Phong ngứa mề đay: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Phong ngứa mề đay tên bệnh dân gian quen thuộc chỉ bệnh da phổ biến, tuy nhiên, ít người biết chính xác về căn bệnh này. Để hiểu rõ hơn hãy cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và một số các điều trị về phong ngứa mề đay dưới đây.
Theo DSCKI. Phạm Hinh (Phó Chủ tịch TW Hội Đông Y Việt Nam) cho biết, phong ngứa mề đay là từ dân gian để chỉ hiện tượng dị ứng nổi mề đay mà trong Đông y thuộc phạm vi chứng phong sang.
Dị ứng nổi mề đay là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của một chất lạ nào đó gọi là dị nguyên có thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường máu nhưng phần nhiều là do tiếp xúc trực tiếp.
>>> Nên đọc: Dị ứng nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dị ứng nổi mề đay là căn bệnh nguy hiểm không thể chủ quan trong điều trị
Triệu chứng của phong ngứa nổi mề đay
Sau khi dùng thuốc, thức ăn, tiếp xúc với dị nguyên người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:
- Sẩn phù
- Ngứa
- Ban đỏ
- Phù nề
- Hắt hơi
- Sổ mũi
- Co thắt phế quản
- Khó thở
- Có thể kèm triệu chứng giãn mạch, tụt huyết áp…
Nguyên nhân gây phong ngứa nổi mề đay
Theo Đông y, nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh là sự xâm nhập của các chất lạ vào cơ thể còn do cơ thể cảm nhiễm ngoại tà hoặc cảm phải thời khí ôn dịch khiến cơ thể bị phong nhiệt, phong hàn, phong thấp gây uất kết ở bì phu, cơ nhục.
Ngoài ra, còn do quá trình của lục phủ ngũ tạng yếu như can, phế, vị nhiệt, tỳ thấp quá thịnh, âm huyết bất túc, huyết hư mà sinh phong ngứa.
Như vậy, có thể kể đến những nguyên nhân gây phong ngứa như sau:
- Do dị nguyên: thức ăn, thuốc, khói bụi, phấn hoa, thời tiết, lông thú….
- Do di truyền, cơ địa đị ứng
- Do hệ miễn dịch kém
Cụ thể:
– Những yếu tố dị nguyên: thay đổi thời tiết đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh; ăn phải thức ăn gây bị ứng; lông thú, phấn hoa, quần áo, bụi bẩn;…Đối với những người có hệ miễn dịch kém, chức năng gan và thận không tốt thường rất nhạy cảm với những nguyên nhân dị ứng nguyên này.
– Nguyên nhân bên trong: do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây; do thể trạng yếu, nhạy cảm, cơ thể bị suy nhược và hệ miễn dịch kém; do các ổ nhiễm trùng từ các loại bệnh như viêm xoang, nhiễm trùng hô hấp,…
Có những trường hợp bị mề đay chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày là từ khỏi, nhưng cũng có những trường hợp mề đay kéo dài gây nên hiện tượng sốc phản vệ, khó thở và trụy tim rất nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm: Bệnh phong lạnh nổi mề đay: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Cách điều trị phong ngứa mề đay
Bước 1: Phát hiện và tránh dị nguyên gây dị ứng
Để việc điều trị đạt hiệu quả đầu tiên phảo xác định nguyên nhân và ngăn chặn sự xâm nhập của chất lạ này.
Bước 2: Dùng thuốc chữa dị ứng, giải độc
– Điều trị bằng phương pháp Tây y
Điều trị cụ thể bệnh dị ứng nổi mề đay tùy thuộc vào mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của bệnh. Theo Tây y, mục đích làm giảm, làm mất triệu chứng dị ứng, các tổn thương nhờ vô hiệu hóa chất hóa học trung gian.
- Cách điều trị với trường hợp nhẹ
Dùng các thuốc kháng histamin H1 gồm (Loratadin (Clarytin); Cetirizin (Zyrtec); Acrivastin (Semplex)).
- Cách điều trị với trường hợp nặng
Phối hợp kháng histamin H1 với corticoid
Lưu ý:
Corticoid đường uống hay đường tiêm chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng, có phù thanh quản, hoặc một số trường hợp mày đay do viêm mạch…không đáp ứng với các thuốc histamin thông thường.
– Điều trị bằng một số bài thuốc nam
Dược sĩ Phạm Hinh giới thiệu một số bài thuốc nam đơn giản, dễ dùng để trị chữa dị ứng ngoài da nhẹ như sau:
- Trị mề đay đay do gặp mưa lạnh
Trước hết cần vào chỗ ấm tránh mưa lạnh, sau đó có thể lấy 3 lát gừng tươi, giã nát, thêm nước sôi và một ít đường để uống ấm nhằm tăng tác dụng ôn trung.
- Trị mề đay dị ứng, mẩn ngứa
Vị thuốc:
15g cây đơn kim
15g lá đơn đỏ (lá đơn tía)
10g đơn nem hoặc lá đơn tướng quân (15g)
Đem sắc uống ngày 1 thang.
- Trị mề đay dị ứng do ăn phải thực phẩm lạ
Dùng inh giới 24g sao vàng, sắc uống, kết hợp một ít kinh giới sao với cám gạo rồi xát nhẹ lên vùng da bị ngứa ngày 23 lần cho đến khi khỏi.
- Trị mề đay ngứa, phát ban do phong nhiệt
Vị thuốc:
- Ké đầu ngựa 8g
- Địa phu tử 8g
- Bồ công anh 15g
- Cúc hoa 9g
- Kim ngân hoa 9g
- Cam thảo 5g
Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần uống.
Riêng đối với bệnh mề đay mãn tính, người bệnh cần đến khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân vì đây có thể là triệu chứng của các bệnh lí bên trong. Hiện, nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường đang triển khai dịch vụ tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ cho mọi người bệnh.
Bác sĩ Trần Quốc Chung – Nguyên Phó giám đốc bệnh viện y học cổ truyền TW nhận định: “Nhà thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh dị ứng, nổi mề đay được giới chuyên môn đánh giá cao. Nhờ đội ngũ y bác sĩ chất lượng, đi đôi với bài thuốc đặc hiệu chữa mề đay an toàn – hiệu quả, nhà thuốc đã vinh dự đạt cúp vàng: “Sản phẩm tin cậy, nhãn hiệu ưa dùng, dịch vụ hoàn hảo” và được mời đồng hành cùng chương trình “Khỏe thật đơn giản” trên đài truyền hình Việt Nam. Để làm được điều này phải nói đến đội ngũ lương y, bác sĩ tại Đỗ Minh Đường đứng đầu là lương y Đỗ Minh Tuấn. Là người kế thừa bài thuốc gia truyền của dòng họ nhưng ông không ngừng nỗ lực phát triển bài thuốc mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, phù hợp với cơ địa của người Việt trong cuộc sống hiện đại. Từ sau khi lương y Đỗ Minh Tuấn kế thừa, bài thuốc đã phát triển lên tầm cao mới, nhà thuốc Đỗ Minh Đường cũng được nhiều người bệnh biết đến hơn.” |
Địa chỉ nhà thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh cơ sở HN và HCM
Nếu bạn có nhu cầu, hãy liên hệ nhà thuốc theo 1 trong 3 cách dưới đây:
-
HN: Hotline/Zalo: 024 6253 6649 – 0963 302 349 – HCM Hotline/Zalo: 028 3899 1677 – 0938 449 768, và thực hiện theo hướng dẫn.
-
Truy cập website https://dominhduong.com/ -> Click vào nút “Đặt lịch khám” ở cuối trang -> Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu (họ tên, email, số điện thoại, nội dung) -> Click vào “Đăng ký ngay”.
-
Đặt lịch khám trên fanpage chính thức của Nhà thuốc: Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường
Cách phòng bệnh mề đay dị ứng (phong ngứa)
- Thận trọng với các dị nguyên
Với những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là trẻ em cần thận trọng với tất cả các dị nguyên lạ trong cuộc sống hàng ngày. Cần loại trừ các dị nguyên nghi ngờ gây ra phản ứng dị ứng.
Ví dụ, khi tiếp xúc với nước lạnh, gặp thời tiết lạnh bị nổi mề đay cần thận trọng hơn bằng cách mặc ấm mỗi lúc thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh.
- Nên đeo găng tay, đồ bảo hộ khi tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất.
- Không được dùng thuốc tùy tiện, đặc biệt là với trẻ em. Mọi loại thuốc đều cần sử chỉ định của bác sĩ.
Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh nổi mề đay:
Phong ngứa (mề đay dị ứng) là một bệnh phổ biến và cũng có nhiều mức độ khác nhau, vì thế khi có triệu chứng cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được tư vấn, khám và điều trị phù hợp.
XEM THÊM THÔNG TIN:
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!