Xem thêm
>> Thuốc Viêm da Bảo Phương có tốt không? Giá bao nhiêu tiền?
>> Thuốc cortibion có tác dụng gì? Giá thuốc cortibion là bao nhiêu?
Dị ứng với thuốc Penicillin là gì?
Dị ứng Penicillin (tên tiếng Anh là Penicillin Allergy) là một phản ứng không bình thường của hệ thống miễn dịch với thuốc Penicillin. Loại kháng sinh này thường được kê toa để điều trị các bệnh viêm da, nhiễm khuẩn khác nhau.
Triệu chứng thường gặp của dị ứng Penicillin gồm nổi ban, phát ban và ngứa. Một số phản ứng nặng khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp phải là sốc phản vệ, đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Triệu chứng thường gặp của dị ứng Penicillin gồm nổi ban, phát ban và ngứa
Dấu hiệu nhận biết khi bị dị ứng thuốc Penicillin
Những triệu chứng khi bị dị ứng Penicillin thường xảy ra trong vòng một giờ đồng ngay sau khi dùng thuốc. Ở một số trường hợp, phản ứng có thể xảy ra hàng giờ, hàng ngày hay vài tuần sau khi dùng thuốc.
Các triệu chứng dị ứng thuốc Penicillin bao gồm:
Ngứa
Sốt
Nổi ban da
Phát ban
Sưng
Khó thở
Thở khò khè
Sổ mũi
Ngứa mắt, chảy nước mắt
Sốc phản vệ
Hiện tượng sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng hiếm gặp, nhưng có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Vì gây ra những rối loạn chức năng của toàn bộ hệ thống cơ thể. Với những dấu hiệu thường gặp như:
Tiêu chảy và buồn nôn, đau quặn bụng
Chóng mặt hoặc hoa mắt
Gây hẹp đường thở và cổ họng, khó thở
Mạch tăng nhanh và tụt huyết áp
Động kinh
Mất ý thức
Các tình trạng khác do dị ứng Penicillin
Những triệu chứng khi bị dị ứng Penicillin thường xảy ra trong vòng một giờ đồng ngay sau khi dùng thuốc.
Những phản ứng do Penicillin thường ít gặp, xảy ra nhiều ngày hay vài tuần sau khi tiếp xúc với thuốc và tồn tại trong một thời gian khi ngừng dùng thuốc. Những điều kiện này thường là:
Gây sốt, đau khớp, sưng, buồn nôn và phát ban.
Mệt mỏi, nhịp tim bất thường, thở dốc, thiếu máu do thuốc gây ra, giảm tế bào hồng cầu.
Phản ứng thuốc với bạch cầu và những triệu chứng toàn thân, gây nổi ban, số lượng bạch cầu cao, sưng hạch bạch huyết, sưng tấy và tái phát viêm gan siêu vi.
Gây sốt, viêm thận, tiểu máu, sưng tấy.
Bị dị ứng Penicillin khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu thấy có triệu chứng của dị ứng Penicillin nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong trường hợp có phản ứng nặng hay nghi ngờ bị sốc phản vệ sau khi dùng Penicillin cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Bị dị ứng Penicillin cần phải làm gì?
Để điều trị tình trạng dị ứng Penicillin có thể chia thành hai chiến lược chung như sau:
Điều trị các triệu chứng dị ứng thuốc Penicillin hiện tại
Ngưng dùng thuốc: Nếu bác sĩ xác định bạn bị dị ứng với thuốc Penicillin thì trước tiên là cần ngưng sư dụng thuốc trong điều trị.
Thuốc kháng sinh Histamin hoặc một số loại thuốc kháng Histamin để ngăn các chất hóa học được hệ miễn dịch kích hoạt trong phản ứng dị ứng.
Dùng Corticosteroid đường tiêm hoặc đường uống để điều trị viêm kết hợp với các phản ứng nghiêm trọng hơn.
Dùng Corticosteroid đường tiêm hoặc đường uống để điều trị viêm kết hợp với các phản ứng nghiêm trọng hơn. Khi sốc phản vệ cần tiêm Epinephrine và nhập viện để duy trì huyết áp và hỗ trợ hô hấp.
Giảm nhạy cảm với Penicillin
Trong trường hợp không có các biện pháp điều trị bằng kháng sinh khác, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng giảm nhạy cảm với thuốc. Người bệnh sẽ dùng một liều rất nhỏ và tăng dần liều 15 phút trong vài giờ hay vài ngày.
Người bệnh sẽ được theo dõi trong thời gian can thiệp và chăm sóc để điều trị phản ứng dị ứng. Tuy nhiên phương pháp này ít được sử dụng, bởi Penicillin có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng.
Phòng chống dị ứng thuốc Penicillin
Cách tốt nhất khi bị dị ứng với Penicillin, người bệnh cần ngừng dùng thuốc ngay lập tức và thực hiện hướng dẫn dưới đây:
Báo ngay cho bác sĩ và chắc chắn rằng tình trạng dị ứng với Penicillin hoặc dị ứng kháng sinh khác được xác định rõ trong hồ sơ bệnh án của bạn.
Đeo một chiếc vòng tay để thông báo rằng bạn đang bị dị ứng thuốc.
Mang theo Epinephrine khẩn cấp. Nếu bị dị ứng gây ra sốc phản vệ hay phản ứng nặng, bác sĩ sẽ kê toa ống tiêm và thiết bị kim tiêm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy tự động tiêm.
Mong rằng với những thông tin tư vấn về dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh khi bị dị ứng thuốc Penicillin ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về loại dị ứng này.
Xem thêm: Viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Ngày đăng: Tháng Ba 20, 2018 | Tháng Mười Hai 11, 2018
Bài viết cùng chuyên mục
- Tư vấn phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả
- 4 loại “thần thảo” trị dứt điểm bệnh viêm da dị ứng trong tích tắc
- Bị viêm da đầu phải làm sao để mau khỏi bệnh?
- 3 loại thuốc trị viêm da cơ địa của Nhật tốt nhất hiện nay
- Mách bạn cách chữa viêm da dầu ở cánh mũi tại nhà cực hiệu quả
- Tìm hiểu về bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh
- Viêm da kích ứng ở mặt: Biến chứng & cách phòng tránh
- Viêm da quy đầu dùng thuốc gì an toàn, hiệu quả nhất?
- Giải pháp hiệu quả cho làn da bị dị ứng mỹ phẩm
- Cách xử lý những triệu chứng viêm da mặt thường gặp nhanh nhất
Bình luận (0)