Tìm hiểu kẽm hỗ trợ điều trị tình trạng dị ứng da như thế nào?

Một trong những lời khuyên đối với những ai bị dị ứng, nổi mề đay đó là tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu kẽm hoặc bổ sung kẽm bằng cách dùng thực phẩm chức năng. Vậy kẽm hỗ trợ điều trị tình trạng dị ứng như thế nào. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!

>>> 7 Bài thuốc nam trị dị ứng da hiệu quả, an toàn với mức chi phí thấp nhất

>>> Top 10 nguyên nhân dị ứng da mà bất cứ người nào cũng có thể “dính” phải!

Dị ứng là một phản ứng bất thường đối với các tác nhân môi trường như: Phấn hoa, lông động vật, mạt bụi hay bào tử nấm mốc.

Khi bị dị ứng, trên da thường xuất hiện các nốt nổi mề đay, đỏ ửng kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy một số triệu chứng đặc trưng khác của dị ứng như: Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt và cổ họng.

Nổi mề đay là một hiện tượng phổ biến khi bị dị ứng

Nổi mề đay là một hiện tượng phổ biến khi bị dị ứng.

Các loại thuốc Tây dùng để điều trị dị ứng thường gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn ngủ, đau đầu hoặc làm khô niêm mạc vì vậy nhiều người bị dị ứng lựa chọn biện pháp thay thế, đó là tăng cường bổ sung kẽm.

Tác dụng của kẽm trong điều trị dị ứng

Kẽm hỗ trợ chức năng miễn dịch

Kẽm là một nguyên tố kim loại được coi là một khoáng chất vi lượng thiết yếu trong dinh dưỡng của con người. Kẽm tham gia vào vô số quá trình trao đổi chất của cơ thể, bao gồm cả hoạt động của hệ miễn dịch.

Cẩm nang Merck về chẩn đoán và phương pháp trị liệu cho biết thiếu kẽm ở trẻ em hoặc người lớn góp phần làm suy giảm khả năng miễn dịch và gây ra bệnh hen suyễn, một căn bệnh thường có liên hệ với dị ứng. Khi mẹ mang thai bổ sung thiếu kẽm thì con sinh ra cũng có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn.

Cần bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ nhỏ nếu bị thiếu hụt

Cần bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ nhỏ nếu bị thiếu hụt.

Giảm bớt triệu chứng dị ứng

Một số nghiên cứu khác, trong đó có một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1997 đã chứng minh rằng lượng kẽm thu nạp vào cơ thể thấp khiến nguy cơ bị dị ứng cao hơn đáng kể.

Vào tháng 3/2011, các chuyên gia tại Đại học Y khoa Edinburgh đã phân tích 62 mẫu dịch tễ học và kết luận rằng sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, bao gồm kẽm, có liên quan đến tỷ lệ dị ứng và hen suyễn cao hơn.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận kết quả nghiên cứu của họ chỉ mang tính tương đối.

Những thực phẩm chứa nhiều kẽm

Kẽm được tìm thấy nhiều nhất trong hầu hết các loại thịt động vật, bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm và gan.

Ngũ cốc nguyên hạt, hồ đào, hạt bí ngô và củ gừng cũng là những nguồn chứa kẽm từ thực vật rất tốt nhưng lượng kẽm trong những thực phẩm này bị ảnh hưởng bởi chất xơ và phytates (một dạng phospho hữu cơ).

Quá trình nấu nướng hoặc đóng hộp sẽ loại bỏ một lượng kẽm từ thực phẩm vì nó bị hòa tan trong nước.

Những loại thực phẩm giàu kẽm

Những loại thực phẩm giàu kẽm.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung kẽm bằng việc dùng các thực phẩm chức năng rất đa dạng trên thị trường.

Lưu ý khi dùng kẽm chữa dị ứng

Bằng chứng về lợi ích của việc sử dụng kẽm để phòng ngừa hoặc điều trị dị ứng chủ yếu dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học.

Thực tế, có vài thử nghiệm đã được tiến hành cũng đã chứng minh mối liên hệ giữa kẽm và dị ứng gây nổi mề đay.

Tuy nhiên, để dùng kẽm để phòng ngừa và điều trị dị ứng một cách hiệu quả, bạn cần chú ý một số điều dưới đây:

– Lượng kẽm cần thu nạp vào cơ thể hàng ngày:

  • Trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi: 2 mg/ngày
  • Trẻ sơ sinh 7-11 tháng tuổi: 3 mg/ngày
  • Trẻ em 1-3 tuổi: 3 mg/ngày
  • Trẻ em 4-8 tuổi: 5 mg/ngày
  • Trẻ em 9-13 tuổi: 8 mg/ngày
  • Nam 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày
  • Nữ 14 – 18 tuổi: 9 mg/ngày
  • Nữ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở lên: 11-12 mg/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú từ 18 tuổi trở lên: 12-13 mg/ngày

– Lựa chọn mua các sản phẩm bổ sung kẽm của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không mua hàng trôi nổi trên thị trường.

– Tốt nhất nên uống thực phẩm chức năng chứa kẽm lúc bụng đói để tránh bị ảnh hưởng bởi các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là đồng.

Do cơ thể con người không tự sản xuất ra được kẽm nên việc ăn uống và bổ sung hàng ngày có vai trò quan trọng giúp bạn phòng tránh dị ứng, nổi mề đay nói riêng và bảo vệ sức khỏe nói chung.

Tham khảo: Không còn ngứa ngáy, dị ứng chỉ trong “tích tắc” với một trong 8 nguyên liệu rất dễ kiếm này

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo