Trị mụn cóc bằng băng keo – bạn đã thử chưa?

Trên thực tế có rất nhiều cách trị mụn cóc tại nhà, trong đó có phương pháp trị mụn cóc bằng băng keo đơn giản mà lại chẳng hề tốn kém nhưng hiệu quả ra sao?

Trị mụn cóc bằng băng keo tưởng chừng như phi lý nhưng lại đang được nhiều người truyền miệng rằng mang lại hệu quả đáng kinh ngạc và rất nhiều người áp dụng. Vậy thực hư cách trị này như thế nào?

Dạng mụn cóc và dấu hiệu từng loại

Mụn cóc xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên độ tuổi từ 10-20 chiếm tỷ lệ cao nhất. Mụn cóc có thể lây truyền từ người qua người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dùng chung đồ dùng cá nhân.

Có rất nhiều loại mụn cóc với hình dạng, kích cỡ khác nhau. Người ta phân mụn cóc thành nhiều loại thông qua vị trí hình thành. Theo đó mụn cóc có các dạng sau:

  • Mụn cóc thông thường: có màu xám nâu, thô với dạng hình mái vòm. Vị trí xuất hiện phổ biến là bàn tay hay bất cứ vùng nào trên cơ thể.

  • Mụn cóc chân hay còn gọi là mụn cóc masaic: nhiều mụn cóc nhỏ mọc thành từng chùm ở gót chân, bàn chân. Do đó khi đi lại người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu.

  • Mụn có phẳng: dạng này xuất hiện nhiều ở mặt, cánh tay, chân. Chúng có nhiều màu như hồng, nâu nhạt, vàng nhạt với kích thước rất nhỏ, có đỉnh phẳng.

  • Mụn cóc ở bộ phận sinh dục: như tên gọi dạng này mọc ở bộ phận sinh dục, có thể ở trong âm đạo, trực tràng, cổ tử cung, xuang quanh hậu môn. Trong trường hợp này cần điều trị sớm để tránh nguy cơ gia tăng mức độ ung thư cổ tử cung, trực tràng hay hậu môn.

=>> Chi tiết: Mụn cóc và cách điều trị

Điều trị mụn cóc bằng băng keo

Cách thực hiện dưới đây đang được nhiều người chia sẻ.

Cách 1:

Bạn làm sạch vùng da bị mụn cóc để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên da.

Sau đó dùng tăm bông sạch hay bông cotton nhúng vào dung dịch giấm táo rồi thoa lên vùng da bị mụn cóc.

Tiếp đến dùng băng y tế hoặc băng dán thân thân thiện băng lại.

Hàng ngày bạn thay băng 2 lần. Cứ làm như vậy sau 1 tuần thì tháo băng ra, rửa vết mụn thật sạch. Lúc này bạn sẽ thấy mụn cóc trở nên mềm hơn. Sử dụng đá bọt chà xát nhẹ nhàng thì mụn cóc sẽ nhanh chóng biến mất.

Cách 2:

Cũng làm tương tự như cách 1 là vệ sinh vùng da bị mụn, thoa một lớp giấm táo lên dồi dùng băng keo dán trực tiếp lên vùng da đó. Bạn cứ để yên như vậy trong vòng 1 tuần hoặc có thể thay băng mới nếu thấy hết keo.

Khi băng được 1 tuần thì tháo băng keo ra, rửa sạch da bằng nước và xà phòng tạo bọt. Nếu mụn cóc chưa hết có thể tiếp tục băng thêm 1-2 tuần nữa nhằm loại bỏ mụn cóc hoàn toàn và giúp làn da mềm mại hơn.

Nhược điểm khi điều trị mụn cóc bằng băng keo

Theo các chuyên gia da liễu, cách trị này chưa có cơ sở khoa học tuy nhiên nếu dùng dấm táo thì tính axít có trong giấm táo có thể bào mòn mụn cóc nhưng không đáng kể. Hơn thế nữa, trị mụn cóc bằng băng keo còn có nhiều nguy cơ dưới đây:

  • Việc sử dụng băng keo bịt kín vùng da bị mụn cóc khiến vùng da “ngạt thở” nên dễ bị nhiễm trùng, chảy mủ và bị viêm.

  • Mụn có thể lây lan sang những vùng da khác.

  • Điều trị lâu dài và cần phải áp dụng đúng cách, kiên trì mới đạt được kết quả tốt nhất.

  • Khó áp dụng phương pháp này cho toàn bộ những bộ phận trên cơ thể.

  • Nếu mụn cóc xuất hiện trên diện rộng gây khó khăn cho công việc, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

  • Kết quả còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Trị mụn cóc bằng băng keo tuy có đạt được kết quả nhưng hầu như không triệt để và vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Do đó nếu sau thời gian áp dụng phương pháp này mà tình trạng mụn cóc không thuyên giảm thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán mức độ và đưa ra liệu trình điều trị chính xác nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo