9 hiểu nhầm tai hại về bệnh vảy nến: Bạn đã từng nghĩ như thế chưa?
Tại Hoa Kỳ, theo số liệu thống kê, có khoảng 2,6% dân số của nước này, tương đương với khoảng 7,5 triệu người bị mắc bệnh vảy nến. Căn bệnh da liễu này có biểu hiện đặc trưng là các mảng da bị sưng đỏ, nhưng nó không đơn giản chỉ là một hiện tượng rối loạn hình thành tế bào da. Đã có rất nhiều hiểu nhầm liên quan tới bệnh này. Cùng tìm hiểu nhé!
>>> Gợi ý 10 hoạt động nên làm hàng ngày nếu bạn đang bị bệnh vảy nến hành hạ
>>> Bị vảy nến, hãy áp dụng ngay những mẹo chăm sóc da này để đẩy lùi bệnh
1. Vảy nến là bệnh lây nhiễm
Bệnh vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm và việc vệ sinh sạch hay không sạch không phải là nguyên nhân gây nên bệnh.
Bạn không thể lây bệnh từ một người bị vảy nến ngay cả khi bạn chạm trực tiếp vào da của họ hay ôm, hôn hoặc ăn chung đồ ăn với họ.
2. Vảy nến đơn giản chỉ là bệnh bên ngoài
Vảy nến được xếp vào nhóm các bệnh tự miễn dịch. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết tình trạng các vảy xuất hiện dầy đặc trên da là do hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn, từ đó khiến quá trình hình thành tế bào da nhanh hơn bình thường.
Hình ảnh các mảng bám, vảy nến trên da người bệnh.
Tốc độ hình thành nhanh tới mức các tế bào da không đủ thời gian “chết đi” và tích tụ thành các mảng bám gây nên triệu chứng tiêu biểu của bệnh vảy nến.
3. Có thể chữa dứt điểm bệnh vảy nến
Vảy nến là một căn bệnh mãn tính, có thể theo bạn cả đời. Tuy nhiên, biết cách tìm hiểu, phát hiện và kiên trì tiến hành điều trị căn bệnh từ sớm sẽ ngăn chặn tình trạng bệnh lý phát triển nghiêm trọng hơn.
4. Không có phương pháp nào điều trị vảy nến
Vảy nến không thể chữa trị dứt điểm nhưng không có nghĩa là không có phương pháp điều trị. Theo đó, 3 mục tiêu chính của việc điều trị đó là:
- Ngăn chặn sự sản sinh quá mức của tế bào da
- Giảm ngứa và viêm
- Loại bỏ những tế bào da chết khỏi cơ thể
Hiện nay, để chữa vảy nến, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống, thuốc tiêm hoặc trải qua quang hóa trị liệu.
Phương pháp quang hóa trị liệu.
5. Tất cả các loại vảy nến đều giống nhau
Vảy nến được phân thành từng loại khác nhau. Đó là: Vảy nến dạng mảng, vảy nến thể giọt, vảy nến thể đồng tiền, vảy nến da đầu và vảy nến dạng mủ.
Trong đó, vảy nến dạng mảng là phổ biến nhất. Dấu hiệu tiêu biểu của dạng bệnh lý này là: Xuất hiện các mảng vảy màu đỏ trên da, khi tới giai đoạn cuối, các vảy này chuyển sang màu trắng bạc hoặc màu xám, bong tróc và tiếp tục lan rộng ra các vùng da khác.
6. Vảy nến chỉ làm xuất hiện các mảng bám trên da
Suy nghĩ này là sai lầm. Vảy nến không chỉ gây mất thẩm mỹ vì các mảng bám xuất hiện trên da mà nó còn gây đau và ngứa ở khu vực bị bệnh. Thậm chí, vùng da bị vảy ngứa có thể trở nên nứt nẻ, chảy máu và viêm nhiễm.
Những triệu chứng này có thể tác động khiến người bệnh có cảm giác bị kỳ thị, trầm cảm và lo âu, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như công việc và các mối quan hệ. Cũng đã có nghiên cứu cho thấy một số người bị vảy nến tuyệt vọng tới mức tự tử.
7. Vảy nến không gây ra những biến chứng nguy hiểm
Nếu không được phát hiện và điều trị một cách hiệu quả, vảy nến có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Theo một thống kê, những người bị vảy nến có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh về mắt hoặc tim cao hơn so với những người khác. Ngoài ra, khoảng 30% người mắc vảy nến sẽ bị viêm khớp vảy nến.
8. Vảy nến là căn bệnh của người lớn
Thực tế, vảy nến là căn bệnh xuất hiện phổ biến ở người lớn. Tuy nhiên, mỗi năm, có gần 20.000 trẻ em dưới 10 tuổi được xác định là bị vảy nến tại Hoa Kỳ.
Hiện tượng vảy nến ở trẻ em.
Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng nếu có bố hoặc mẹ mắc vảy nến thì con có nguy cơ 10% cũng mắc bệnh còn nếu cả bố và mẹ đều mắc vảy nến thì con có 50% nguy cơ bị bệnh này.
9. Bệnh vảy nến có thể phòng tránh
Đây cũng là một nhầm lẫn phổ biến. Thực ra có thể chủ động phòng ngừa một số nguyên nhân gây bệnh vảy nến bằng cách: Duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế căng thẳng, không uống nhiều rượu và hút thuốc lá.
Thế nhưng vảy nến được xác định có yếu tố di truyền do đó không thể phòng ngừa bệnh một cách triệt để.
Nói tóm lại, vảy nến là căn bệnh mãn tính, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Tìm hiểu các thông tin chính xác về căn bệnh sẽ giúp người bệnh hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất đồng thời giúp người bình thường thông cảm, sẻ chia và không kỳ thị với người bệnh.
Thông tin tham khảo: 2 Loại thuốc trị vảy nến mới nhất hiện nay được bác sĩ khuyên dùng
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!