Bệnh phong lạnh nổi mề đay: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh phong lạnh nổi mề đay là một bệnh phổ biến, trong đó trẻ em, thanh thiếu niên chiếm 80% và gây những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị và phòng tránh dưới đây để có cách đối phó hiệu quả nhất với căn bệnh này.

Theo tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị bệnh Da liễu (Bộ Y tế, ban hành vào năm 2015) bệnh phong lạnh nổi mề đay thuộc mày đay vật lý do quá lạnh. Hay có thể gọi đây là một dạng viêm da dị ứng thời tiết với nhiệt độ lạnh.

Nổi mề đay là do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên). Khi bạn bị nhiễm lạnh sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều histamin và các hóa chất của hệ thống miễn dịch khác vào da gây nổi mề đay, mẩn ngứa và nhiều triệu chứng dị ứng khác.

2 triệu chứng của bệnh phong lạnh nổi mề đay

Theo BS Phạm Phú Vinh (Viện Y học cổ truyền Quân đội), các triệu chứng xuất hiện ngay khi da tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh. Một số đặc trưng của bệnh gồm:

1. Sẩn đỏ trên da

Đường kính từ vài mm – vài cm hoặc sẩn cả mảng rất to. Sẩn phù xuất hiện rất nhanh ở bất cứ vùng da nào, kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì.

2. Ngứa

Đây là triệu chứng điển hình nhất, ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Thậm chí bệnh nhân có thể gãi đến chảy máu vẫn không đỡ ngứa.

Các triêu chứng mề đay lạnh thường tiến triển nặng hơn trong thời gian làm ấm da tiếp xúc. Đa số các phản ứng này xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh từ 4-10 độ C, nhưng có người nổi mề đay với nhiệt độ ấm hơn. Điều kiện lạnh ẩm và gió có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay.

Các triệu chứng phát ban thường kéo dài khoảng nửa giờ.

Biến chứng của bệnh mề đay phong lạnh

Ngoài những triệu chứng ngoài da kể trên, bệnh mề đay còn biểu hiện qua đường tiếp xúc trực tiếp và hô hấp. Cụ thể, bệnh nhân sẽ bị sưng tay khi cầm nằm các vật lạnh.

Khi ăn thức ăn lạnh sẽ bị sưng môi, sưng lưỡi và họng, gây khó thở di phù nề hầu họng, đường hô hấp. Bệnh nhân có thể bị bất tỉnh, nhịp tim tăng nhanh, sưng chân tay hoặc thân mình, đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, phù não, khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân nổi mề đay phong lạnh

Nguyên nhân gây ra mề đay do lạnh rất phức tạp, nhưng chủ yếu do yếu tố cơ địa, tức là cơ thể dễ nhạy cảm với các yếu tố kích thích như lạnh ẩm đột ngột.

  • Người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ lạnh.
  • Do di truyền.
  • Do nhiễm virút.
  • Nhiễm một số bệnh lý khác như viêm phổi.

Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em và thanh thiếu niên, tuy nhiên, bệnh cũng có thể gặp ở bất kỳ ai.

Thông tin bổ sung: Bệnh mề đay nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh

Cách điều trị mề đay do lạnh

Theo ThS. Phạm Phú Vinh, điều trị mề đay do lạnh, thứ nhất là tránh phơi nhiễm với nhiệt độ.

Thứ hai, là dùng thuốc ngăn ngừa và làm giảm bớt triệu chứng như thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa và nổi mề đay như loratadine, fexofenadine, cetirizine…

Trong trường hợp bị mề đay do lạnh vì một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như cảm cúm, nhiễm virut, mycoplasma, viêm phổi…thì cần dùng thuốc điều trị bệnh đó.

Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh mày đay:

Cách thử xem mình có bị mẫn cảm với nhiệt độ lạnh hay không

Nếu bạn chưa bị nổi mề đay lạnh, nhưng trong gia đình có người từng bị, bạn nên cẩn thận phòng tránh. Để biết mình có mẫn cảm với nhiệt độ lạnh hay không hãy làm theo cách sau:

Dùng một viêm nước đá lạnh áp vào da cẳng tay trong 4-5 phút rồi bỏ ra, quan sát vùng da đó trong 10 phút.

Kết quả: Nếu khi da ấm trở lại có một vòg mề đay xuất hiện kèm theo ngứa, bạn là người thuộc cơ địa dễ dị ứng với lạnh.

Cách phòng tránh bệnh nổi mề đay phong lạnh

  • Không ngâm tay, chân trong nước lạnh.
  • Không lội qua sông, qua suối khi trời lạnh.
  • Tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đặc biệt là vùng da hở.
  • Người bệnh nên kiêng những thực phẩm dễ gây bệnh như tôm, cua, ốc, lạc, dứa,…
  • Không nên uống rượu, bia.
  • Mặc đủ ấm khi ra khỏi nhà đặc biệt khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh.
  • Không nên nằm ngủ trong phòng có gió lùa lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, mũi, hầu họng để tránh cách bệnh do virút. Hằng ngày nên đánh răng, súc nước muối sinh lý đều đặn sau bữa ăn và sau khi ngủ dậy.
  • Khi bị bệnh hạn chế gãi để tránh xây xát, chảy máu, tránh nội nhiễm da, mưng mủ, biến chứng nặng.

Bệnh phong lạnh nổi mề đay không phân biệt lứa tuổi, giới tính, vùng miền, vì vậy, ai cũng cần đề phòng mắc bệnh, đặc biệt là trong thời tiết mùa đông giá rét. Hãy tuân thủ những lời khuyên trên để phòng bệnh tối đa nhất.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo