Viêm nang lông là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm nang lông là gì? Có những loại viêm nang lông nào? Những ai có khả năng mắc bệnh? Làm thế nào để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa bệnh tái phát? Đây là những câu hỏi mà camnangbenhdalieu.com nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những kiến thức về căn bệnh này ngay sau đây.

>> Các nguyên nhân viêm nang lông thường gặp và cách phòng tránh

>> Nhận biết các triệu chứng viêm nang lông theo từng thể bệnh

Theo thống kê của ngành da liễu Việt Nam, tỉ lệ người bị các chứng bệnh về da chiếm 60% dân số. Trong đó tình trạng viêm nang lông, viêm lỗ chân lông chiếm tới 15%. Viêm nang lông tuy không nguy hiểm nhưng lại dai dẳng, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, da sần sùi mất thẩm mỹ khiến người người mắc phải mất tự tin.

Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng của các nang lông. Nang là nơi mọc ra sợi lông, nằm ở dưới da. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, viêm nang lông chính là tình trạng viêm lỗ chân lông.

Khi bị viêm nhiễm, da sẽ biến đổi giống như “nổi da gà”. Các nang lông chứa đầy mủ, mụn mủ, đỏ, ngứa, có thể có 1 sợi lông/ tóc ở trung tâm mụn đỏ đó. Đôi khi, mụn mủ vỡ và làm chảy ra dịch màu trong hoặc vàng nhạt.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các vị trí ma sát nhiều. Điển hình như tay, chân, da đầu, mông, ngực, lưng, trên mặt và cả vùng kín…

Một số hình ảnh viêm nang lông

Một số hình ảnh viêm nang lông

Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông

Bệnh viêm nang lông là do lớp sừng dày, lông chân quá yếu, mảnh, cạo nhổ không đúng khiến vùng da bị tổn thương… Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ phát triển thành mụn nhọt, ổ gà, đinh râu.

Dưới đây là những nguyên nhân gây viêm nang lông thường gặp:

Nguyên nhân trực tiếp

Viêm nang lông do nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông hoặc chân tóc, gây ra bởi vi khuẩn (hoặc nấm nhưng hiếm gặp). Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm nang lông là vi khuẩn Staphylococcus Aureus (đa số là tụ cầu trùng).

Ngoài ra có thể do vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, Proteus…, nấm men, nấm sợi, virut herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex. Một số biến thể của viêm nang lông còn được gọi là viêm nang lông bồn tắm nóng và ngứa đinh râu.

Nguyên nhân gián tiếp

Có một số yếu tố tác động làm cho vi khuẩn, viruz, nấm tấn công bạn gây viêm lỗ chân lông. Cụ thể:

  • Do rối loạn tuyến dầu: Tuyến dầu hoạt động mạnh quá mức hoặc chất dầu nhiều, gây bức bí và bịt kín các nang lông, cản trở sự phát triển của sợi lông. Khi lỗ chân lông bị bịt kín đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu, nấm, virut, ký sinh trùng cư trú tại các lỗ chân lông gây bệnh viêm nang lông. (Điển hình là bệnh trứng cá)
  • Do cạo, nhổ hoặc tẩy lông và vệ sinh không đúng cách:  Sau khi cạo, nhổ lông khiến lông bị nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm nhiễm các lỗ chân lông, gây bệnh viêm nang lông.
  • Sử dụng quần áo bó sát bằng sợi tổng hợp, cọ xát mạnh vào da…cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển.
  • Ngoài ra, rối loạn nội tiết, người ra nhiều mồ hôi, khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm là những yếu tố tác động trực tiếp lên da gây nên hiện tượng viêm nang lông.

Phân biệt các dạng viêm nang lông

Có nhiều cách để phân loại các dạng viêm nang lông:

Theo vị trí bị viêm nhiễm

Tùy theo vị trí bị viêm, người ta có thể phân chia thành: viêm nang lông chân, viêm nang lông ở cổ, viêm nang lông tóc, viêm nang lông toàn thân…

Viêm nang lông ở mặt

Viêm nang lông ở mặt

Theo mức độ viêm nhiễm

Các bác sĩ sẽ phân chia ra thành 2 loại: viêm nang lông nông và viêm nang lông sâu.

– Viêm nang lông nông: đây là tình trạng nhiễm trùng gây viêm ở phần nông của nang lông. Có thể chỉ có một hoặc một vài nang lông bị viêm.

– Viêm nang lông sâu: (Deep folliculitis): Viêm nang chân lông sâu (sâu trong da xung quanh nang tóc và ảnh hưởng đến toàn bộ nang lông)

  • Do tụ cầu vàng có độc tố cao
  • Ban đầu chỉ là mụn mủ quanh lỗ chân lông, nhưng nhiễm khuẩn ngày càng sâu làm cho tổ chức quanh nang lông nhiễm cộm. Viêm lan rộng và sâu hơn thành nhiều mụn mủ rải rác hoặc cụm lại thành đám đỏ, cứng cộm gồ ghề nặn ra mủ.
  • Viêm nang lông sâu ở vùng cằm, mép, gáy, ria tóc, đầu, mu. gọi là Sycosis, tiến triển dai dẳng hay tái phát.
  • Đinh nhọt: (furoncle): Cũng là trạng thái viêm nang lông sâu. Vì độc tố cầu khuẩn cao nên viêm toàn bộ nang lông, lan ra cả tổ chức xung quanh, nang lông hoại tử tạo thành “ngòi” gồm tế bào, xác bạch cầu.

+ Vị trí hay gặp đinh nhọt: ở gáy, lưng, mông, các chi

+ Tiến triển: Ban đầu nổi thành u đỏ, đau, quanh chân lông, nắn cứng cộm (Giai đoạn 1). Dần dần u mềm có triệu chứng ba động làm mủ, tạo ngòi. (Giai đoạn 2). Khoảng ngày thứ 8 – 10 nhọt mềm nhũn, vỡ mủ nặn ra một ngòi đặc sau đó lành sẹo (Giai đoạn 3)

+ Nếu đinh nhọt to có thể kèm theo sốt, nổi hạch đau ở vùng tương xứng

+ Đinh nhọt ở lỗ tai giữa rất đau, nhân dân gọi là “đằng đằng”

+ Đinh nhọt ở vùng quanh miệng gọi là “đinh râu” rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng huyết, không nên chích nặn sớm.

Đinh nhọt

Đinh nhọt

Theo các giai đoạn phát triển của bệnh

Có viêm nang lông cấp tính và viêm nang lông mãn tính. Viêm nang lông mãn tính khó điều trị hơn vì kháng sinh thường không đem lại hiệu quả rõ ràng trên các trường hợp mãn tính.

Theo các thể bệnh

Đối với từng loại viêm nang lông lại có những tên gọi riêng. Tên gọi này dựa theo nguyên nhân, đối tượng mắc bệnh và những triệu chứng cũng như vị trí mà người bệnh mắc phải. Có thể kể đến một số loại điển hình như:

  • Viêm nang lông tuyến bã: Nghe có vẻ xa lạ nhưng thực chất, viêm nang lông tuyến bã mà chúng ta rất hay gặp đó là trứng cá. Đây là một bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
  • Viêm nang lông bạch cầu ái toan: Đây là căn bệnh thường hay gặp ở những người suy giảm hệ miễn dịch. Đặc biệt nhất là đối tượng mắc HIV/AIDS.
  • Ngoài ra, các mẹ bầu cũng hay gặp phải viêm lỗ chân lông sau sinh

Những ai dễ mắc phải viêm nang lông?

Những đối tượng sau rất dễ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này:

  • Các vận động viên, những người phải đổ mồ hôi nhiều. Đây là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn gây viêm nang lông phát triển mạnh.
  • Bệnh cũng hay gặp ở đàn ông do thói quen cạo râu, đặc biệt là khi cạo râu ngược chiều mọc của râu.
  • Những người mắc bệnh về da từ trước, chẳng hạn như mụn hoặc viêm da. Người tổn thương da sau phẫu thuật.
  • Những bệnh nhân sử dụng kháng sinh điều trị mụn trứng cá dài hạn hoặc dùng liệu pháp corticosteroid.
  • Người hay sử dụng mỹ phẩm

Những người hay dùng mỹ phẩm dễ bị viêm nang lông

Những người hay dùng mỹ phẩm dễ bị viêm nang lông

  • Viêm nang lông cũng phổ biến hơn ở những người thừa cân, béo phì
  • Tiếp xúc với nước nóng, chẳng hạn như một bồn tắm nóng hoặc bơi một hồ bơi nước nóng cũng có nguy cơ bị mắc viêm nang lông
  • Những bệnh nhân đái tháo đường, HIV/AIDS, ung thư đang hóa trị, hoặc bệnh nhân đang uống thuốc ức chế miễn dịch cũng dễ bị viêm nang lông hơn những người khác.

Triệu chứng của bệnh viêm nang lông

Những triệu chứng thường gặp của viêm nang lông là:

  • Nốt đỏ hoặc mụn có lông ngay chính giữa
  • Mụn có thể vỡ ra và chảy máu hoặc có mủ
  • Ban đỏ và nhiễm trùng da
  • Cảm giác ngứa hoặc như bị bỏng
  • Đau hoặc rát
  • Vùng da viêm bị ngứa, có thể sần sùi, nổi nhiều nốt đỏ, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn lại bên trong.
  • Nốt đỏ không lớn nhưng dày đặc gây thiếu thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường của người mắc chứng bệnh này.
  • Sau khi những nốt đỏ được hình thành và gây ngứa, viêm nang lông – viêm lỗ chân lông sẽ chuyển qua giai đoạn mụn nước có mủ trắng ở đầu, khi sờ vào thì thấy đau và nhức, các mụn nước vỡ ra sẽ đóng vẩy làm khô da.
  • Mụn mủ thường mọc thành từng đợt, sau 7 – 10 ngày sẽ khỏi nhưng có thể để lại nốt thâm trên da.
  • Trong một số trường hợp, bệnh diễn biến dai dẳng trở thành mạn tính.

Triệu chứng viêm nang lông

Triệu chứng viêm nang lông

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu gây đau nhức và nhiều phiến toái cho người bệnh. Trên thực tế, viêm nang lông không phải là khó chữa trị nếu được dùng thuốc thích hợp và kịp thời.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm nang lông

Đây là những câu hỏi mà người bệnh thường hay thắc mắc về căn bệnh viêm nang lông:

Viêm nang lông có lây không?

Hầu hết các trường hợp bị viêm nang lông đều không lây. Tuy nhiên, nếu dùng chung bồn tắm, khăn, quần áo hoặc dao cạo với người bị viêm nang lông có thể làm lây nhiễm tình trạng nhiễm trùng qua các vết xước da.

Viêm lỗ chân lông có chữa được không?

Căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị cũng như phòng ngừa được. Vì vậy, đừng lo lắng khi thấy một vài hình ảnh viêm nang lông đáng sợ trên internet, hoặc nghe ai đó truyền tai nhau nói viêm nang lông không trị được.

Viêm nang lông nông, nhẹ và trung bình thường có thể trị khỏi nhanh chóng và không để lại sẹo nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, giống như tất cả các bệnh nhiễm trùng khác, luôn luôn có phần trăm nhỏ bệnh không thuyên giảm mà phát triển nghiêm trọng hơn.

Viêm nang lông sâu, nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu thành viêm mô tế bào, để lại sẹo, nếu ở da đầu có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.

Viêm nang lông có tự hết?

Viêm nang lông có tự hết không?

Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 2 tuần. Người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách chườm một miếng gạc ấm lên vùng da bị ảnh hưởng và sử dụng các dầu gội thuốc.

Nếu vùng da bị ảnh hưởng trở nên đỏ, sưng, nóng và đau hơn hoặc bắt đầu bị lan rộng sau 2 tuần, bạn hãy liên hệ với bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Một số biến chứng của viêm nang lông

Trường hợp viêm nang lông nhẹ không có khả năng gây biến chứng. Một số trường hợp nhiễm trùng nhẹ cũng có thể có biến chứng hiếm gặp như:

  • Tái phát hoặc truyền nhiễm.
  • Ngứa, mầm bệnh nhiễm trùng trên da tạo thành sẹo lớn (mảng)

Các trường hợp viêm nang lông nghiêm trọng sau đây có thể có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tùy theo từng thể bệnh:

  • Cellulite: Khi mắc thể này, người bệnh có khả năng xuất hiện nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Một số khu vực sẽ bị sưng đỏ, da cảm thấy nóng, mềm và hiện tượng này có thể lây lan nhanh chóng. Mặc dù ban đầu chỉ là vấn đề ngoài da, nhưng sau đó, nó sẽ ảnh hưởng đến các mô bên dưới da, lây lan đến hạch bạch huyết và máu.
  • Làm da xuất hiện các nhọt. Khi nhọt lớn hơn, nó sẽ chứa đầy mủ, khiến cho người bệnh đau đớn.
  • Hầu hết các trường hợp viêm nang lông nặng đều để lại sẹo, sẹo lồi và mảng da bị bệnh có thể có màu tối hơn so với vùng xung quanh.
  • Một số thể bệnh làm tiêu hủy các nang tóc. Điều này dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn.

Các phương pháp chẩn đoán viêm nang lông

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc kiểm tra da và hỏi về tình trạng sức khỏe hoặc một số loại thuốc người bệnh đang dùng.

Ngoài ra, họ có thể sẽ thu mẫu chất dịch trong mụn để tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng và xét nghiệm phòng lab để xác định loại vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây viêm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm nang lông?

Cách điều trị viêm nang lông

Cách điều trị viêm nang lông

Phương pháp chữa viêm nang lông sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra. Một số phương pháp thường được chỉ định bao gồm:

– Thuốc trị viêm nang lông: bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số loại kem bôi hoặc thuốc để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng viêm có thể được điều trị bằng một số loại thuốc viên và kem bôi.

  • Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ kê một loại kháng sinh uống chẳng hạn như cephalexin hoặc erythromycin.
  • Một loại không thể thiếu trong toa thuốc là thuốc bôi có chứa kháng sinh như erythromycin, clindamycin, hoặc mupirocin.
  • Đôi khi ngoài thuốc thoa kháng sinh, bác sĩ có thể cho thoa thêm hydrocortisone 1%  trong 3 – 5 ngày để giảm ngứa nhanh hơn.
  • Nếu bác sĩ nghi ngờ viêm nang lông có kèm với tình trạng nhiễm nấm, bạn sẽ được cạo tìm nấm, để sử dụng thuốc kháng nấm thích hợp.

– Liệu pháp ánh sáng

– Tiểu phẫu: nếu nốt nhọt quá to, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ mủ, giảm đau và giúp bạn mau phục hồi hơn

– Triệt lông bằng laser

– Các biện pháp tại nhà: trị viêm nang lông bằng muối, trị viêm nang lông bằng dầu dừa…

Dầu dừa là

Dầu dừa là “cứu tinh” cho bệnh viêm nang lông của bạn

Chế độ sinh hoạt cho người bị viêm nang lông

Dưới đây là những lời khuyên về chế độ sinh hoạt dành cho người bị viêm nang lông. Từ đó kiểm soát và hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Giữ vệ sinh cơ thể bằng xà phòng dịu nhẹ, đặc biệt là sau khi tập thể dục
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân ví dụ như khăn tắm
  • Sử dụng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ không kê đơn
  • Tránh tự ý nặn nhọt
  • Tránh cạo lông nếu có thể
  • Tránh sử dụng các sản phẩm gây đổ dầu trên da. Dầu có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông cùng với vi khuẩn gây viêm nang lông

Các biện pháp phòng ngừa viêm nang lông tái phát

Quần áo chật là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nang lông, nên cần cố gắng tránh điều này. Thay vì mặc legging, quần jean bó, hoặc bất kỳ chất liệu vải nào cứng và xù xì có thể gây kích ứng da, chúng ta nên mặc quần áo rộng cho da thở đồng thời mồ hôi và hơi ẩm cũng bốc hơi dễ dàng hơn.

Giữ vệ sinh cá nhân là điều bắt buộc đối với việc điều trị viêm nang lông. Một trong những cách tốt nhất là thay ga trải giường thường xuyên để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn và các ký sinh trùng bị mắc kẹt trong đó.

Khi cạo râu, cần sử dụng một lưỡi dao sắc và một loại kem cạo râu để dao cạo trượt trơn tru hơn trên da. Nếu vẫn bị tái phát, bạn không nên tiếp tục cạo râu, thay vào đó bạn có thể chuyển sang một loại kem làm rụng lông chẳng hạn.

Đối với chị em phụ nữ, tình trạng viêm nang lông tái đi tái lại ở nách, vùng mu, chân. Thay vì wax lông, việc triệt lông vĩnh viễn bằng IPL hoặc laser có thể giải quyết được “vi-ô-lông” đáng ghét vừa có thể giảm tình trạng viêm nang lông không mong muốn.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm nang lông mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn. Hãy giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh để bảo vệ bản thân, gia đình khỏi căn bệnh khó chịu này.

Tìm hiểu thêm: Trị viêm nang lông từ cấp độ nhẹ đến nặng theo lời khuyên của chuyên gia

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo