Viêm nang lông ở trẻ em: Những lưu ý quan trọng cho bố mẹ
Viêm nang lông ở trẻ em đang ngày càng gia tăng và có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu như bố mẹ không sát sao với những biểu hiện bất thường của trẻ. Vậy triệu chứng và cách điều trị viêm nang lông ở trẻ em như thế nào? Dưới đây là những thông tin quan trọng mà bất cứ phụ huynh nào cũng nên tìm hiểu.
>>> Bị viêm nang lông nên ăn gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất?
>>> Viêm nang lông có lây không? Lời giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa Da liễu
Hiện tượng viêm nang lông ở trẻ em
Làn da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn khá non nớt. Do đó bất cứ tác động nào dù là nhỏ nhất cũng có thể khiến vùng da của trẻ bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập, gây ra hiện tượng viêm nang lông ở trẻ sơ sinh nói riêng và tất cả các đối tượng trẻ nhỏ nói chung.
Tình trạng viêm nang lông ở trẻ nhỏ.
Khi đó, trên cơ thể, tại các vùng da đầu, da mặt, tay, chân hay lưng của bé sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, thậm chí là mụn có mủ vàng nếu tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng hơn.
Trẻ nhỏ thường hiếu động, do ngứa ngáy có thể gãi xước các vùng da bị viêm nang lông, khiến bệnh ngày càng phát triển, vùng da bị tổn thương có thể lan rộng ra.
Do đó, các bậc phụ huynh nên nắm rõ và tinh ý phát hiện các biểu hiện bất thường của trẻ để nhanh chóng điều trị một cách hiệu quả nhất.
Triệu chứng viêm nang lông ở trẻ em
Tìm hiểu các triệu chứng bệnh và chủ động phát hiện trẻ bị viêm nang lông là sự chuẩn bị cần thiết cho các bố mẹ có con nhỏ.
Theo đó, ngay khi thấy các biểu hiện đặc trưng dưới đây của bệnh viêm nang lông, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý và có thể đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Ngứa ngáy
Trẻ liên tục tỏ ra khó chịu, ngứa ngáy và gãi trên một vùng da nhất định. Con không chơi ngoan như mọi ngày hoặc có thể cáu gắt, òa khóc vì các tổn thương trên da.
Mẩn đỏ
Xuất hiện các mẩn đỏ lẻ tẻ hoặc thành từng mảng trên da đầu, da tay, chân, mặt hay nách. Những nốt này gây ngứa cho trẻ.
Mụn có mủ
Các nốt đỏ chuyển dần sang thành các mụn có mủ vàng, đầu trắng sẽ là tín hiệu cho thấy tình trạng viêm nang lông đã phát triển lên một giai đoạn mới.
Mụn có mủ – Dấu hiệu viêm nang lông đã nặng.
Khi chạm vào các mụn này có thể gây vỡ, rỉ dịch mủ ra phía ngoài đồng thời các mụn này không chỉ gây ngứa ngáy mà còn đau rát cho trẻ.
Lông mọc cuộn vào dưới da
Những sợi lông không mọc ra ngoài làn da như bình thường mà cuộn tròn, mọc ngược vào bên trong cũng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm nang lông.
Những căn bệnh da liễu ở trẻ nhỏ có thể được phát hiện nhanh chóng nếu như bố mẹ chú ý. Đối với những trẻ chưa biết nói, bố mẹ hoàn toàn phải quan sát các hành động bất thường của trẻ để đoán biết.
Do đó việc nắm vững các dấu hiệu của bệnh viêm nang lông ở trẻ nhỏ là vô cùng cần thiết để bậc phụ huynh chủ động trong quá trình chăm sóc con.
Khi nhận thấy tình trạng bệnh lý của con đã trở nên nghiêm trọng, bạn cần cho bé tới các bệnh viện lớn có chuyên khoa Nhi để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm nang lông ở trẻ
Trước khi tìm hiểu phần điều trị bệnh viêm nang lông ở trẻ, chúng ta cần biết được những nguyên nhân nào gây ra bệnh lý này nhằm có phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân.
Do di truyền
Đây là một nguyên nhân gây nên bệnh viêm nang lông ở trẻ sơ sinh. Do di truyền mà ngay khi sinh ra, bé đã có thể bị viêm nang lông hoặc nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những bé khác không có người thân bị viêm nang lông.
Theo các số liệu thống kê, có tới 60% người bệnh mắc viêm nang lông là do di truyền.
Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ
Nguyên nhân phổ biến dẫn tới các bệnh da liễu, trong đó có viêm nang lông là do quá trình vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.
Cụ thể, các tế bào da đã chết, bụi bẩn, ghét bám vào da, chen vào các nang lông không được loại bỏ sẽ tích tụ lại dần và gây viêm nang lông.
Cần vệ sinh cơ thể cho trẻ một cách sạch sẽ.
Đặc biệt, trẻ nhỏ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ nên tạo điều kiện cho các bệnh da liễu phát triển.
Nếu bố mẹ không để ý tới các bé thì việc vệ sinh cá nhân hàng ngày cũng sẽ bị lơi là. Đây là căn nguyên dẫn tới bệnh lý của trẻ.
Dùng thuốc kháng sinh
Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn non kém nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cần sử dụng tới kháng sinh.
Trải qua những đợt điều trị kháng sinh dài ngày, cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi, các lợi khuẩn có thể bị tiêu diệt càng tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây bệnh trong nang lông.
Rối loạn tuyến dầu
Ở một số trẻ, tuyến dầu hoạt động quá mức, bã nhờn tiết ra với số lượng quá nhiều gây bít lỗ chân lông, nang lông bị bít tắc từ đó gây ra viêm nhiễm.
Những nguyên nhân khiến trẻ bị bị viêm nang lông nhìn chung đa phần cũng giống như ở người lớn. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh đối với trẻ nhỏ lại khó hơn do các bé chưa nhận thức được vấn đề và có thể tỏ ra không hợp tác khi chữa trị.
Điều trị viêm nang lông ở trẻ em
Điều trị theo Tây y
Với trẻ nhỏ, căn cứ vào tình trạng bệnh viêm nang lông của bé mà bác sĩ Da liễu sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp. Hạn chế sử dụng các loại thuốc uống liều mạnh với các bé là cần thiết.
Một số loại thuốc trị viêm nang lông được phép sử dụng cho trẻ nhỏ là:
- Dung dịch Betadine
- Nước muối sinh lý
- Xanh methylen
- Thuốc bôi: Hydrocortisone acetate, Mupirocine…
Thuốc bôi ngoài da Mupirocin.
Khi tình trạng viêm nang lông quá nặng, trẻ sẽ cần uống thuốc kháng sinh, chống viêm theo kê đơn của bác sĩ.
Mẹo chữa bệnh viêm nang lông ở trẻ em
Nếu tình trạng bệnh của bé còn nhẹ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số mẹo chữa viêm nang lông vừa hữu dụng vừa lành tính, không ẩn chứa nhiều tác dụng phụ như thuốc Tây.
- Dùng chanh chữa viêm nang lông
- Sử dụng mật ong điều trị viêm nang lông ở trẻ em
- Bột baking soda chữa viêm nang lông
- Dùng muối ăn đẩy lùi tình trạng viêm nang lông
- Chữa viêm nang lông cho trẻ theo Đông y
Thuốc xịt, thuốc bôi hay thuốc uống bao gồm các thành phần dược thảo đã được chọn lọc kỹ lưỡng cũng là một giải pháp điều trị hữu hiệu cho trẻ bị viêm nang lông.
Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn thuốc tốt, có chất lượng, bố mẹ nên lựa chọn khám và bốc thuốc tại các nhà thuốc Đông y cổ truyền uy tín.
Lưu ý khi chữa viêm nang lông cho trẻ em
Đối với các bé nhỏ tuổi, chưa ý thức về tình trạng bệnh lý của mình, phụ huynh nên để ý và nhắc trẻ không nên gãi ngứa, gây xước xát khu vực bị viêm nang lông đồng thời thường xuyên vệ sinh cơ thể một cách sạch sẽ cho bé.
Cha mẹ nên chủ động theo dõi các diễn biến của bệnh, sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời điểm, đưa trẻ đi tái khám ngay khi thấy các triệu chứng bất thường.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên mặc quần áo thoáng mát cho bé, hạn chế mặc quần áo bó sát, gây cọ xát vào các khu vực bị viêm nang lông.
Mặc quần áo thoáng mát tạo sự thoải mái và không gây cọ xát vào vùng bị viêm nang lông.
Bệnh viêm nang lông ở trẻ em có khả năng biến chuyển nhanh chóng nếu như không được các bậc phụ huynh lưu tâm và phát hiện kịp thời.
Do đó, nếu là một người cha hay người mẹ thông thái, bạn cần tìm hiểu những thông tin quan trọng về căn bệnh viêm nang lông ở trẻ em để chủ động phát hiện và tiến hành điều trị nhanh chóng.
Thông tin hữu ích: Trị viêm nang lông từ cấp độ nhẹ đến nặng theo lời khuyên của chuyên gia
Kiều Hương (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!