghẻ và các loại thuốc ngâm, bôi bằng Đông y để trị ghẻ ở chân nhanh nhất.

Các chuyên gia cho em hỏi, em 18 tuổi vừa ở quê lên ôn thi đại học ở ngoại thành thành phố Vinh. Hình như do nguồn nước bẩn nên gần đây em bị ngứa ở chân rất nhiều, ngứa dữ dội vào ban đêm. Các anh chị ở xóm trọ bảo ở đây có truyền thống bị bệnh ghẻ nên không phải lo lắng gì. Nhưng em sợ quá, chân em bị ngứa bôi thuốc các anh chị bày nhưng không đỡ. Có cách trị ghẻ ở chân nhanh khỏi nhất không ạ? Em sắp khủng hoảng vì chân ghẻ của mình rồi ạ!

(Hà Ngân, Nghệ An) 

Bệnh ghẻ là do ký sinh trùng có tên là Sarcoptes Scabiei gây nên. Đây là một bệnh da liễu hiện vẫn đang hoành hành ở những đất nước kém phát triển, điều kiện sinh hoạt, dinh dưỡng còn yếu kém. Ở Việt Nam, bệnh ghẻ vẫn tồn tại ngay cả ở những thành phố lớn chứ không riêng gì các vùng nông thôn, vùng núi.

Đặc trưng của bệnh ghẻ là rất ngứa, người bệnh gãi liên tục đặc biệt là về đêm. Vì thế người bệnh sẽ bị mất ngủ dẫn tới suy nhược thần kinh, dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát.

Cơ chế sinh bệnh của bệnh ghẻ ở chân

Con cái ghẻ có kích thước siêu nhỏ từ 0.3 – 0.5mm xâm nhập vào đường biểu bì, đào hầm và đẻ trứng trên da. Mỗi ngày chúng đẻ từ 2-3 trúng và liên tục trong 4-6 tuần liền. Ghẻ đực chết ngay khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái cũng dẽ chết khi đẻ hết số trứng. Trứng ghẻ nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong 3-4 ngày. Ghẻ cái sống ngoài cơ thể khoảng 2-3 ngày.

Khi bị ghẻ, người bệnh bị ngứa nhiều về đêm, ngứa dữ dội khi trời nóng, lao động, thể thao ra mồ hôi.

Triệu chứng người bị bệnh ghẻ ở chân

Ghẻ ngứa ở chân và ghẻ nước ở chân là hai biểu hiện cơ bản của chân ghẻ. Cụ thể:

Ghẻ ngứa ở chân là giai đoạn ban đầu của bệnh ghẻ. Ngứa là triệu chứng chính, bệnh nhân bị ngứa sau khi bị lây bệnh khoảng 1 tuần. Biểu hiện, ngứa ít về ban ngày, ngứa nhiều hơn về ban đêm.

Ghẻ nước ở chân là giai đoạn sau ghẻ ngứa. Khi thương tổn đầy đủ sẽ bao gồm những đường hang ngoằn ngoèo, màu trắng xam không liên quan đến lớp biểu bì. Đường hang xuất hiện mụn nước 1-2 mm, là nơi trú ẩn của ký sinh trùng ghẻ.

Ngoài ra, ghẻ ở chân còn có các tổn thương khác như vết gãi, xước da, trợt vẩy máu và sẹo thẫm màu.

Bệnh ghẻ lây qua đường nào?

Bệnh ghẻ lây qua đường tiếp xúc với người bị ghẻ như nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm. Trong trường hợp của bạn có thể bạn bị ghẻ do môi trường ẩm ướt tại khu trọ hoặc bị lây từ những người bạn cùng phòng do vệ sinh không tốt.

Ngoài ra, bệnh cũng được xếp vào nhóm bệnh lây qua đường tình dục.

Làm sao để hết ghẻ ở chân

Có thể dùng kính lúp soi để bắt cái ghẻ thường nằm ở cuối đường hầm trong da. Hoặc dùng các cách trị ghẻ ở chân bằng các loại thuốc dưới đây:

Một số loại thuốc tây trị ghẻ ở chân

+ Thuốc D.E.P là tên gọi tắt của thuốc dietyl phtalat là một loại thuốc chống muỗi vắt đốt. Tuy nhiên có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh, ít độc tính và rất rẻ tiền. Bôi ngày 2-3 lần sau khi làm sạch vùng da bị bệnh. Lưu ý khi dùng cho trẻ em.

+ Thuốc Benzyl benzoat (Ascabiol, scabitox, zylate) dùng dạng bôi, xịt 2 lần/ngày mỗi lần cách nhau 15 phút.

+ Thuốc bôi Eurax (crotamintan) 10% có tác dụng chống ngứa, diệt cái ghẻ. Bôi 6-10 giờ 1 lần trong ngày.

+ Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite) có thẻ dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.

+ Thuốc xịt Lindane (gamma – benzen hexachlorid, kwell). Xịt 2 lần/tuần sau 8-12 giờ tắm rửa. Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai vì thuốc chứa chất độc với thần kinh.

Đối với ghẻ viêm da, bội nhiễm cần điệu trị viêm da, bội nhiễm chàm hóa như oxy kẽm, mỡ kháng sinh, dung dịch thuốc tím methy 1% rồi mới đến bôi các thuốc ghẻ kể trên. Thông thường sẽ kết hợp cùng các thuốc uống toàn thân như kháng sinh kháng histamin, vitamin B1, C. Với các trường hợp này phải có sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không tùy tiện uống hoặc bôi bất cứ loại thuốc nào.

Thuốc Đông y trị ghẻ ở chân

+ Dùng một nắm lá đào đun nước tắm và ngâm chân.

+ Lấy nhựa cây máu chó bôi lên vùng da bị ngứa.

+ Tắm nước muối, tắm biển.

Lưu ý:

  • Điều trị ghẻ cần thực hiện cho cả những người xung quanh.
  • Tẩy uế ga, chăn, gối và quần áo bằng cách phơi 3-4 nắng rồi dùng lại.
  • Bôi thuốc đúng phương pháp (Bôi lớp mỏng từ cổ đến chân 2-3 đêm liên tục) và bôi vào buồi tối trước khi đi ngủ.
  • Tránh kỹ cọ, cạo gãi vì dễ gây viêm da, nhiễm khuẩn.

Bạn nên tham khảo:

Nguyên tắc trong cách trị ghẻ ở chân nói riêng và trị ghẻ nói chung là phải phát hiện sớm, điều trị sớm, tránh lây lan cho người khác. Và đặc biệt phải nhớ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Nguyễn Quỳnh (ghi)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo