Thử ngay phương pháp chữa ghẻ bằng cồn: Đơn giản, dễ làm mà tiết kiệm
Chữa ghẻ bằng cồn – phương pháp nghe qua tưởng chừng đơn giản, chưa chắc đã có hiệu quả nhưng thực tế, nếu người bệnh kiên trì áp dụng hàng ngày thì có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của căn bệnh ghẻ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để khám phá công dụng của cồn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ!
>>> Chữa ghẻ nước bằng lá trầu không chỉ cần 4 ngày là khỏi bệnh
>>> Chữa ghẻ bằng lá khế chỉ trong 1 tuần đã khỏi hoàn toàn
Công dụng, cách dùng cồn chữa ghẻ
Cồn có công dụng chính là sát khuẩn vết thương – điều này đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cồn sử dụng để sát khuẩn là loại dưới 5% vì dùng cồn nồng độ quá cao sẽ dễ bị bay hơi.
Dùng cồn chữa ghẻ là một kinh nghiệm hữu ích khi tình trạng bệnh mới ở mức độ nhẹ. Theo đó, ngay khi thấy các vết đỏ nổi trên da cùng hiện tượng ngứa ngáy và các triệu chứng đặc trưng của bệnh ghẻ, sau khi tắm rửa sạch sẽ, bạn dùng cồn bôi trực tiếp lên khu vực da bị ghẻ.
Dùng cồn để chữa bệnh ghẻ.
Cồn sẽ tấn công và tiêu diệt cái ghẻ cùng trứng của nó. Để phương pháp đạt được hiệu quả, người bệnh cần thường xuyên thực hiện hàng ngày.
Lưu ý khi chữa ghẻ bằng cồn
Để dùng cồn chữa ghẻ một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần chú ý một số điều dưới đây:
- Không nên quá lạm dụng cồn bôi quá nhiều lần trong một ngày lên vùng da bị ghẻ vì có thể gây tổn thương cho da.
- Tuyệt đối không bôi cồn lên vùng da bị tổn thương quá sâu, vì cồn có thể tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh và cả bạch cầu, tiểu cầu, từ đó khiến các vết viêm, ngứa, khu vực da bị tổn thương lâu lành hơn.
- Nên vệ sinh vùng da bị ghẻ sạch sẽ trước khi bôi cồn.
- Duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây bệnh ghẻ.
- Giặt giũ quần áo, chăn màn, phơi dưới ánh sáng mặt trời hoặc là nóng trước khi sử dụng, đánh rửa đồ dùng cá nhân để loại bỏ ký sinh trùng ghẻ.
- Kết hợp các hướng dẫn trên sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh ghẻ.
Một số mẹo chữa ghẻ khác
Muối
Muối cũng có tính sát khuẩn cao. Do đó, bạn có thể sử dụng muối pha cùng nước ấm để tắm hàng ngày.
Muối có thể chữa bệnh ghẻ.
Theo một số chia sẻ của những bệnh nhân từng mắc bệnh ghẻ, nếu nhà gần biển thì bạn có thể ra biển tắm hàng ngày. Chỉ cần tắm vài ngày liên tục là bệnh ghẻ sẽ hết.
Lá cây
Sử dụng lá cây trong vườn nhà để chữa bệnh ghẻ cũng là kinh nghiệm quý báu mà ông bà ta lưu truyền lâu nay. Theo đó, bạn có thể sử dụng một số lá cây sau để chữa bệnh ghẻ:
- Lá xà cừ
- Lá trầu không
- Lá xoan
- Lá đào
- Lá mướp
- Lá cây bạch đàn
- Lá khế
Thông thường, người bị ghẻ nên sử dụng các loại lá này để đun nước tắm hàng ngày hoặc giã nhỏ lấy nước cốt và dùng khăn sạch thấm vào khu vực da bị bệnh ghẻ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách chữa ghẻ bằng tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm, dầu mù u hoặc dầu Neem (dầu được chiết xuất từ hạt cây Neem, ở Việt Nam hay được gọi là cây xoan chịu hạn).
Nguyên tắc khi chữa bệnh ghẻ
Dù chữa bệnh ghẻ bằng phương pháp nào, bạn cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc “bất di bất dịch” sau đây:
- Phát hiện càng sớm càng điều trị hiệu quả nhanh chóng
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên sử dụng riêng quần áo, chăn màn, khăn mặt, khăn tắm và các vật dụng khác.
- Luộc những đồ dùng kể trên với nước nóng, phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời và là nóng trước khi sử dụng.
- Song song với điều trị, cần thường xuyên tiến hành vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Người sống chung với bệnh nhân cần nâng cao sự đề phòng, vệ sinh sạch sẽ, không dùng chung đồ đạc đồng thời khám và điều trị ngay khi thấy các biểu hiện bất thường trên da.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh bệnh ghẻ.
Như vậy với thông tin về phương pháp chữa ghẻ bằng cồn cùng hàng loạt mẹo chữa khác mà chúng tôi chia sẻ ngày hôm nay, mong rằng người bệnh bị ghẻ sớm đẩy lùi căn bệnh này một cách nhanh chóng.
Thông tin hữu ích: Cách trị bệnh ghẻ dứt điểm chỉ với 2 phương pháp
Kiều Hương
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!