Nấm móng tay – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Nấm móng tay – một trong những căn bệnh da liễu phổ biến nhưng lại ít được quan tâm và điều trị đúng cách. Để có phương pháp trị nấm móng tay hiệu quả hãy tham khảo bài viết này.
Bài nên đọc:
Như đã nói ở rất nhiều bài viết ở Cẩm nang bệnh da liễu, tay là vùng thường mắc rất nhiều bệnh da liễu từ á sừng, chàm, ghẻ và không thể không kể đến bệnh nấm móng tay. Vậy bệnh nấm móng tay có khó điều trị hay không? Và nên lưu ý những gì để phòng tránh bệnh nấm móng?
Triệu chứng bệnh nấm móng tay
Nấm móng tay do nhiều loại vi nấm gây ra trong đó có thể kể ra hai nhóm chính là nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida).
Triệu chứng ban đầu là những đốm trắng hoặc vàng xuất hiện dưới các đầu móng tay. Sau đó, bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám và có hằn sọc dọc, ngang. Chỗ tổn thương có màu vàng, nâu hoặc đen. Móng rất dễ bị mủn, dễ gãy. Phía dưới móng có thể bị tổn thương, móng tróc.
Lúc đầu người bệnh chỉ bị một hoặc hai móng nhưng không được điều trị sẽ dần lan ra nhiều ngón, thời gian lan khá chậm nhưng âm thầm phá hủy mỏng.
Nếu nấm do Dermatophytes gây ra trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào, không bị viêm quanh móng. Còn nếu do nấm Candida gây sẽ tổn thương sẽ đi từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng.
Hình ảnh móng tay bị nấm
Nấm móng là một bệnh thường gặp ở những người thường xuyến tiếp xúc với người, điều kiện vệ sinh kém, ẩm ướt vì thế đối tượng làm việc chân tay là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Bệnh hủy hoại móng, khiến móng xấu xí, thậm chí là mưng mủ, đau, ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Nguyên nhân bị nhiễm nấm móng tay
Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp đối với những bệnh nhân mắc bệnh da liễu và không ngoại trừ nấm móng tay.
- Vệ sinh kém
Những người có thói quen vệ sinh không đảm bảo đặc biệt là vùng móng tay, móng chân sẽ khiến vi nấm có điều kiện thuận lợi thâm nhập và gây bệnh.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa như xăng, xà phòng, hóa chất công nghiệp đều là tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh.
- Nguồn nước nhiễm bẩn
Việc sử dụng nước bẩn hàng ngày sẽ khiến vi khuẩn trong nước bẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch kém
Những người cơ địa dễ mẫn cảm, dị ứng và hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị nhiễm nấm.
- Di truyền
Những người có người thân trong gia đình có người bị bệnh thì khả năng bị nhiễm bệnh cũng cao hơn.
- Do tiếp xúc
Những người tiếp xúc với các yếu tố có thể chứa mầm bệnh như bể bơi, dùng chung khăn tắm, quần áo, bao tay…đều có khả năng nhiễm bệnh.
Cách điều trị nấm móng tay theo tây y
Với cách điều trị này bệnh nhân sẽ phải điều trị gồm cả thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống có tác dụng toàn thân.
1. Thuốc trị nấm móng tay tại chỗ
Gồm các loại thuốc đang được sử dụng hiện nay như kem bôi Pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Exoderil, BSI…
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách bôi đạt hiệu quả nhất trong đó những bước phải thực hiện bao gồm: Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, cạo sạch chỗ tổn thương bằng các dụng cụ làm móng đã được khử trùng. Sau đó bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng 2-3 lần/ngày. Nếu bôi vào ban đêm nên dùng băng gạc bịt giữ thuốc qua đêm tránh dây thuốc ra chăn, ga, gối.
2. Thuốc uống trị móng tay bị nấm Itraconazol
Đây là thuốc đặc hiệu nhất để điều trị nấm móng hiện nay. Thuốc thấm được vào bản móng, giường móng vì thế có tác dụng diêỵ nấm sinh bệnh tại móng tay. Sau khi uống, thuốc sẽ đi vào tổ chức da, tóc, móng và không quay trở lại hệ tuần hoàn. Do đó sẽ tái tạo lớp sừng, tóc, móng.
Lưu ý: Thuốc chỉ được sử dụng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai, cho con bú và người bị viêm gan cấp. Khi điều trị bằng Itraconazol bệnh nhân sẽ được xét nghiệm chức năng gan trước và sau khi dùng thuốc. Sau khi kết thúc cần được xét nghiệm soi tươi bệnh phẩm, lấy tại móng bệnh để đánh giá xem đã hết nấm chưa và quyết định phác đồ điều trị tiếp theo.
3. Sơn móng tay diệt nấm Ciclopirox (Penlac)
Cách này dùng cho những trường hợp bị nhiễm nấm nhẹ. Cách dùng bôi lên vùng móng bị bệnh và da xung quanh 1 lần/ngay. Sau 7 ngày dùng cồn lau sạch lớp cũ, bôi lớp mới lên. Thời gian điều trị kéo dài 1 năm để loại bỏ hoàn toàn bệnh.
Trong trường hợp móng tay bị nhiễm trùng quá nặng, đau đơn bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các móng bị hư và điều trị. Các móng mới sẽ phát triển tại chỗ, thời gian phát triển hoàn toàn thường là một năm. Đôi khi sẽ phải phẫy thuật kết hợp với ciclopirox để xử lý nền móng.
Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị nấm móng tay khác như laser, điều trị quang động, ánh sáng cường độ cao để xạ móng.
Lưu ý trong cách điều trị và phòng tránh bệnh
Bệnh nấm móng tay cũng như nhiều bệnh khác nên điều trị càng sớm càng tốt, không nên để bệnh nặng mới điều trị. Song song với việc điều trị không thể thiếu cách phòng tránh, vì thế hãy lưu ý 4 điều dưới đây để bản thân và người xung quanh không phải là đối tượng có nguy cơ bị bệnh.
- Khi làm việc nên mang bao tay để tránh móng bị ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.
- Hạn chế tiếp xúc với nước, các chất tẩy rửa như xà phòng giặt, nước rửa chén. Chỉ tiếp xúc khi cần thiết như tắm gội, vệ sinh tay khi cần thiết như sau khi đi vệ sinh.
- Rửa tay sạch sau khi đụng chàm vào móng bệnh.
- Không cắt, cạy hay can thiệp vào vùng da quanh móng.
Nấm móng tay tuy không nguy hiểm nhưng rất khó điều trị, cần có cách điều trị nấm móng tay đúng phương pháp, thực hiện theo nguyên tắc sạch, tiêu diệt vi khuẩn gây nấm tại chỗ và phòng tránh chắc chắn bệnh sẽ chóng lành.
>> Xem thêm: Thuốc đặc trị bệnh nấm móng tay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!