Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, đôi khi nó được gọi là “tiếng vỗ tay”. Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 78 triệu trường hợp mắc bệnh lậu mới được chẩn đoán hàng năm. Riêng Hoa Kỳ, mỗi năm ước tính khoảng 820.000 ca nhiễm bệnh lậu.

Bệnh lậu là gì?

Hiện nay, bệnh lậu hay còn được gọi là bệnh lậu mủ là một trong những bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu trên thế giới.

Bệnh do lậu cầu Neisseria gonorhoeae gây ra. Đây là song cầu Gram âm, chỉ có vật chủ là người thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, mắt, đặc biệt là đường niệu đạo của nam giới. Theo các chuyên gia, bệnh lậu thường lây trực tiếp khi tiếp xúc tình dục.

Bệnh lậu ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, chúng có thể tác động đến niệu đạo, trực tràng, cổ họng, mắt, khớp. Thậm chí là ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của nữ giới nếu chúng xuất hiện ở cổ tử cung.

Thời gian ủ bệnh lậu tùy vào đối tượng nam và nữ. Nam giới sẽ ủ bệnh từ 3-5 ngày, còn nữ giới không rõ ràng, thông thường khoảng 10 ngày.

Bệnh lậu diễn ra theo hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Giai đoạn cấp tính biểu hiện rõ ràng hơn. Lậu mãn tính là giai đoạn sau của bệnh lậu cấp tính. Triệu chứng bệnh lúc này không rõ rệt, dễ tái phát.

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội hàng đầu trên thế giới

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội hàng đầu trên thế giới

Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất?

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở những người trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, nam giới mắc bệnh lậu thường xuyên hơn so nữ giới.

Trẻ sơ sinh cũng là một đối tượng mắc bệnh lậu do người mẹ mắc bệnh truyền bệnh cho bé trong quá trình sinh.

Những nguyên nhân gây bệnh lậu

Bệnh lậu được gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus. Hoặc bạn có thể mắc bệnh bởi bất cứ hình thức quan hệ tình dục nào, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bằng đường âm đạo thông thường;
  • Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn;
  • Quan hệ tình dục bằng đường miệng cả người cho và người nhận.
  • Di truyền bệnh sang con do thai phụ mắc bệnh.
  • Chạm, tiếp xúc với khu vực bị nhiễm bệnh như dương vật, âm đạo, hậu môn, miệng của người mang vi khuẩn.

Một số yếu tố nguy cơ khiến bạn gia tăng tỉ lệ mắc bệnh như:

  • Quan hệ tình dục;
  • Quan hệ với nhiều bạn tình;
  • Có người tình mới;
  • Được chẩn đoán mắc bệnh lậu trước đó;
  • Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Triệu chứng của bệnh lậu

Thông thường, các triệu chứng của bệnh lậu sẽ xuất hiện từ 1-14 ngày sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng. Bệnh lậu triệu chứng sẽ có sự khác nhau nhất định giữa nam và nữ giới, cụ thể như sau:

Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới:

  • Đi tiểu nhiều, tiểu gấp;
  • Dịch tiết ra như mủ ở dương vật;
  • Đầu dương vật bị sưng, đỏ;
  • Sưng, đau ở tinh hoàn;
  • Đau họng kéo dài.

Đi tiểu nhiều là biểu hiện bệnh lậu ở nam giới

Đi tiểu nhiều là biểu hiện bệnh lậu ở nam giới

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới:

  • Âm đạo có dịch bất thường;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Đau họng;
  • Âm hộ sưng;
  • Chảy máu sau khi quan hệ tình dục;
  • Nôn, đau bụng, đau vùng chậu;
  • Tiểu đau và thường xuyên hơn;
  • Sốt;
  • Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt giống mủ;
  • Đau khớp…

Bệnh lậu lây qua những đường nào?

Cũng giống như các bệnh xã hội khác, bệnh lậu hoàn toàn có thể lây truyền sang người khác thông qua những con đường nhất đinh. Theo các chuyên gia, có 5 con đường lây nhiễm chính của bệnh lậu, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Bệnh lậu lây qua đường miệng;
  • Lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh;
  • Bệnh lậu lây từ mẹ sang con (khi sinh con), đường máu (dùng chung bơm kim tiêm);
  • Bệnh lậu có thể lây nhiễm nếu sử dụng chung đồ lót của người bệnh.

Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không? Câu trả lời là không. Vì vậy, nếu chẳng may bạn bè của bạn mắc phải căn bệnh này thì có thể ăn uống thoải mái, tránh việc vô tình tạo nên sự khoảng cách và cảm giác kỳ thị với người bệnh.

Ngoài ra, bệnh lậu có thể lây nhiễm qua đường nước bọt nếu bạn có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua quan hệ bằng miệng, hôn, dùng chung bàn chải đánh răng…

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

So với các bệnh xã hội khác, bệnh lậu được điều trị dễ dàng hơn nhưng chúng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị sớm.

Với nữ giới, bệnh lậu có thể gây ra các vấn đề phụ khoa nghiêm trọng như: Viêm tuyến Bartholin, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu, viêm tuyến Skène. Đặc biệt bệnh có thể gây chửa ngoài tử cung, vô sinh.

Bệnh có thể gây vô sinh ở nữ giới

Bệnh có thể gây vô sinh ở nữ giới

Với nam giới, người bệnh có thể mắc viêm mào tinh hoàn, vô sinh nếu viêm cả hai bên; viêm tuyến tiền liệt; viêm túi tinh và ống dẫn tinh.

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe của cả mẹ và bé như: Sinh non, tỉ lệ sảy thai cao, trẻ sinh ra nhẹ cân, trẻ sau khi sinh có thể bị nhiễm trùng mắt nếu tiếp xúc với vi khuẩn, nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.

Cách chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?

Để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và phù hợp việc đầu tiên bác sĩ làm đó chính là tiến hành chẩn đoán bệnh. Bao gồm các cách sau:

  • Chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng đặc trưng của bệnh;
  • Xét nghiệm bệnh lậu bằng cách dùng tăm bông kiểm tra mẫu dịch tiết ở khu vực bị ảnh hưởng. Mẫu bệnh phẩm thường lấy ở dương vật, niệu đạo, cổ tử cung, hậu môn và cổ họng.
  • Kiểm tra mẫu nước tiểu.

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh lậu cũng như nhiều bệnh lý khác có thể điều trị dễ dàng khi ở giai đoạn đầu, giai đoạn cấp tính và ngược lại. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý những dấu hiệu bệnh đầu tiên để thăm khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.

Để loại bỏ bệnh lậu cho bạn, có thể áp dụng nhiều phương pháp. Trong đó phổ biến và được sử dụng nhiều hơn cả là thuốc Tây và Đông y. Tùy vào từng trường hợp cũng như mong muốn của người bệnh mà lựa chọn cách khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

1. Chữa bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh

Bệnh lậu thường được điều trị bằng cách tiêm kháng sinh Ceftriaxone hoặc thuốc uống Azithromycin.

Thuốc điều trị bệnh lậu không biến chứng gồm:

  • Ceftriaxone (rocephin) 250 mg
  • Spectinomycin (trobicin) 2g.
  • Cefotaxime 1g.

Ngoài ra bác sĩ có thể phối hợp với các loại thuốc dưới đây để điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia trachomatis. Đây là bệnh có thể xuất hiện đồng thời với bệnh lậu. Bao gồm:

  • Doxycyclin 100 mg;
  • Tetraxyclin 500 mg;
  • Erythromycin 500 mg;
  • Azithromycin (zithromax) 500 mg.

Điều trị bệnh bằng cách tiêm kháng sinh

Điều trị bệnh bằng cách tiêm kháng sinh

2. Điều trị bệnh lậu bằng thuốc Đông y

Cũng tương tự nhưng phương pháp Tây y, chữa bệnh lậu bằng Đông y cũng cần phải căn cứu vào mức độ bệnh.

Hầu hết bài thuốc Đông y khi sử dụng đều có công dụng mát gan, giải độc, thanh nhiệt, đồng thời hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh gây nên.

Những vị thuốc phổ biến được dùng trong điều trị bệnh là cỏ tranh, cây chó đẻ. Đây đều là loại thảo dược quen thuộc có sẵn xung quanh trong vườn nhà của bạn.

Cách phòng tránh bệnh lậu

Để không phải chịu những triệu chứng khó chịu, phiền toái cũng như biến chứng của bệnh thì ngay bây giờ bạn hãy thực hiện những phương pháp phòng bệnh.

  • Kiêng quan hệ tình dục, khi quan hệ phải dùng bao cao su;
  • Nếu quan hệ bằng miệng bạn cần sử dụng bao cao su để che dương vật, hoặc miếng cao su để che bộ phận sinh dục nữ.
  • Không được sử dụng chung đồ chơi tình dục với người khác.
  • Nếu chưa thực sự sẵn sàng cho việc quan hệ thì hãy nói “không” để bảo vệ sức khỏe của mình.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là khi bạn đã có quan hệ tình dục.

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh xã hội phổ biến hiện nay, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua căn bệnh này. Tuy nhiên, để hiểu rõ về nó lại không phải ai cũng biết. Vì vậy, có rất nhiều câu hỏi, vấn đề cần được làm sáng tỏ giúp người bệnh có cái nhìn đúng hơn về bệnh.

1. Bệnh lậu có tự khỏi được không?

Bệnh lậu thường sẽ ủ bệnh khoảng 3 đến 5 ngày với một số biểu hiện như tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu rắt, dịch niệu đạo/ âm đạo bất thường, sưng đau ở bộ phận sinh dục… Bệnh lậu sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không được chữa trị.

Khi sang giai đoạn mãn tính bệnh sẽ dễ tái phát, gây biến chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý.

Theo các chuyên gia, dù ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính bệnh lậu đều không thể tự khỏi nếu không được điều trị đúng cách. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh như: Tiểu đau, dịch tiết âm đạo nhiều, chảy máu bất thường, đau nhức, ngứa/ đau hậu môn, đau khi đại tiện ở cả nam và nữ giới… bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám.

2. Bệnh lậu và sùi mào gà

Sùi mào gà và lậu là 2 trong số những bệnh xã hội nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh. Con đường lây nhiễm chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn dưới bất cứ hình thức nào.

Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm qua việc tiếp xúc với các mầm bệnh tại vết thương hở, đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng. Trẻ nhiễm bệnh từ mẹ mắc bệnh qua quá trình sinh nở.

Tuy nhiên, sùi mào gà không phải do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus giống bệnh lậu mà do chủng vi khuẩn HPV gây nên.

Triệu chứng điển hình của sùi mào gà là xuất hiện các nốt sùi nhỏ li ti ở nhiều vị trí như: Bộ phận sinh dục, mắt, miệng, họng, bàn tay.

Để điều trị bệnh sùi mào bác sĩ có thể dùng thuốc bôi hay dùng phương pháp ngoại khoa như đốt điện, điều trị bằng laser, phẫu thuật cắt bỏ…

3. Bệnh lậu có dẫn đến HIV không?

Nhiều người thắc mắc “bệnh lậu có phải HIV không?” và “bệnh lậu có dẫn đến HIV không?” Theo các chuyên gia, bệnh lậu và HIV là hai căn bệnh khác nhau, nhưng cùng thuộc nhóm bệnh xã hội, bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục.

Còn bệnh lậu có dẫn đến HIV hay không thì đến nay vẫn chưa có một trường hợp bệnh lậu trực tiếp gây nên HIV. Tuy nhiên, thực tế có nhiều bệnh nhân mắc HIV có tiền sử bị bệnh lậu. Nguyên nhân là do lậu cầu khuẩn sau khi tấn công và xâm nhập và cơ thể sẽ phát triển rất nhanh chóng, cứ 15 phút chúng lại sinh sôi và phân chia thành 2 tế bào mới.

Theo đó, nếu bệnh lậu không được chữa trị sớm thì sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, ảnh hưởng đến các bộ phận khác rất cao. Lúc này, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ bị suy giảm, tạo điều kiện cho các virus gây bệnh tấn công, trong đó có virus HIV/AIDS.

Bệnh lậu không trực tiếp dẫn đến HIV

Bệnh lậu không trực tiếp dẫn đến HIV

4. Bệnh lậu và Chlamydia có liên quan với nhau không?

Bệnh lậu và Chlamydia là hai bệnh khác nhau nhưng chúng có thể xuất hiện đồng thời. Chính vì vậy, trong phương pháp điều trị bệnh lậu bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc phối hợp với nhau để điều trị bệnh cùng lúc.

Bệnh Chlamydia cũng là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis (CT). Triệu chứng điển hình của bệnh gồm có:

  • Tiết dịch bất thường từ dương vật/ âm đạo;
  • Dịch bất thường có màu vàng hoặc trắng, với nam giới thường thấy rõ vào buổi sáng;
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
  • Nam giới sưng đau một bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn.

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh Chlamydia có thể gây ra những tác động tiêu cực, đặc biệt là gây vô sinh.

5. Bệnh lậu kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh lậu. Nếu ăn những thực phẩm không nên ăn sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt triệu chứng sẽ càng khó chịu.

Do vậy, người bệnh cần lưu ý không nên ăn những thực phẩm sau để cải thiện bệnh nhanh chóng.

  • Không nên ăn thực phẩm có tính kích thích như: Đồ cay nóng, thực phẩm có tính nóng (thịt chó, thịt dê, rau thơm…);
  • Không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thậm chí là đồ ngọt vì chúng sẽ tạo điều kiện cho lậu cầu khuẩn phát triển.
  • Ngoài ra, người bệnh không sử dụng rượu bia, bởi những thành phần có trong rượu bia, đặc biệt là ga sẽ giảm sức đề kháng của bạn, khiến bệnh phát triển nặng hơn, khó khăn trong điều trị.

Như vậy, bài viết này của chúng tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất về bệnh lậu. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách quan hệ tình dục an toàn, quan hệ khi bạn thực sự sẵn sàng nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, điển hình là lậu.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo