Mề đay mãn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh mề đay mãn tính là một căn bệnh có diễn biến khôn lường và đe dọa gây ra những biến chứng nguy hiểm vì vậy người bị mề đay mãn tính phải điều trị như thế nào cho hiệu quả? Để phòng tránh căn bệnh này, bạn cần lưu ý những điều gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay của chúng tôi.

>> Đọc nhanh: Nổi mề đay, căn bệnh da liễu phổ biến nhưng hiếm ai biết bệnh nguy hiểm đến mức nào 

Mề đay mãn tính thông thường tồn tại trên 6 tuần, có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là hàng năm. Bệnh xảy ra với bất cứ người nào nhưng thường gặp ở phụ nữ 40-60 và hầu hết các trường hợp (80-90%) không rõ căn nguyên.

Triệu chứng của bệnh mề đay mạn tính

Các triệu chứng có thể khu trú hoặc lan rộng toàn thân với những triệu chứng điển hình như sau:

Sẩn phù

Là các sẩn phù kích thước to nhỏ khác nhau. Những sẩn này hơi nổi cao trên mặt da, màu sắc hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng.

Phù mạch

Các ban đỏ, sẩn phù xuất hiện đột ngột ở vùng tổ chức lỏng lẻo như mi mắt, môi, sinh dục ngoài làm sưng to, hay còn gọi là phù mạch hoặc phù Quincke. Nếu phù Quincke ở thanh quản hay ống tiêu hóa sẽ gây nên bệnh lí nặng như khó thở nặng, đi ngoài phân lỏng, đau bụng quặn, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch hay sốc phản vệ thực sự.

Ngứa

Đa số trường hợp bị ngứa, rất ngứa, càng gãi càng ngứa, càng nổi thêm sẩn khác.

Bệnh mề đay mãn tính có xu hướng diễn biến lui bệnh rồi lại tái phát, triệu chứng nặng hơn về đêm gây cho người bệnh cảm giác bứt rứt, khó chịu, buồn bực, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và học tập.

Phân biệt bệnh mề đay mạn tính và mề đay cấp tính

Nổi mề đay là hiện tượng dị ứng da, xuất hiện những đám sẩn đỏ với nhiều hình thù khác nhau, loang rộng với diện tích khá lớn. Chúng gây ngứa, nóng rát, khó chịu và gây mất thẩm mĩ. Bệnh còn tái phát nhiều lần và phát bệnh mà không có dấu hiệu báo trước khiến chúng ta khó lòng kiểm soát được nó.

so sánh mề đay cấp và mãn tính

Khác với mề đay cấp tính chỉ xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày là khỏi, mề đay mãn tính thường kéo dài từ 6 tuần trở lên và không có dấu hiệu bệnh tình thuyên giảm. Diễn biến của bệnh cũng khá phức tạp, nguyên nhân gây bệnh rất khó xác định vì thường tự phát.

Một số nguyên nhân gây nổi mề đay mạn tính

Cho đến nay người ta vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh mề đay mãn tính, nhưng có thể liệt kê một số nguyên nhân xúc tác gây bệnh như sau:

nguyên nhân gây bệnh mề đay

– Do cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm, hoạt động của gan, thận bị trì trệ, hoạt động kém.

– Do thời tiết thay đổi đột ngột, quá lạnh hoặc quá nóng và môi trường xung quanh bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, kém vệ sinh.

– Do dị ứng với một số thành phần có trong các loại thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc tránh thai,…

– Do ăn phải những thức ăn gây dị ứng như hải sản, đồ uống có chất kích thích,…

– Do những yếu tố khác như dị ứng với phấn hoa, lông thú, dị ứng với chất liệu vải của quần áo,…

– Và hơn 50% các trường hợp bệnh nhân mề đay mạn tính không tìm ra nguyên nhân.

Biến chứng của bệnh mề đay mạn tính

Theo thống kê có đến 20% trên tổng dân số mắc bệnh nổi mề đay, một nửa trong số người bị mề đay mãn tính có thể tự hết bệnh sau 1 năm, nhưng nhiều trường hợp bệnh nhân sau vài năm mới thực sự khỏi, thậm chí có thể bị bệnh mề đay đeo bám suốt đời.

Ngoài những biểu hiện ngoài da của mề đay mãn tính, nó cũng kèm theo những triệu chứng khá nguy hiểm như sốt cao li bì, cơ thể mệt mỏi. Thậm chí có nhiều trường hợp ghi nhận do nổi mề đay ngay trong cổ họng khiến bệnh nhân khó thở, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chữa mề đay mãn tính

Với bệnh mề đay mạn tính thường liên quan đến các bệnh lí bên trong nên người bệnh cần được khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Điều trị mề đay mãn tính bằng thuốc Tây

BS. Nguyễn Hữu Trường (Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai) nguyên tắc chung trong cách điều trị mề đay mãn tính là kiểm soát triệu chứng với các loại thuốc ít độc tính nhất có thể như:

  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc kháng leukotrien.
  • Một số thuốc ức chế miễn dịch với nhiều độc tính chỉ sử dụng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các thuốc trên.

Khi bị mề đay mãn tính, tức là hiện tượng nổi mề đay đã đeo bám bạn trong một thời gian dài. Do đó việc bôi thuốc tại chỗ là không khả thi vì việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây tích tụ độc tố trên da, làm khô da cũng như tăng khả năng bị dị ứng.

Các thuốc điều trị mề đay mãn tính cũng có thể tham khảo như thuốc giải độc gan,… Các trường hợp nổi mề đay mãn tính do vi khuẩn xâm nhập hay ký sinh trùng gây nên thì có thể điều trị bằng thuốc kháng Histamine mequitazine kết hợp với albendazole có thể cho kết quả điều trị khá tốt.

Tuy nhiên, đối với điều trị nổi mề đay mãn tính, việc điều trị bằng thuốc tây hoàn toàn không khả quan bởi mề đay mãn tính ẩn chứa nhiều triệu chứng bệnh nguy hiểm hơn đằng sau, hơn nữa việc uống thuốc Tây để lại những tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dùng, nhất là đối với một căn bệnh “cứng đầu” và cần nhiều thời gian điều trị như bệnh mề đay mãn tính.

Chữa mề đay mãn tính bằng đông y

Thay vì dùng những liều thuốc tây có nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, hiện nay nhiều người chọn cho mình cách điều trị mề đay mãn tính bằng bài thuốc Đông y. Theo Đông y, nguyên nhân gây nên bệnh mề đay là do chức năng gan và thận yếu, tạng phủ suy yếu dẫn đến việc đào thải độc tố ra ngoài cơ thể bị ngưng trệ mà sinh bệnh.

Lương y Trịnh Văn Sỹ (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, theo Đông y, nguyên tắc điều trị mề đay là tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu, an thần, chống dị ứng. Đặc biệt là lấy tiêu độc trừ tà là khâu quyết định.

Một số bài thuốc Đông y dùng trong điều trị bệnh mề đay mãn tính mà bệnh nhân có thể tham khảo như sau:

– Bài thuốc “Ý dĩ Phòng phong thang”:

Bao gồm các vị thuốc như Quế chi, Tô từ, Sinh Khương, Tế tân, Đan sâm, Phòng phong, Kinh giới, lá đơn đỏ, ké, Bạch chỉ. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

– Bài thuốc “Thuyền thoái đại thanh diệp”:

Bao gồm Cam thảo, Phòng phong, Kinh giới, Ngân hoa, Đan bì, Sinh địa, Đại thanh diệp, lá đơn, Sinh địa, Liên kiều, Ngưu bàng, bèo cái, Thuyền toái. Uống mỗi ngày một thang cho đến khi khỏi bệnh.

– Bài thuốc “Tiêu ban giải độc thang”:

Là một bài thuốc do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc điều chế ra với sự kết hợp của hai bài thuốc Bình can hoàn và Giải độc hoàn cùng những vị thuốc thảo dược quý có tác dụng nhuận gan, thông mật, hoạt huyết, giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm.

Cách chữa bệnh mề đay mãn tính bằng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y và Đông y thì các bài thuốc dân gian cũng là một phương pháp điều trị mề đay mãn tính được nhiều người truyền tai nhau cho đến tận bây giờ.

Một số bài thuốc dân gian trị mề đay mãn tính hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như sau:

– Cây đinh lăng

Cây đinh lăng có công dụng trị được rất nhiều bệnh, từ rễ cây, thân và cành cho đến lá đều được xem như là một vị thuốc quý. Trong đó lá cây đinh lăng có tác dụng trị bệnh mề đay và các trường hợp dị ứng da rất tốt.

dùng đinh lăng trị mề đay mãn tính

Cách làm: Chuẩn bị lá cây đinh lăng đem rửa sạch khỏi bụi bẩn rồi phơi khô. Với những lá đinh lăng khô bạn có thể nấu nước uống hoặc ngâm rửa sẽ thấy những nốt mẩn ngứa của mề đay mãn tính thuyên giảm đáng kể.

– Lá khế

Với tính lạnh và vị chát, lá khế giúp tán nhiệt độc rất hiệu quả, được dùng trong điều trị chứng lở ngứa, mề đay, ung nhọt…

Cách làm: lấy 1 nắm lá khế chua, đem rửa sạch, để ráo nước rồi đem đảo trên chảo nóng cho đến khi lá héo đi. Đợi lá nguội 1 chút cho âm ấm, bạn vơ tất cả chỗ lá đó sáp lên vùng da bị mề đay và chà nhẹ liên tục. Phương pháp này không những cắt nhanh cơn ngứa mà kiên trì thực hiện cũng có thể trị khỏi bệnh mề đay mãn tính.

Tuy nhiên nên chú ý nhiệt độ của lá trước khi áp lên da, vì da bị mề đay mãn tính thường rất nhạy cảm và dễ bị bỏng.

Lưu ý: Các loại thuốc , bài thuốc được dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân, độc giả không nên tự ý dùng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn.

Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên GĐ BV Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh mề đay:

Những lưu ý khi bị bệnh mề đay mạn tính

Mề đay mãn tính là một bệnh rất khó điều trị dứt điểm vì nguyên nhân gây bệnh phức tạp, khó xác định,  vì vậy song song với việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

phòng tránh bệnh nổi mề đay

– Kiêng ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như đồ hải sản, kiwi, dứa, socola, bơ, đồ cay nóng, và những thức uống có chất kích thích như bia rượu, cà phê,… Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, nước ép hoa quả và uống nhiều nước để tăng cường vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.

– Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lí hằng ngày.

– Giữ vệ sinh cá nhân cũng như quanh môi trường bạn đang sống và làm việc để tránh nguy cơ bị các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh tấn công.

Tuy bệnh mề đay mãn tính là một căn bệnh nguy hiểm, kéo dài dai dẳng có tính tái phát cao nhưng không phải là không điều trị được. Với những ai đang phải sống chung với bệnh mề đay mãn tính, chúng tôi mong rằng những thông tin trên bài viết này có thể giúp bạn trong việc điều trị căn bệnh này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

 

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo