4 cách điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh da liễu không nên bỏ qua

Hầu hết các bệnh da liễu đều đáp ứng được 4 cách điều trị dưới đây, mỗi cách điều trị đều có ưu điểm riêng. Cùng tham khảo để chọn lựa phương pháp phù hợp nhất.

Bệnh da liễu là gì?

Theo PGS.TS Trần Hậu Khang – Nguyên Giám đốc BV Da liễu Trung ương, da liễu là từ chuyên ngành bao gồm nhiều nhóm bệnh khác nhau về da. Bất cứ dấu hiệu, triệu chứng nào khác thường trên da cho thấy da bị kích ứng hoặc viêm nhiễm đều được gọi là bệnh da liễu.

Một số bệnh da liễu không gây nguy hiểm chỉ gây khó chịu, nhưng một số bệnh có những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế ngay khi có những triệu chứng về da, người bệnh không nên chủ quan, cần tìm phương pháp điều trị kịp thời.

Để hiểu tổng quan về bệnh da liễu có thể tham khảo tại đây.

Triệu chứng bệnh da liễu thường gặp gồm có: Ngứa, phát ban, sưng đỏ, loét…

Xem thêm chi tiết: Nguyên nhân gây ra bệnh da liễu | Triệu chứng các bệnh da liễu

Phương pháp chẩn đoán bệnh da liễu

Theo chuyên trang sức khỏe HealthLine (Hoa Kỳ), có những phương pháp chẩn đoán bệnh da liễu đang được áp dụng hiện nay gồm:

1. Kiểm tra tình trạng da qua các dấu hiệu lâm sàng

Bác sĩ có thể quan sát bằng mắt thường để xác định tình trạng da hoặc tìm dấu hiệu da bị ung thư. Sau đó bệnh nhân được chỉ định làm các bài kiểm tra, xét nghiệm để nhận định chính xác tình trạng bệnh.

2. Xét nghiệm (Sinh thiết da)

Lấy bệnh phẩm tử vùng da tổn thương bằng thủ thuật y khoa rồi đem đi xét nghiệm. Việc xét nghiệm này dùng để xác định bạn nguyên nhân chính xác gây bệnh hoặc phát hiện ung thư da hay không.

3. Xét nghiệm dị ứng

Các bác sĩ có thể thảo luận với bệnh nhân về phương pháp loại trừ hoặc xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây tình trạng dị ứng.

Cách điều trị bệnh da liễu

Sau khi xác định rõ bệnh, bác sĩ sẽ có hướng dẫn, phương pháp để điều trị từng bệnh riêng.

Nguyên tắc điều trị bệnh da liễu gồm điều trị tại chỗ làm giảm các triệu chứng ngoài da, điều trị toàn thân với các bệnh da liễu nặng, đồng thời kết hợp loại bỏ căn nguyên.

Không phải tất cả các chứng bệnh về da đều có thể đáp ứng với điều trị, bởi có một số bệnh da liễu sẽ tồn tại vĩnh viễn trên da với những triệu chứng khác nhau, vì thế có những bệnh chỉ có thể làm giảm triệu chứng. Cũng có trường hợp có thể bệnh tái phát khi bạn bị stress, hoặc mắc các bệnh khác, hoặc bị lao lực.

Hầu hết các bệnh da liễu đáp ứng được với các biện pháp điều trị dưới đây:

1. Tự điều trị bệnh da liễu tại nhà

Nếu các bệnh da tạm thời ở mức độ nhẹ hoặc do sử dụng mỹ phẩm tự nhiên thường có thể được điều trị bằng cách như:

  • Dùng sản phẩm có khả năng điều trị được bán tự do tại các hãng mỹ phẩm.
  • Sản phẩm chăm sóc da không cần bác sĩ kê toa.
  • Vệ sinh, làm sạch da đều đặn.
  • Những thay đổi nhỏ trong cách sinh hoạt hàng ngày.
  • Ngoài ra, một số bệnh da liễu có thể điều trị hoặc cải thiện với những thay đổi trong chế độ ăn uống.

2. Cách điều trị bệnh da liễu theo Tây y

Tùy loại bệnh, tình trạng bệnh, lứa tuổi và cơ địa trên từng bệnh nhân bác sĩ sẽ kê đơn thuốc theo toa. Một số loại thuốc hiện đang được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh ngoài da gồm có:

  • Thuốc kem (kẽm oxýt 10%…): Thành phần bao gồm 2 pha dầu và pha nước có tác dụng làm dịu da và bảo vệ da, dùng chủ yếu trong giai đoạn bán cấp và trong thẩm mỹ.
  • Thuốc mỡ (salysilic 5%, Daivonex, Panoxyl 5-10…): Là dạng thuốc bôi ngoài da phổ biến nhất, thành phần gồm có pha dầu và hoạt chất. Thuốc mỡ làm mềm da, tăng khả năng hấp thu của da nhưng hạn chế của nó là làm trở ngại bài tiết và gây bít da. Không dùng thuốc mỡ khi thương tổn đang ở giai đoạn cấp tính hoặc chảy nước. Thuốc mỡ thường được dùng  trong giai đoạn mạn tính.
  • Cồn ASA, BSI: Được chỉ định dùng trị nấm, hắc lào, lang ben, nấm kẽ.

  • Thuốc hồ (hồ Brocq, hồ nước, hồ tetraped…): Thuốc hồ có tác dụng làm thoáng da nhưng không ngấm sâu bằng thuốc mỡ, làm giảm viêm, giảm sung huyết, chống ngưng tụ huyết, làm khô da, dùng cho thương tổn ở giai đoạn bán cấp.
  • Thuốc bột (bột talc…): Có tác dụng làm dịu da, giảm viêm và khô da.
  • Dạng gel (Metrogylgel, Erythrogel): Đặc điểm của thuốc này là dễ sử dụng, bôi nhanh khô tạo cảm giác dễ chịu.

Trong đó, thuốc chống nấm được chia làm 2 loại:

  • Thuốc chống nấm dùng toàn thân: Để điều trị cho các trường hợp da bị nhiễm nấm sâu hoặc nhiễm nấm da lan tỏa, gồm các loại: Thuốc chống nấm gốc azol (các dẫn chất của imidazol và triazol), griseofulvin, nystatin, amphotericin B.
  • Thuốc chống nấm tại chỗ (thuốc bôi): Thường dùng cho những trường hợp nhiễm nấm nông cư trú ở da và niêm mạc như: hắc lào, lang ben, trứng tóc, tưa miệng…

Ưu điểm: Giảm triệu chứng nhanh, tiện lợi

Nhược điểm: Một số thuốc gây tác dụng phụ.

3. Hỗ trợ điều trị bệnh da liễu bằng Đông y

Bệnh da liễu theo cách gọi của y học cổ truyền là Bệnh bì phu. Thuốc Đông y trị bệnh da liễu được bào chế thành 3 loại gồm thuốc uống, thuốc bôi ngoài, thuốc uống trong.

Các bài thuốc Đông y được đúc kết từ nền y học cổ truyền có tác dụng sát khuẩn vùng da bị tổn thương, phục hồi da, thải độc cơ thể.

  • Ưu điểm: Các chế phẩm Đông y có nguồn gốc thiên nhiên vì thế chúng ít độc tố, lành tình, ít tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng trong đó có trẻ em và phụ nữ mang thai.
  • Nhược điểm: Thời gian điều trị kéo dài.

Xem thêm một số bài thuốc của Lương y Nguyên Ngọc Thụy (Hội Đông y) chia sẻ một số bài thuốc điều trị bệnh da liễu tại đây.

4. Điều trị bằng công nghệ

Các phương pháp điều trị bằng công nghệ cao đang được áp dụng tại các bệnh viện, cơ sở y tế bệnh nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Thường áp dụng cho một số bệnh do virus như mụn cóc, chàm mạn tính, nốt ruồi nhỏ…

  • Ưu điểm: Ít gây đau đớn cho người bệnh, hiệu quả cao.
  • Nhược điểm: Chi phí điều trị tốn kém

Ngoài ra, trong dân gian còn một số các bài thuốc chủ yếu là thuốc ngâm, rửa từ những loại cây cỏ thiên nhiên. Các bài thuốc này cũng có ưu điểm là lành tính, dễ kiếm, dễ làm nhưng nếu dùng sai cách cũng gây những hậu quả khôn lường. Vì thế bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.

Một số lưu ý trong điều trị bệnh da liễu

Trong điều trị bệnh da liễu bệnh nhân cần lưu ý:

  • Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý dùng thuốc bôi, thuốc uống khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dùng đúng liều lượng, đúng thời gian quy định.
  • Kết hợp phòng ngừa trong và sau khi điều trị để tránh bệnh tái phát.

Xem thêm video để hiểu hơn về bệnh mề đay

Cách điều trị bệnh da liễu hiện nay tại các bệnh viện thường kết hợp giữa đông y và tây y để phát huy hết tác dụng của hai phương pháp này. Bệnh nhân nên điều trị càng sớm thì kết quả càng cao, thời gian điều trị ngắn, ít tốn kém.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo