Bệnh lậu ở nữ giới như thế nào? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Bệnh lậu ở nữ giới như thế nào và làm sao để nhận biết là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Lậu cầu – một trong những bệnh hoa liễu không chỉ gặp ở nam giới mà tỷ lệ nữ giới nhiễm vi khuẩn lậu cũng đang ngày gia tăng. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm, xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí đe dọa khả năng sinh sản của phái nữ.

Bệnh lậu ở nữ giới như thế nào?

Bệnh lậu hay còn gọi với tên khác là lậu mủ được hình thành do tự gây hại của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn lậu có thể lây nhiễm cả ở nam và nữ giới qua nhiều con đường đặc biệt nếu có quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, phụ nữ thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với phái nam do có cấu trúc sinh dục mở và ngắn tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, ủ bệnh.

 Bệnh lậu ở nữ giới ngày càng có tỷ lệ gia tăng

Bệnh lậu ở nữ giới ngày càng có tỷ lệ gia tăng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời gian ủ vi khuẩn lậu ở nữ giới thường không giống nhau mà nó sẽ tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh và cơ địa từng người. Đối với người có sức đề kháng yếu, bệnh thường bùng phát chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày nhiễm bệnh. Còn đối trường hợp có sức đề kháng tốt hơn, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 8 – 10 ngày, thậm chí 1 tháng mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh lậu cấp tính.

Bệnh lậu lây nhiễm qua những con đường nào?

Các vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua nhiều con đường, trong đó phải kể tới các tác nhân như:

Quan hệ tình dục

Đây là con đường lây nhiễm bệnh xã hội nhanh nhất trong đó bệnh lậu. Mọi quan hệ tình dục bằng được sinh dục, miệng, “yêu” cùng giới hay khác giới đều có khả năng lây nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.

Lây qua đường máu

Các vi khuẩn lậu cũng có thể lây nhiễm sang người khỏe mạnh thông qua đường máu nếu vô tình được truyền máu từ người mắc bệnh hoặc đơn giản là sử dụng chung kim tiêm.

Vi khuẩn lậu cầu lây nhiễm qua đường máu

Vi khuẩn lậu cầu lây nhiễm qua đường máu

Lây nhiễm vi khuẩn từ mẹ sang con

Trẻ nhỏ có thể bị mắc bệnh lậu ngay từ khi ở trong bào thai nếu người mẹ có nhiễm khuẩn lậu. Tình trạng này sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Lây bệnh gián tiếp

Các vi khuẩn lậu cư trú ở trong máu và huyết tương. Những đồ dùng cá nhân của người bệnh rất dễ chứa vi khuẩn do tiếp xúc với vết thương trên cơ thể. Do vậy, nếu các bạn sử dụng chung vật dụng với người bệnh cũng có khả năng nhiễm bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nữ giới thế nào?

Bệnh lậu ở nữ giới thường phát triển âm thầm ở giai đoạn cấp tính nên người bệnh rất khó nhận biết hoặc lầm tưởng chỉ là viêm nhiễm nhẹ. Sau khoảng một thời gian, lậu tiến triển nặng sang giai đoạn mãn tính, lúc nó mới bùng phát các triệu chứng như:

Tiểu tiện đau

Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào âm đạo sẽ nhanh chóng tấn công lên ống dẫn nước tiểu, bàng quang do vậy người bệnh sẽ thấy có hiện tượng tiểu đau, rát, thậm chí có mủ hoặc máu.

Chảy máu dù chưa tới kỳ kinh

Nữ giới bị nhiễm lậu cầu có hiện tượng chảy máu giữa chu kỳ

Nữ giới bị nhiễm lậu cầu có hiện tượng chảy máu giữa chu kỳ

Hầu hết phụ nữ bị lậu đều gặp hiện tượng chảy máu giữa kỳ kinh một cách bất thường. Nguyên nhân vì vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae lây lan sang cổ tử cung dẫn tới viêm nhiễm rồi làm chảy máu âm đạo.

Khí hư bất thường

Ra khí hư là hiện tượng bình thường ở phụ nữ, tuy nhiên nếu khí hư ra nhiều bất thường kèm theo hiện tượng có màu đục, vàng, xanh hay mùi hôi thì khả năng cao bạn đã bị nhiễm bệnh lậu.

Đau rát

Người bệnh thường cảm thấy vùng kín đau rát, đặc biệt là khi có hoạt động tình dục.

Ngoài ra, người bệnh còn thấy xuất hiện các triệu chứng khác như đau vùng chậu, đau lưng, cơ thể mỏi mệt, sốt, đau họng, sưng amidan,…

Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không?

Bệnh lậu dù gặp ở nam hay nữ giới đều rất nguy hiểm, vì nó gây tác động xấu tới sức khỏe, khả năng lây nhiễm cao và có thể dẫn tới những biến chứng ảnh hưởng xấu như:

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Người nhiễm vi khuẩn lậu thường có sức đề kháng yếu từ đó dễ bị mắc các bệnh phụ khoa như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, nội mạc cổ tử cung,… từ đó làm ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động tình dục.

Tăng nguy cơ khó có con

Phụ nữ bị bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ rất dễ làm viêm và tắc ống dẫn trứng, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Phụ nữ mang thai bị lậu ảnh hưởng tới thai nhi

Phụ nữ mang thai bị lậu gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

Phụ nữ mang thai bị lậu gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

Phụ nữ bị lậu mang thai hoặc nhiễm lậu trong thời kỳ mang bầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bình thường và trí tuệ của thai nhi, thậm chí gây sinh non, lưu thai.

Bệnh lậu đe dọa tới tính mạng

Trong trường hợp lậu kéo dài quá lâu, các vi khuẩn lậu cầu ăn sâu và máu và lan rộng tới ổ bụng gây viêm nhiễm huyết, tắc ruột sẽ có khả năng dẫn tới tử vong.

Bệnh lậu rất nguy hiểm, do vậy, các bạn nên chủ động tới bệnh viện thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn lậu cầu để tránh tình trạng bệnh trở nặng sẽ khó điều trị.

Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có hai phương pháp điều trị bệnh lậu là sử dụng kháng sinh là liệu pháp DHA. Tùy vào đối tượng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa lậu phù hợp.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ không mang thai

Các loại thuốc được lựa chọn để điều trị lậu thường là kháng sinh dạng uống và tiêm có khả năng ức chế quá trình phát triển của lậu cầu.

Hiện nay thuốc chữa lậu được ưu tiên sử dụng là kháng sinh Spectinomycin, dùng tiêm bắp một liều duy nhất. Trường hợp lậu mãn tính sẽ được tiêm tăng cường hai mũi trong hai ngày hoặc có thể thay thế bằng một số kháng sinh khác như Ceftriaxone (rocephin), ceftriaxone (Rocephin),…

Sử dụng thuốc Spectinomycin điều trị bệnh lậu ở nữ giới

Sử dụng thuốc Spectinomycin điều trị bệnh lậu ở nữ giới

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kháng sinh đường uống như Doxycyclin, Tetracyclin, Erythromycin,…

Thuốc chữa bệnh lậu cho phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ thời kỳ mang thai bị lậu thường được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh nhóm cephalosporin như ceftriaxon, cefixim,…

Không sử dụng các loại thuốc nhóm tetracyclin, aminosid, quinolon cho bà bầu vì chúng sẽ gây tác động xấu tới thai nhi.

Liệu pháp DHA chữa bệnh lậu ở nữ giới như thế nào?

Đây là phương pháp chữa lậu hiện đại mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn và có thể chữa trị bệnh lậu dù ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính. Tuy nhiên, chi phí của liệu pháp chữa bệnh này thường rất cao.

Cách phòng tránh bệnh lậu ở nữ giới như thế nào?

Lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm. Do vậy, các bạn nên nâng cao ý thức phòng ngừa bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh bằng cách như:

  • Tránh quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt trong thời kỳ mắc bệnh cần tuyệt đối không có hoạt động tình dục để tránh lây nhiễm đồng thời hỗ trợ điều trị.
  • Trong trường hợp nhiễm lậu cầu, các bạn cần chủ động phòng tránh lây nhiễm sang người xung quanh bằng việc không dùng chung đồ cá nhân, tránh tiếp xúc máu,…
  • Người bệnh hãy thẳng thắn, phối hợp với bác sĩ về tình trạng đang gặp để có hướng điều trị đúng hướng mang lại hiệu quả cao.
  • Phụ nữ bị lậu không nên mang thai để đảm bảo an toàn cho cả bạn và thai nhi.

Trên đây là những thông tin về bệnh lậu. Hy vọng, với chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh lậu ở nữ giới như thế nào từ đó các cách phòng ngừa và xử lý kịp thời, tránh tình trạng để bệnh phát triển nghiêm trọng gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo