Mụn cóc có lây không? Lây qua đường nào?
Mụn cóc rất dễ lây lan ngay cả trên cơ thể người bệnh và cho cả những người xung quanh. Vậy mụn cóc lây qua những đường nào, đối tượng nào dễ bị mụn cóc “ghé thăm”.
- 5 cách trị mụn cóc trên mặt an toàn, hiệu quả
- Cách trị mụn cóc ở tay nhanh khỏi nhất
- Mụn cóc ở chân và cách trị mụn cóc ở chân hiệu quả nhất
Mụn cóc như thế nào? Mụn cóc có lây không? Mụn cóc có nguy hiểm không? Làm sao để hết mụn cóc…đây là những câu hỏi phổ biến của độc giả gửi về Ban biên tập của Cẩm nang bệnh da liễu để hỏi về mụn cóc. Trong số đó câu hỏi Mụn cóc có lây không? được đông đảo bạn đọc thắc mắc, chuyên gia Cẩm nang bệnh da liễu sẽ trả lời những câu hỏi trên với bài viết dưới đây.
Mụn cóc là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp ở tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Bệnh do một loại virus có tên gọi là human papillomavirus (HPV) gây ra. Khi virus này tấn công chúng sẽ gây ra một sự tăng trưởng nhanh chóng của các tế bào trên lớp ngoài của da và hình thành nên mụn cóc hay còn có tên gọi khác là mụn cơm.
Hình ảnh mụn cóc ở một số vị trí thường gặp
Mụn cóc có lây không?
Điều đáng lo ngại nhất là mụn cóc lây nhiễm khá nhanh. Vì vậy ngay khi phát hiện bệnh cần điều trị nhanh chóng, kịp thời, tránh để mụn cóc lây lan trên diện rộng và lây sang người khác.
Những hình thức lây nhiễm của mụn cóc
Mụn cóc có thể lây từ người qua người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Có thể là sờ, cọ sát, cầm nắm, quan hệ tình dục,… Hay việc dùng chung đồ dùng với người mắc mụn cóc như khăn mặt, khăn tắm, giày dép, quần áo, ngủ chung giường. Tuy nhiên khi tiếp xúc với người bệnh thường phải 2-3 tháng mới thấy dấu hiệu bị lây nhiễm.
Mụn cóc có thể tự lây nhiễm trên cơ thể của người bệnh, tức là ban đầu chỉ xuất hiện vài mụn cóc, sau đó chúng sẽ nhanh chóng lây lan sang các vung da bên cạnh hay những vùng da hở do bị cào, gãi, trầy xước. Từ những mụn này chúng lại tiếp tục lây lan ra các vùng da khác. Do đó người bệnh có thể bị mụn cóc toàn thân nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời.
Theo đó, những đối tượng như trẻ em hiếu động, phụ nữ có thói quen làm móng ở tiệm, người có hệ miễn dịch kém đều là những người có thể bị mụn cóc tấn công.
Hầu hết mụn cóc không gây đau đớn, khó chịu gì nhưng nếu mụn cóc bàn chân nếu chúng phát triển to, trong quá trình đi lại do cọ xát hoặc tạo cảm giác vướng víu khó chịu. Trường hợp mụn cóc bị vỡ ra có thể gây đau rát cho người bệnh.
Như vậy qua đây các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi mụn cóc có lây không rồi đó? Vậy có cách nào ngăn ngừa mụn cóc lây lan hay không?
Phòng ngừa mụn cóc lây lan
Trên thực tế khi bị mụn cóc có rất nhiều giải pháp để loại bỏ. Tuy nhiên để phòng ngừa nguy cơ mắc mụn cóc cũng như ngăn chặn khả năng lây bệnh thì việc cần làm ở mỗi người là tiêm vắc xin Gardasil hoặc Cervarix để phòng ngừa virus HPV. Lứa tuổi nên tiêm là từ 9-26 tuổi. Đặc biệt phụ nữ nên tiêm loại vắc xin này để tránh bị nhiễm trùng HPV trong thời kỳ mang thai, bảo vệ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ngoài ra cần đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, thường xuyên giặt quần áo, chăn màn.
Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc thông thoáng, dễ chịu.
Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng với người khác. Không mặc quần áo ẩm ướt, luôn giữ cho cơ thể, tay chân được khô thoáng.
Không đi chân trần trên nhưng vùng ẩm ướt.
Thực hiện tình dục an toàn.
Làm sao để hết mụn cóc?
Có rất nhiều cách điều trị mụn cóc từ việc bôi thuốc, thuốc tiêm, xử lý bằng đốt điện, laser cho đến chấm nitơ lạnh. Tùy từng mức độ mà bạn lựa chọn phương pháp loại bỏ mụn cóc khác nhau. Dưới đây chúng tôi chỉ liệt kê một số cách trị đơn giản theo dân gian có thể áp dụng tại nhà, với các cách điều trị khác người bệnh có thể đến bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ uy tín để được hướng dẫn. Chúng tôi đã nói rất rõ các cách điều trị theo phương pháp hiện đại chi tiết ở một bài viết khác, các bạn có thể tham khảo ở link dưới đây.
=>> Tham khảo: Các cách trị mụn cóc hiệu quả cao
Cách 1: Loại bỏ mụn cóc bằng bằng keo
Bạn có thể dùng giấm táo thoa lên vùng da bị mụn cóc rồi dùng băng keo băng lại trong khoảng 1 tuần thì tháo ra, rửa sạch vùng da. Có thể lặp lại như vậy 1-2 tuần nữa để trị dứt điểm mụn cóc.
=>> Chi tiết: Chữa mụn cóc bằng băng keo
Cách 2: Sử dụng lá tía tô
Có thể dùng lá tía tô giã nát, đắp lên vùng da bị mụn cóc và cố định lại. Để như vậy khoảng 20 phút thì rửa sạch lại với nước. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi hết mụn.
=>> Chi tiết: Chữa mụn cóc bằng lá tía tô
Cách 3: Sử dụng tỏi
Dùng tỏi giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn cóc. Áp dụng tuần ít nhất 3 lần để nhanh chóng đạt hiệu quả tốt nhất.
=>> Xem thêm: Cách trị mụn cóc bằng tỏi
Cách 4: Sử dụng lô hội
Dùng phần thịt nha đam đem xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị mụn cóc. Sau khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Như vậy câu hỏi Mụn cóc có lây không đã có lời giải đáp. Việc cần làm là ngay khi phát hiện mụn cóc cần tiến hành điều trị ngay, đúng cách để tránh bệnh lây lan sang các vùng khác và lây cho những người xung quanh.
http://camnangbenhdalieu.com/cach-tri-mun-coc-hieu-qua-nhat-hien-nay-n3074.html
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!