Viêm nang lông ở tay: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm nang lông ở tay là một căn bệnh da liễu đặc trưng xuất hiện tại khu vực cánh tay, bắp tay. Không ít người mắc căn bệnh này và khá tò mò không biết điều trị sao cho hiệu quả để ngăn chặn kịp thời những cơn ngứa ngáy, khó chịu và loại bỏ hoàn toàn những nốt sần sùi gây mất thẩm mỹ trên da.
>>> Viêm nang lông vùng kín là gì? Biểu hiện và cách điều trị bệnh
>>> Bệnh viêm nang lông da đầu có triệu chứng gì? Điều trị ra sao?
Hiện tượng viêm nang lông ở cánh tay là gì?
Viêm nang lông là hiện tượng viêm nhiễm nông ở da, mức độ viêm nhiễm có thể xuất hiện ở vài nang lông hoặc nhiều nang lông cùng bị viêm.
Theo số liệu thống kê của ngành da liễu Việt Nam, tỉ lệ người mắc các bệnh da liễu chiếm 60% dân số, trong đó tình trạng viêm nang lông và viêm lỗ chân lông chiếm khoảng 15%.
Những nốt thâm đen do viêm nang lông gây ra.
Viêm nang lông ở cánh tay là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trên da ở khu vực hai cánh tay. Bệnh có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khi quan sát sẽ thấy các nốt sần sùi trên da.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng viêm nang lông ở tay có thể lây lan rộng, trở nên trầm trọng hơn, chuyển biến thành ổ gà hay đinh râu vừa gây ra những cảm giác khó chịu, bất tiện cho người bệnh vừa gây mất thẩm mĩ cho chị em.
Triệu chứng nhận biết bị viêm nang lông ở tay
Người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu viêm nang lông cánh tay hoặc viêm nang lông ở bắp tay hoặc cả hai vị trí này.
Cụ thể, các triệu chứng nhận biết bệnh viêm nang lông là:
- Trên vùng da cánh tay xuất hiện nhiều nốt sần sùi có màu đỏ, gây ngứa ngáy
- Sợi lông không thể mọc thẳng lên trên làn da mà cuộn tròn dưới da gây viêm chân lông ở cánh tay, viêm chân lông ở bắp tay, viêm chân lông ở tay
- Viêm nang lông nghiệm trọng hơn có thể biến chuyển thành các nhọt, ổ gà, đinh râu
- Khi viêm nang lông chuyển thành các mụn nước có mủ trắng ở đầu thì khi người bệnh sờ vào, các mụn nước này sẽ vỡ ra, đóng vẩy làm khô da.
Viêm nang lông chuyển thành các mụn nước có mủ trắng.
Ngay khi thấy các triệu chứng kể trên, bạn cần nghĩ ngay tới khả năng bị viêm nang lông và tìm cách điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây viêm nang lông ở tay
Trước khi tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm nang lông một cách hiệu quả, chúng ta hãy cùng “mổ xẻ” các nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông ở tay. Xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng viêm nang lông ở tay.
Tình trạng nhiễm khuẩn có thể là do vi khuẩn hoặc nấm. Đặc biệt đó là vi khuẩn Staphylococcus Aureus hay còn được biết đến với tên gọi là tụ cầu vàng. Đây là một loại tụ cầu khuẩn gram dương, kỵ khí, thường trú ở mũi và da.
Ngoài ra, một số vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, Proteus, nấm men, nấm sợi, virus Herpes, ký sinh vật Demodex cũng có thể gây viêm nang lông.
Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức
Tuyến bã nhờn dưới da hoạt động quá mức, liên tục tiết chất nhờn sẽ gây bí bách và bịt kín các nang lông. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của các sợi lông.
Bên cạnh đó, bã nhờn bịt kín lỗ chân lông sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm sinh sôi, phát triển và gây bệnh viêm nang lông.
Cạo, nhổ lông ở tay không đúng cách
Thường xuyên cạo hay nhổ lông ở tay cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị mắc viêm nang lông.
Cạo lông tay quá nhiều khiến da bị bào mòn.
Theo đó, cạo hay nhổ lông quá nhiều sẽ khiến phần da tại cánh tay hay bắp tay bị bào mòn, dễ bị tổn thương và nhiễm trùng từ đó gây viêm nhiễm các nang lông.
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng
Các sản phẩm mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ thành phần, nguồn gốc xuất xứ dễ gây kích thích cho làn da.
Các chất hóa học độc hại trong những loại mỹ phẩm này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các nang lông và gây ra những tác hại khôn lường cho làn da.
Mặc áo bó sát
Thói quen mặc áo quá chật, bó sát gây cọ sát mạnh và liên tục vào da cũng khiến các nang lông bị ảnh hưởng.
Khi các nang lông bị tổn thương, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Vệ sinh da không sạch sẽ
Lười tắm rửa, không vệ sinh da vùng cánh tay nói riêng và cả cơ thể nói chung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bụi bẩn, ghét bám và bít chặt các lỗ chân lông, từ đó gây ra bệnh viêm nang lông ở cánh tay.
Môi trường ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm, nồng độ khói bụi có trong không khí đạt mức cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp và làn da của con người.
Môi trường ô nhiễm dễ gây ra các bệnh về da liễu.
Làn da tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm sẽ dễ bị bám bụi bẩn. Cùng với đó, không được vệ sinh sạch sẽ, lâu dần sẽ trở thành căn nguyên gây nên bệnh viêm nang lông.
Thời tiết nóng ẩm
Thời tiết nóng ẩm, khó chịu khiến mồ hôi thoát ra nhiều. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hàng loạt bệnh da liễu phát triển, trong đó có bệnh viêm nang lông.
Phương pháp điều trị viêm nang lông ở tay
Mẹo dân gian chữa viêm nang lông ở tay
Có nhiều cách chữa viêm nang lông ở tay bằng dân gian, có thể cho hiệu quả rất tốt. Cách chữa này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên an toàn cho sức khỏe, không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Người bệnh có thể áp dụng cách chữa này ngay tại nhà, kiên trì dùng thường xuyên để cho hiệu quả tốt nhất.
Một số bài thuốc, nguyên liệu dân gian thường dùng trong điều trị viêm nang lông có thể kể đến như:
# Dùng nha đam (lô hội) chữa viêm nang lông ở cánh tay
# Chữa viêm nang lông bắp tay bằng dầu dừa
# Đẩy lùi viêm nang lông với mỡ trăn
# Dùng tinh dầu hương thảo
# Dầu hạt nho điều trị viêm nang lông
# Cách chữa viêm nang lông ở cánh tay với bã cà phê
# Kết hợp chanh và mật ong đẩy lùi bệnh viêm nang lông ở tay chân
Thuốc Tây trị viêm nang lông
Sau khi xác định nguyên nhân gây nên bệnh viêm nang lông ở tay, bác sĩ chuyên khoa Da liễu sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây chữa viêm nang lông thích hợp, có hiệu quả.
* Viêm nang lông ở tay do tụ cầu, sử dụng kháng sinh toàn thân như:
- Nhóm β-lactamin
- Amoxillin
- Nhóm cephalosporin (cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol)
* Viêm nang lông ở tay do nấm, sử dụng các loại thuốc trị viêm nang lông ở cánh tay bôi ngoài da phối hợp cùng thuốc uống.
- Thuốc bôi: Nizoral, Canesten, Mycoster…
- Thuốc uống: Terbinafine, Itraconazole hoặc Fluconazol
Thuốc Nizoral trị viêm nang lông.
Thuốc trị viêm nang lông ở tay theo Đông y
Người bệnh muốn trị viêm nang lông ở cánh tay có thể tham khảo một số bài thuốc chữa viêm nang lông ở tay theo Đông y dưới đây.
- Thuốc dạng xịt (Nước cốt chanh, lô hội, dầu dừa, trà xanh…)
- Thuốc bôi ( Hoắc hương, hoa đào, bí đao, cám gạo, trầu không, mật ong…)
- Thuốc uống (Đương quy, nhân sâm, huyền sâm, bạch thược, diệp hạ châu…)
Các cách trị viêm nang lông ở tay dù theo Tây y, Đông y hay dân gian đều dựa trên nguyên lý tiêu diệt các nguyên nhân gây bệnh, làm sạch vùng da bị tổn thương và nuôi dưỡng, tái tạo làn da mới hình thành, đồng thời ổn định sinh lý bình thường của các tế bào sừng trên bề mặt da.
Phòng tránh viêm nang lông ở tay
Để không bị những nốt sần sùi trên da tay, không phải chịu những cơn ngứa ngáy, để phòng tránh hiệu quả bệnh viêm nang lông ở tay, bạn chỉ cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
# Tắm rửa thường xuyên, sạch sẽ nhưng không nên chà xát quá mạnh, làm tổn thương làn da ở cánh tay
# Khi da bị trầy xước nhẹ, hãy nhẹ nhàng vệ sinh, sát trùng, bôi thuốc để tránh bị nhiễm trùng da
# Lựa chọn sử dụng các loại mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da phù hợp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
# Hạn chế cạo hay tẩy lông tay bằng các loại thuốc
# Không nên mặc áo quá bó sát vào vùng da tay, gây cọ sát, tổn thương cho da đồng thời tạo sự bí bách, khiến mồ hôi không thể thoát ra được
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để phòng tránh viêm nang lông.
Mong rằng những thông tin tổng quan về bệnh viêm nang lông ở tay mà chúng tôi chia sẻ ngày hôm nay sẽ giúp độc giả chủ động phòng tránh, phát hiện và điều trị hiệu quả căn bệnh này.
>>> Đọc ngay: Trị viêm nang lông từ nhẹ đến nặng theo lời khuyên của chuyên gia
Kiều Hương (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!