Da đầu bị ghẻ, ghẻ da đầu và cách chữa hiệu quả nhất

Chữa da đầu bị ghẻ khó hơn các bộ phận khác vì thuốc khó tiếp cận với vùng da bị bệnh, vì thế, ngoài bôi thuốc trị ghẻ thông thường cần phải lưu ý trong cách chăm sóc da đầu. Dưới đây là tất cả những gì cần biết về bệnh ghẻ da đầu.

Ghẻ da đầu là một trong những căn bệnh ngoài da gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt bệnh dễ lây lan giữa người với người qua việc tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung gối, chăn, màn, lược,… với người bệnh.

Để giúp mọi người có biện pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về căn bệnh này.

Triệu chứng của bệnh ghẻ da đầu

Khi da đầu bị ghẻ triệu chứng đầu tiên chính là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khiến những ai mắc bệnh đều phải đưa tay lên gãi. Đặc biệt mức độ ngứa sẽ tăng nhiều về đêm. Cùng với đó là mụn nước xuất hiện trên vùng da đầu, nhất là ở giữa các nếp gấp của da hay trên vùng da nhiều tuyến dầu. Thậm chí nó có thể hình thành ở trong và giữa lông mày, hai bên mũi hay phía sau tai.

Biểu hiện của bệnh ghẻ da đầu

Bệnh ghẻ da đầu xuất hiện nhiều vảy da đầu, làn da bị mẩn đỏ. Theo thời gian trên đầu xuất hiện các mảng da bị bong vảy, loét, chảy mù. Cùng với đó là mùi lạ trên đầu rất khó chịu. Nếu không điều trị sớm bệnh sẽ gây rụng nhiều tóc, có nguy cơ dẫn đến hói đầu.

=>> Chi tiết: Các dấu hiệu bị ghẻ thường gặp khi bị bệnh

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ da đầu

Bệnh ghẻ hình thành là do một loại côn trùng ký sinh trên da gây ra, có tên là Sarcoptes Scabiei. Bệnh có thể xuất hiện vào bất cứ thời kỳ nào trong năm, gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên vào thời điểm xuân hè, điều kiện khí hậu thuận lợi giúp loài côn trùng này hoành hành và phát triển mạnh. Bởi vậy da đầu bị ghẻ thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân hè.

Những yếu tố tạo điều kiện cho bệnh ghẻ da đầu sinh sôi, phát triển mạnh có thể kể đến như:

  • Vệ sinh da đầu kém, dẫn đến mồ hôi, bụi bẩn tích tụ nhiều. Từ đó tạo điều kiện cho ghẻ hình thành và phát triển.

  • Sử dụng dầu gội, kem dưỡng tóc không phù hợp với da đầu.

  • Sử dụng các loại kem, dầu gội chăm sóc tóc kém chất lượng, không đảm bảo.

  • Dùng chung chăn, gối, lược chải đầu, tiếp xúc trực tiếp… với người mắc bệnh.

Điều trị bệnh ghẻ da đầu

Ngay khi phát hiện da đầu có những biểu hiện của ghẻ cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thông thường giai đoạn đầu điều trị bệnh ghẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do bệnh ghẻ hình thành và phát triển trên da nên khi sử dụng thuốc bôi khó tiếp cận khu vực này.

Điều trị bệnh ghẻ da đầu theo phương pháp tây y

Sử dụng các loại thuốc bôi trên vùng da đầu. Tuy nhiên cần phải làm khéo và cẩn thận để đảm bảo bôi thuốc đúng tại các vị trí da bị nhiễm bệnh. Có thể kể đến các loại thuốc bôi như:

  • D.E.P. (dietyl phtalat): Loại thuốc này ngày bôi 2-3 lần. Không dùng cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục.

  • Benzyl benzoat (Ascabiol, scabitox, zylate): tiến hành bôi 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút. Sau 24 giờ cần tắm gội, giặt quần áo sạch.

  • Eurax (crotamintan) 10%, sử dụng thuốc bôi theo khoảng thời gian cứ 6-10 giờ bôi 1 lần.

  • Permethrin cream 5% (Elimite): loại thuốc bôi này rất an toàn, có thể dùng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó còn sử dụng các loại thuốc uống khác, thậm chí nếu bệnh nặng, viêm nhiễm nhiều bác sĩ sẽ bổ sung thêm thuốc kháng sinh.

Điều trị bệnh ghẻ da đầu theo đông y

Khi da đầu bị ghẻ đông y thường sử dụng các bài thuốc bôi, gội đầu để nhanh chóng giảm triệu chứng, ngứa ngáy khó chịu của bệnh.

Theo đó đông y sử dụng cây ba gạc, lá đào đun lấy nước gội đầu. Ngoài ra còn sử dụng nhựa cây máu chó bôi tại chỗ.

Bạn nên tham khảo:

Phòng ngừa bệnh ghẻ da đầu

Ghẻ da đầu không phải là căn bệnh của riêng ai, chính vì thế việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng. Để tránh da đầu bị ghẻ chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Luôn giữ tóc khô, sạch. Sau khi gội đầu xong cần nhanh chóng làm khô tóc và da đầu.

  • Sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.

  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao kết hợp chế độ nghỉ ngơi, hợp lý.

  • Lựa chọn loại dầu gội phù hợp với da đầu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

  • Thường xuyên vệ sinh da đầu để đảm bảo sự sạch sẽ, thông thoáng cho làn da.

Dù sử dụng phương pháp trị da đầu bị ghẻ nào người bệnh cũng cần phải kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn, liệu trình của bác sĩ đưa ra. Đồng thời cần phải điều trị cả những người sống chung với người bệnh để tránh tình trạng lây lan.

Bình luận (5)

  1. Trần Thị Thanh Tiền says: Trả lời

    thua bac si con bi ghe it nhung moi lan goi la con bi con bi dau co sao khong bac si

     

  2. Trần Thị Thanh Tiền says: Trả lời

    thua bac si con bi ghe it nhung moi lan goi la con bi con bi dau co sao khong bac si

     

  3. Duongngocphuong says: Trả lời

    Thua bs con bi noi ghe tren da dau ngua ngai kho chieu va doi khi bi chay mu nua do la sao vay bs giup dum con

    1. Việt Nam says: Trả lời

      Giết chết mẹ còn mày đi cái thứ nuôi tốn tiền thuốc.

    2. Việt Nam says: Trả lời

      Giết chết mẹ còn mày đi cái thứ nuôi tốn tiền thuốc.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo