Thuốc chữa bệnh mề đay và những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc

Thuốc chữa bệnh mề đay hiện nay có rất nhiều loại, mỗi loại thuốc phù hợp với tình trạng, mức độ bệnh lý khác nhau. Sử dụng thuốc trong điều trị mề đay được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều.

>>> 6 Bài thuốc trị mề đay bằng thuốc nam hiệu quả, an toàn

>>> Chữa mề đay bằng mẹo đơn giản cho hiệu quả bất ngờ

Việc điều trị cụ thể  bệnh mề đay bằng thuốc với mục đích làm giảm, làm mất các triệu chứng dị ứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng, các tổn thương bằng cách vô hiệu hóa các hất hóa học trung gian.

Điều trị bệnh phụ thuộc vào loại mề đay, mức độ trầm trọng của bệnh và thời gian kéo dài. Do đó, bệnh mề đay được chia làm 2 loại mề đay cấp tính và mề đay mạn tính tương ứng với các thuốc trị.

Thuốc chữa bệnh mề đay trong Tây y

4 loại thuốc chữa bệnh mề đay mãn tính

Theo BS. Nguyễn Hữu Trường (Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai), nguyên tắc chung trong điều trị mề đay mãn tính là kiểm soát triệu chứng với các thuốc ít độc tính nhất. Một số thuốc ức chế miễn dịch với nhiều độc tính chỉ sử dụng khi không đáp ứng với các thuốc ít độc tính trên.

Các loại thuốc dùng cho bệnh mề đay mãn tính như sau:

Thuốc kháng histamin

thuốc trị bệnh mề đay

phân loại thuốc kháng histamin H1

Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 được dùng nhiều gồm:

  • Cetirizin
  • Levocetirizin
  • Loratadin
  • Desloratadin
  • và fexofenadin

Ở liều thông thường, các dẫn xuất này có thể kiểm soát triệu chứng bệnh mề đay ở phần lớn bệnh nhân. Để đạt được hiệu quả tối đa, cần dùng đều đặn hàng ngày trong giai đoạn đầu điều trị.

Có thể dùng phối hợp với các thuốc kháng histamin H2 như cimetidin, ranitidin có thể làm tăng hiệu quả điều trị mề đay mãn tính.

Thuốc kháng leukotrien

Một số thuốc có tác dụng ức chế thụ thể của leukotrien như montelukast hoặc zafirlukast khi kết hợp với các thuốc kháng histamin có thể giúp kiểm soát triệu chứng đối với những bệnh nhân bị mề đay mãn tính không đáp ứng với thuốc kháng histamin đơn thuần.

Thuốc Corticoid

  • Dexamethason
  • Prednisolon
  • Methylprednisolon…

Bao bì thuốc Dexamethasone

Bao bì thuốc Dexamethasone.

Các loại thuốc này được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị các trường hợp mề đay không đáp ứng với thuốc kháng histamin.

Tác dụng phụ khi dùng kéo dài:

  • Loãng xương
  • Viêm loét dạ dày
  • Tăng huyết áp
  • Lệ thuộc vào thuốc

Những bệnh nhân nặng có thể cân nhắc điều trị một đợt corticoid uống liều thấp ngắn ngày (trong 1-2 tuần).

Thuốc Ciclosporin

Đây là loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng trong một số trường hợp bị mề đay mãn tính ở mức độ nặng khong đáp ứng với các thuốc trên.

Việc chỉ định cần thận trọng do độc tính cao của thuốc đối với thận.

3 loại thuốc điều trị mề đay cấp tính

Theo BS Trần Văn Công, có đến 2/3 trường hợp bệnh mề đay cấp tính biến mất một cách tự nhiên mà không cần điều trị, do đó, việc điều trị tập trung giảm triệu chứng ngứa và phù mạch nếu có. Các loại thuốc thường dùng gồm:

Thuốc kháng Histamin H1

Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 gồm: chlopheniramin, dexchlophrniramin, diphenhydramine, hydroxyzine. Hoặc kháng histamin H1 thế hệ 2 như cetirizin, loratadine, fexofenadine…

Tuy nhiên, nên dùng thế hệ 2 để hạn chế các tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, táo bón… Có thể phối hợp kháng histamin H1 ở trên và các kháng histamin H2 như cimetidine, ranitidine, famotidine để hiệ quả hơn trong điều trị  mề đay cấp.

Thuốc glucocorticoide gồm prednisone, methylprednisolon…

Kháng sinh (azithromycin)

Chỉ dùng khi nghi ngờ mề đay do vi khuẩn mycoplazma pneumoniae và kém đáp ứng với các thuốc trên.

Thuốc bôi

Các thuốc bôi chứa dẫn xuất kháng histamin như phenergan hoặc chứa corticoide như eumovate… dùng cho trường hợp sẩn ngứa, côn trùng đốt.

Ngoài ra, nếu bị mề đay nặng như vật vã, kích thích, tím tái, co giật,…đặc biệt là trẻ em cần được nhập viện có thể được điều trị với các thuốc tiêm như andrenalin, methylprednisolon, dimedrol…

Ưu điểm: Các loại thuốc trị nổi mề đay theo tây y sẽ nhanh chóng giảm các triệu chứng của bệnh.

Nhược điểm: Tuy nhiên tác dụng phụ thì không hề nhỏ, có thể kể đến như ức chế thần kinh, gây buồn ngủ, ảnh hưởng tới các mạch máu, gây hại đến chức năng thận, huyết áp tăng. Ngoài ra bệnh dễ tái phát trở lại sau một thời gian ngừng thuốc.

Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc BV Da liễu TƯ) chia sẻ về bệnh nổi mề đay:

Việc điều trị mề đay phụ thuộc vào nguyên nhân do đó cần xác định được nguyên nhân gây dị ứng và loại bỏ, tránh tiếp xúc. Nếu tác nhân đó quá phổ biến khó có thể tránh thì nên tới trung tâm dị ứng miễn dịch để được thực hiện giải dị ứng với tác nhân đó.

Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân nên tạo môi trường sạch, không khói bụi, ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Lưu ý: Bệnh mề đay là bệnh khó điều trị khỏi hẳn và có thể đeo bám bệnh nhân trong một thời gian dài, việc thuốc trị mề đay trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng. Do đó trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ mà thuốc chữa bệnh mề đay mang lại.

Bài thuốc Nam chữa bệnh mề đay

Chữa bệnh mề đay bằng thuốc Nam là một phương pháp chữa bệnh mề đay với các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, đã được y học cổ truyền nghiên cứu và bào chế.

Bài thuốc Nam chữa nổi mề đay là sự kết hợp từ 3 bài thuốc nhỏ bao gồm:

# Thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa: Với thành phần chính là bồ công anh, kim ngân cành, tơ hồng xanh, nhân trần…, bài thuốc sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do nổi mề đay gây ra.

# Thuốc bổ gan dưỡng huyết: Lá chanh, ngải cứu, cà gai, xích đồng đỏ… trong bài thuốc có tác dụng phục hồi chức năng gan, giúp quá trình thải độc diễn ra thuận lợi.

# Thuốc bổ thận giải độc: Song song với hỗ trợ hoạt động của gan, bài thuốc còn giúp thận hoạt động tốt hơn. Bao gồm thành phần chính là hoàng kỳ, tơ hồng xanh, bách bộ, cành sung…, bài thuốc giúp dưỡng huyết, hỗ trợ hoạt động của thận.

Một số mẹo trị mề đay không dùng thuốc tại nhà

Nếu mề đay còn nhẹ, các triệu chứng còn chưa nghiêm trọng, người bệnh có thể lựa chọn chữa trị bằng các mẹo dân gian dưới đây.

Đắp khăn ướt

Tại các khu vực da bị nổi mề đay, người bệnh thường có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy. Để đẩy lùi cảm giác khó chịu này, bạn có thể sử dụng một khăn sạch thấm nước lạnh và đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh.

Duy trì đắp khăn ướt trong khoảng từ 20-30 phút để có tác dụng. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích áp dụng với những người có làn da nhạy cảm.

Dùng lô hội

Lô hội có những công dụng tuyệt vời trong làm đẹp cho chị em. Tuy nhiên, lô hội còn có tác dụng trị bệnh mề đay.

Lô hội sẽ xoa dịu vùng da bị kích ứng, nổi mề đay

Lô hội sẽ xoa dịu vùng da bị kích ứng, nổi mề đay.

Theo đó, sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, bạn dùng ruột lô hội đắp lên để xoa dịu và làm mát.

Uống trà thảo dược

Nổi mề đay, mẩn ngứa có nguyên nhân một phần là do gan làm việc không hiệu quả khiến các chất độc tích tụ lại trong cơ thể.

Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, bạn có thể tăng cường uống một số loại trà thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể, mát gan như: Trà hoa cúc, trà xanh, trà cam thảo, trà atiso…

Ngâm mình với bột yến mạch

Một mẹo hữu ích khác chữa mề đay mà không cần dùng thuốc là sử dụng bột yến mạch.

Cụ thể, người bệnh lấy bột yến mạch hòa vào nước tắm, ngâm mình trong 15 phút rồi tắm lại với nước sạch.

Mong rằng những thông tin về thuốc chữa bệnh mề đay và mẹo chữa mề đay của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn!

Xem ngay: 3 Cách trị nổi mề đay hiệu quả được Bác Sĩ khuyên dùng

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo